Cơm Nếp Đen 2
← Ch.140 | Ch.142 → |
Ban đầu khi đặt cái tên quán ăn Bốn Mùa này, tất nhiên là Thời Nhiễm cũng có ý định riêng.
Vì quán bán đồ ăn theo mùa nên Thời Nhiễm đã quyết định làm luôn thực đơn mới.
Đầu tiên là bữa trưa, vốn dĩ Thời Nhiễm không muốn bán ra ngoài vì cô luôn cảm thấy nếu mở bán, lỡ đơn nhiều quá mình không thể xử lý nổi. Hơn nữa hoa hồng trên mấy ứng dụng đặt đồ ăn quá cao, cô không muốn lợi nhuận của mình bị giảm.
Nhưng chị Linh nói với cô rằng gần đây có mấy nhân viên quảng cáo sản phẩm tới quán bảo rằng các ứng dụng đặt đồ ăn đang muốn thu hút các cửa hàng mới nên đã đưa ra một cách thức mới. Đó là Thời Nhiễm không cần ra ngoài mở quán bán nhưng vẫn có thể bán được hàng. Nhân viên giao đồ ăn bên ngoài sẽ tới lấy đơn sau đó giao đơn đi. Nhưng mà chỉ có ba bốn lựa chọn cho bữa ăn cơ bản được hiển thị, cũng không có đánh giá sau khi bán ra ngoài.
Như vậy, thứ mà quán ăn phải trả chỉ có một nghìn đồng một năm cho phí phục vụ thôi, còn những phương diện khác thì không cần tốn công quản lý.
Thời Nhiễm suy nghĩ một lúc rồi quyết định đồng ý. Khoảng thời gian này quán bán tôm hùm đất ở chợ đêm của cô càng ngày càng phát triển nên việc bán đồ ăn trưa hơi bị trì hoãn rồi.
Nhưng trên thực tế, Thời Nhiễm đã từ chối rất nhiều ý định gia nhập "Chị gái đừng run muỗng" rồi.
Những người này có người thì nhìn thấy gợi ý rồi nhấn vào, có người là được những đồng nghiệp trong mấy công ty kia kéo tới. Còn có một số nữa thậm chí là tới từ video của Trịnh Duyệt.
Thời Nhiễm từ chối hết, cô thật sự... làm không xuể.
Sau này có thêm Mục Phi giúp đỡ thì đúng là đã đỡ hơn nhưng chuyện thu tiền tính sổ lại bắt đầu phiền phức.
Vừa nghĩ như thế, cô thấy chẳng bằng giao luôn đồ ăn trưa cho bên ứng dụng đi.
Thời Nhiễm liệt kê món ăn của nhà mình lên ứng dụng, ngay cả hình ảnh cũng không có, chỉ đơn giản cộc cằn ghi "Suất cơm A" và "Suất cơm B". Mỗi buổi sáng, cô sẽ thay đổi nó thành món ăn chi tiết hơn, đưa thực đơn ngày đó lên. Cô sẽ bắt đầu nhận đơn hàng vào mười một giờ trưa. Suất cơm A có giá hai mươi lăm đồng một suất, suất cơm B có giá ba mươi lăm đồng một suất. Mỗi ngày hạn chế trong hai trăm suất, nếu vượt quá con số này thì sẽ không thể đặt hàng được nữa.
Mục Phi: "Sao chị lại phân thành hai cái giá khác nhau vậy?"
Thời Nhiễm: "Đương nhiên là giá vốn rồi!"
Thật ra thì cô cũng không muốn chia ra thành nhiều suất như thế, nhưng cái vấn đề giá vốn vẫn còn đó, thế là cô quyết đoán nghĩ đằng nào thì một trăm suất đồ ăn cũng phải chia ra mấy nồi xào nấu cơ mà, không bằng thay đổi sang loại khác, cũng là để cho người khác có một cơ hội lựa chọn.
Sau khi quyết định giao bữa trưa, thực đơn trong cửa hàng cũng thay đổi theo. Thời Nhiễm chuẩn bị khoảng hai mươi món cố định. Không phải cô không làm được nhiều món hơn mà là cái quán của cô chỉ nhỏ vậy thôi, có nhiều món ăn đồng nghĩa với việc thức ăn cần chuẩn bị cũng nhiều hơn.
Thời tiết thì càng ngày càng nóng. Nếu chuẩn bị nhiều đồ mà một ngày bán không hết thì qua ngày hôm sau không còn tươi mới nữa.
Trừ thức ăn ra thì đồ ăn chủ yếu là cơm, bánh bao, bánh rán, cơm chiên và mì xào.
Ngoài ra, Thời Nhiễm cũng treo một tấm bảng đen nhỏ trước quầy trong quán, trên đó ghi các món ăn theo mùa.
Bây giờ trên bảng đen đang viết "Bún súp gà" và "Cơm nếp đen".
Nhắc đến cơm nếp đen thì phải nói tới gần đây dì Vương đã đưa cho Thời Nhiễm một ít lá gạo đen, thế nên Thời Nhiễm mới nhớ đến việc thời tiết như này rất phù hợp để ăn cơm nếp đen.
Lúc đưa lá tới dì Vương còn chê bai: "Đây là mẹ Tráng Tráng đưa tới, bảo là có người bạn ở phía Nam gửi về cho, cả một rương lớn nhưng dì lại không biết làm. Cái lá này thì có gì mà ăn chứ?"
Thấy lá gạo đen, hai mắt Thời Nhiễm sáng trưng lên: "Thứ này cũng không thể ăn trực tiếp được."
Lá gạo đen hay còn gọi là ỏng ảnh hồng*, là thuốc chống phân hủy và thuốc màu từ thiên nhiên. Từ đầu đời Đường đã có người phát minh ra phương pháp ngâm gạo nếp với nước ép của lá gạo đen thì sẽ bảo quản được gạo nếp trong nhiều ngày.
*Lá gạo đen: hay còn gọi theo tên tiếng Việt là ỏng ảnh hồng, sơn trâm lá hoa; việt quất lá bắc to hay cà lao
*Lá gạo đen: hay còn gọi theo tên tiếng Việt là ỏng ảnh hồng, sơn trâm lá hoa; việt quất lá bắc to hay cà lao
Bởi vì đặc tính này mà có rất nhiều lời đồn đại quanh cơm nếp đen làm ra từ lá gạo đen. Ví dụ như vì muốn mẹ được ăn cơm nên học trò của Thích Ca Mâu Ni đã nấu cơm nếp đen để quỷ đói dưới đất không dám ăn, giúp mẹ mình được no bụng. Hay ví dụ như ăn cơm nếp đen có thể giải bệnh trúng gió, ngừa bị muỗi cắn. Hoặc cũng có lời đồn là nếu ăn loại cơm nếp đen này vào bụng thì sẽ được xem như là người có kiến thức phong phú.
Ngay cả khi Đỗ Phủ làm thơ cũng phải khen cơm nếp đen: "Đâu món thanh tịnh của đạo gia, làm cho nhan sắc ta tươi tắn lên."
Món thanh tịnh của đạo gia ở đây chính là cơm nếp đen.
Mà đối với Thời Nhiễm mà nói thì mùi thơm thoang thoảng độc đáo của cơm nếp đen chính là nhân tố quyết định khiến cô thích món ăn phương Nam này.
Không cần biết đã đi qua bao nhiêu trang sử chói lọi, quan trọng nhất là chỉ cần biết nó có ăn ngon hay không thôi.
← Ch. 140 | Ch. 142 → |