Vay nóng Tima

Truyện:Giang Nam Nhã Nương Tử - Chương 01

Giang Nam Nhã Nương Tử
Trọn bộ 10 chương
Chương 01
0.00
(0 votes)


Chương (1-10)

Siêu sale Lazada


Vạn Lịch (1573-1620) triều Minh, phủ Thiệu Hưng, phố Yến Phi, nhà họ Liễu.

“Các ngươi cẩn thận một chút! Cái rương này rất nặng, phụ giúp một tay đii.....Lưu Tứ, ngươi tới đây........ Các ngươi cần thận một chút!”

“Các ngươi cẩn thận một chút! Những thứ này mà bị hư hỏng, mười người nhà ngươi cũng không đủ đền nhaI”

“Các ngươi nhẹ tay, nhẹ tay một chút, đây là trang sức làm từ trân châu đấy!”

Sáng sớm, nhà họ Liễu ở phố Yến Phi đã ồn ào tiếng người, cực kỳ náo nhiệt, hết hòm trân châu mã não lại đến hòm tơ lụa Lăng La được liên tục chuyển vào nhà, không bao lâu sau, ở đại sảnh đã lập tức chật ních vàng bạc châu báu.

Những thứ này là do Đại tướng quân công danh rực rỡ --- Hàn Hướng Dương cung cấp sính lễ cho nhà họ Liễu, nàng là đứa con gái duy nhất của Liễu lão gia, là người được ông yêu thương hết mực.

Có thể được vị tướng quân lập nhiều công lớn cho xã tắc, danh trần thiên hạ coi trọng, Liễu lão gia đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ bốn phía, phải nói là ông nên cực kỳ vui mừng mới đúng , nhưng lúc này Liễu lão gia ngồi ở đại sảnh nhìn thấy từng rương vàng bạc châu báu được nâng vào, trên mặt lại không hề xuất hiện một chút vui mừng, ngược lại chỉ thấy ông nhăn mặt nhíu mày.

Thật vất vả, cuối cùng toàn bộ sính lễ cũng đã được đưa vào đại sảnh, lúc này một người hầu của Tướng quân phủ bước vào, nói với giọng hùng hồn: “Liễu lão gia, đây là sính lễ của Hàn tướng quân, tháng sau tướng quân chính thức cưới Liễu cô nương về làm vợ.” Nói xong đã bước đi, cũng không thèm quay đầu lại.

Liễu lão gia nhìn sinh lễ quý giá chất đầy trong phòng, thở dài một hơi thật to.

Liễu gia mặc dù không phải là nhà đại phú đại quý, nhưng ba đời đều đậu cử nhân, tú tài, có được công danh thi cử. Liễu gia luôn luôn làm việc công chính liêm minh, dựa vào ruộng đất tổ tiên để lại mà sinh sống qua ngày, không có kinh doanh mua bán, mặc dù không có sơn hào hải vị, nhưng cũng coi như là “thuận lợi” sống qua ngày, người nhà họ Liễu lại là người có học, khí khái, làm cho danh tiếng của Liễu gia ở phủ Thiệu Hưng được đánh giá rất cao. Loại danh dự như thế này dù có tiền tài nhiều đến thế nào cũng không thể mua được, cũng vì vậy mà Liễu. lão gia càng coi trọng việc tìm thầy giáo dục. cho con của mình.

Liễu lão gia chỉ có một người con gái duy nhất tên là Liễu Nhữ Nhã, nàng lớn lên thanh tú, khí chất hơn người. Đây là đứa con gái mà từ nhỏ đã được Liễu lão gia cực kỳ lưu tâm việc giáo dục, vì thế, Liễu Nhữ Nhã sáu tuổi có thể làm thơ, chín tuổi có thể hành văn, cho nên nàng được Liễu lão gia cực kỳ yêu thương.

Thời ấy, nữ tử không thể tham gia thi cử, cho nên Liễu Nhữ Nhã không cần học bát cổ văn* cứng nhắc, ngược lại với thể loại Đường Thi (thơ Đường), Tống Từ, Nguyên khúc, các loại cổ văn khác, có thể nói là tài nữ (người phụ nữ có tài). Nhưng Liễu lão gia cũng hiểu đạo lý “cây to đón gió lớn” cho nên đối với tài học (tài năng + học vấn) của con gái ông cũng không có đi tuyên dương khắp nơi, bởi vậy ngoại trừ những người thân trong gia đình và nha hoàn bên cạnh thì người ngoài không ai biết được.

(* Bát cổ văn, thời văn, tứ thư văn, chế nghĩa), thể văn dùng trong khoa cử Trung Quốc, từ thế kỉ 15 - 19. Khoa cử Việt Nam thời phong kiến cũng dùng thể văn này. Bắt nguồn từ đời Đường (Tang), đến đời Minh (Ming) thì thể thức của văn Bát Cổ được quy định nghiêm ngặt. Mỗi bài phải gồm: phá đề, thừa để, khởi giảng, nhập thủ, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ. Mỗi đoạn cổ sau lại có 2 về đối ngẫu tạo thành 8 vệ (bát cổ). Cuối đời Thanh (Qing), không dùng nữa. Ngày nay, người ta dùng từ "văn bát cổ" để chỉ các bài văn có nội dung sáo rỗng, thiên về hình thức.)

Chỉ chớp mắt, Liễu Nhữ Nhã cũng đã mười chín tuổi. Từ khi nàng cập kê tới nay, đã có không ít người vì danh dự của Liễu gia mà đến nhà cầu thân, nhưng Liễu lão gia cũng vì con gái mà cẩn thận lựa chọn, một người chồng có thể chấp nhận tài văn chương của nàng -- người này không cần đại phú đại quý, nhưng phải ung dung rộng lượng, dù sao xã hội này không cần nữ tử có tài, chỉ cần có đức là được, không phải bất kỳ người chồng nào cũng đều có thể chấp nhận một người vợ tài hoa hơn người như thể. Nếu đem nữ nhân gả cho một người chồng không biết quý trọng tài hoa của nàng thì chẳng phải mấy năm bồi dưỡng tài năng đều bị uổng phí.

Liễu lão gia đông chọn tây tuyển mà cũng chưa tìm được người vừa mắt, mắt thấy con gái cũng đã mười chín tuổi, nếu còn không lấy chồng sợ sẽ khiến người ta chê cười, đúng lúc ở phía Nam của nhà họ Liễu có công tử của Lữ gia ra câu câu đối chọn bạn trăm năm -- Lữ gia. là người làm ăn, những năm gần đây công Wiệc buôn bán phát triển rất tốt, là đại thưoowng gia trong số hai thương gia có tiếng nhất Giang Nam.

Nhưng công tử của Lữ gia là Lữ Thiệu Đình lại đích thị là người ham đọc sách, đối với công việc không có hứng thú, nhưng đối với lý học (thời nay gọi là triết học), nho học thì rất là say mê.

Lữ Thiệu Đình kia vì ứng phó với việc phụ thân bắt thành gia lập thất nên đã bày ra chuyện dùng câu đố kén vợ, chỉ cần cô nương nhà nào đối được về dưới và sống trong Lữ gia một tháng, trong thời gian đó luận câu đối để so tài, nếu câu thơ đối ra làm cho hắn vừa lòng, hắn sẽ không quan tâm đến việc đối phương giàu - nghèo, xấu - đẹp, lập tức cưới làm vợ.

Câu đối đã dán lên hai tháng mà không có cô nương khuê nữ nào đối được, đúng dịp có một lần Liễu Nhữ Nhã đến miều dâng hương cầu phúc, khi đi về hướng Nam của nhà họ Liễu thì nhìn thấy trên tường của Lữ phủ có về trên của một câu đối.

Bát giác lâu, lâu bát giác, một góc đốt đèn chư sừng lượng.

Nàng nở nụ cười nhẹ, lập tức thốt lên đối lại.

Năm mắt kiều, kiểu năm mắt, liếc mắt một cái nước chảy ngũ tử khê.

Nha hoàn Xảo Nhi bên cạnh vô tình nghe được, nhanh chóng viết lại, đem về dưới đưa đến Lữ phủ, không nghĩ tới khi trời chạng vạng Lữ phủ lập tức sai người đưa thiếp mời đến Liễu gia, mời Liễu cô nương đến biệt thự ở một tháng --- thời gian này Lữ Thiệu Đình ra đề mục, Liễu Nhữ Nhã ứng đối, hai người dùng thư từ để liên lạc qua lại, chứ không gặp mặt. Với tài học của Liễu Nhữ Nhã, những câu đối này đối với nàng không thành vấn đề, vì thế mỗi câu đối mà Lữ Thiệu Đình đưa ra nàng đều đối lại được, coi như thông qua khảo nghiệm kén vợ.

Liễu lão gia vốn băn khoăn Lữ phủ là nhà buôn bán lớn sẽ không môn đăng hộ đối với Liễu gia ba đời đỗ đạc khoa cử, nhưng hỏi thăm mọi người mới biết được thái độ làm người của Lữ Thiệu Đình rất thanh tao nho nhã, đọc đủ loại thi thư, hơn nữa chỉ yêu cầu thê tử có thể cùng hắn uống trà đánh cờ trò chuyện, với cá tính như vậy thì hắn tuyệt đối sẽ không có ý định nạp thiếp, vì thế ông không hề chần chừ, cực kỳ chờ mong mối lương duyên tốt đẹp này.

Nhưng ngay tại thời điểm mọi người hết sức phấn khởi sắp xếp hôn sự, thì đã xảy ra chuyện.

Thì ra là do Liễu phu nhân vui mừng vì cuối cùng con gái đã tìm được nơi chốn gửi gắm nên hai mẹ con đến Thạch Phật Tự dâng hương tạ thần. Khi Liễu phu nhân ở đại điện khắn vái thì Liễu Nhữ Nhã đi đến cái ao phía sau tự để xem cá chép sặc số trong ao, trùng hợp gặp được bà quả phụ Hàn thái phu nhân - nguyên là mẹ của đương kim Trấn Hải đại tướng quân Hàn Hướng Dương, hai người trò chuyện với nhau rất vui vẻ, rất tâm đầu ý hợp.

Thật không ngờ Hàn thái phu nhân trở lại Tướng quân phủ không đầy nửa tháng đã lâm bệnh qua đời, trước khi lâm chung lo lắng cho nhi tử Hàn Hướng Dương đã sắp ba mươi tuổi mà vẫn chưa cưới vợ, lúc ở trên giường bệnh bà kiên quyết buộc hắn thể nhất định phải cưới Liễu Nhữ Nhã làm vợ, Hàn Hướng Dương vốn không có hứng thú với việc cưới vợ, nhưng vì làm cho bà quả phụ an tâm nên hắn không thể không hứa.

Vì hết lòng tuân thủ lời hứa hẹn với mẫu thân nên Hàn Hướng Dương tự mình đến Liễu gia cầu hôn. Liễu lão gia từ chối thật khách sáo, nói là không thể trèo cao --- Trấn Hải đại tướng quân danh chấn thiên hạ muốn nữ tử nào mà không có? Tuy là Liễu gia đã từng có người đậu cử nhân, nhưng cũng vẫn thua kém với gia đình có người đậu tiến sĩ, thậm chí là hoàng thân quốc thích kia, huống chi hai người chênh lệch tuổi tác quá nhiều, quả thật không thích hợp.

Nhưng quan trọng hơn cả là, Liễu Nhữ Nhã đã được hứa gả cho Lữ gia.

Vốn dĩ Hàn Hướng Dương cũng có thể lấy lý do này để không phải cưới Liễu Nhữ Nhã làm vợ, nhưng trước khi mẫu thân lâm chung đã tha thiết chờ mong, khiến cho hắn hạ quyết tâm phải hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của bà. Kết quả là Hàn Hướng Dương không cần biết cô nương Liễu gia mặt tròn mặt dẹt thế nào, đã kiên quyết đến Liễu gia cầu hôn.

“Không được đâu! Hàn tướng quân, một tháng trước đây Lữ gia cũng đã cầu hôn.” Liễu lão gia đối mặt với trọng thân đương triều Trần Hải đại tướng quân, khẩu khí có chút luống cuống.

“Hồi hôn!” Mặt Hàn Hướng Dương không chút thay đổi, nói.

“Làm như vậy thật không tốt! Dù sao Lữ gia vẫn là...........” Hình thể nhỏ gầy của Liễu lão gia đối mặt với đại tướng quân khôi ngô, khí thế đối lập nhau một trời một vực, lời còn chưa nói xong đã bị Hàn Hướng Dương ngắt ngang.

“Bạt Nguyên, mọi chuyện ở đây giao cho ngươi xử lý.” Hàn Hướng Dương ra lệnh cho phó tướng Bạt Nguyên đang đứng kế bên. Người này gật đầu tỏ vẻ hiểu được. 

“Ngày mai người trong phủ sẽ mang sính lễ đến đây, cứ như vậy đi.” Hàn Hướng Dương đứng dậy rời đi.

Liễu lão gia đứng ở đại sảnh nhìn đám người của Tướng quân phủ đi ra khỏi cửa, trong lòng cảm thấy thật phiền não. Một cuộc hôn sự thật tốt đẹp, lại sao lại đột nhiên xuất hiện một Hàn đại tướng quân vậy? Chuyện này không biết ăn nói sao với Lữ gia, nhưng lại không thể đắc tội với Tướng quân phủ........Ai! Nếu lúc trước phu nhân không mang Nhã Nhi đi dâng hương ở Thạch Phật Tự thì tốt rồi, như vậy sẽ không trêu chọc đến Tướng quân phủ.

“Lão gia, đều tại tôi không tốt.” Liễu phu nhân ở bên cạnh, vẻ mặt bi thương buồn bã.

“Được rồi, không cần tự trách nữa, tất cả đều là số mệnh a....... Ngày mai ta sẽ cùng Vương tiến sĩ, ông chủ Trương và các địa chủ trong vùng thương lượng, để xem còn có thể tìm ra đường sống nào không. Không cần khổ sở, bà đi an ủi nữ nhi trước đi.”

Ngoài miệng Liễu lão gia nói thật thoải mái, nhưng trong lúc chính trị suy đồi, thường xuyên bị nước ngoài xâm lược, dưới tình hình quan lại thương nhân địa phương hoành hành ngang ngược, đối với lời cầu hôn của Tướng quân phủ, rất nhiều người đều khuyên Liễu lão gia nên chấp nhận. Cho dù là Hàn tướng quân không đúng, nhưng Hàn Hướng Dương chiến công lừng lẫy, có công với xã tắc, Liễu gia cũng coi như là một bước lên mây.

Đối mặt với khuyên bảo của mọi người, Liễu lão gia thật sự không muốn, ông không muốn đứa con gái mà ông khổ tâm đào tạo từ nhỏ, tài hoa hơn người lại gả vào Tướng quân phủ, sau đó lại bị lễ nghi phiền phức của quan to quý nhân sắt gao ép buộc, sống cuộc sống lúc nào cũng phải thận trọng dè dặt. Hơn nữa Hàn tướng quân kia là quân nhân, chẳng may hắn không khoan dung cho nữ tử tài hoa, vậy thì phải làm thế nào mới tốt?

Nhưng tình hình mạnh mẽ hơn so với con người, Liễu lão gia cũng biết, Trần Hải đại tướng quân Hàn Hướng Dương chính là là một trong hai vị tướng quân áp chế giặc Oa (hay còn gọi là giặc lùn -- bọn hải tặc người Oa Nhật Bản, thường quấy phá vùng ven biển Triều Tiên, Trung Quốc, thế kỷ XIV-XVI) còn lại một vị là Tĩnh Hải đại tướng quân Dục Thiên. Triều đình đối với hai vị tướng quân này rất mực nể trọng, cho dù hắn muốn mười Liễu Nhữ Nhã cũng còn được, một tú tài nho nhỏ như ông làm sao có thể chống cự đây? Điều đáng mừng là Hàn Hướng Dương kia ít nhất cũng đem sính lễ đến cầu hôn, bái đường chứ không phải cường thưởng dân nữ, ngay cả danh phận cũng không cấp.

Về phần Lữ gia vẫn luôn duy trì ý tưởng dân không đấu với quan. Tuy rằng Lữ lão gia cảm thấy thật đáng tiếc, nhưng đối thủ là Trấn Hải đại tướng quân, ông cũng chỉ có thể từ bỏ. Lữ lão gia là người hiểu chuyện, ông còn tới phủ khuyên giải Liễu lão gia đừng để bụng, nữ nhân có nơi gửi gắm tốt là một chuyện vui.

Nhìn thấy sính lễ rực rỡ muôn màu trong đại sảnh, Liễu lão gia thở dài một hơi.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-10)