Chuyện ngày trước
← Ch.33 | Ch.35 → |
Hai mươi lăm năm trước, Hồng Kông.
Con gái duy nhất của ông trùm vận tải biển Ma Cao Triệu Gia Tề, đại tiểu thư được nâng niu nuông chiều Triệu Huy Nhã đã bỏ trốn cùng một tên lái thuyền ở bến tàu.
Tin tức này quả nhiên đã bùng nổ khắp Hồng Kông và Macao, chưa kể Huy Nhã tiểu thư khi ấy là mỹ nhân bậc nhất, nổi tiếng có tài ở trong xã hội thượng lưu, chẳng ai biết tại sao bà ấy lại nhìn trúng một chàng trai nghèo phơi nắng phơi gió ở bến tàu.
Bến tàu là địa phận của Triệu gia. Ở dưới mắt Triệu Gia Tề mà lại bị một công nhân lái thuyền lừa mất con gái yêu độc nhất, hiển nhiên lúc này ông ấy đã nổi trận lôi đình.
Thật ra ông đã răn dạy con gái, cũng nhốt con gái trong nhà hơn mười ngày không cho ra ngoài, nhưng ông tính toán cỡ nào cũng không ngờ rằng con mình sẽ bỏ trốn cùng thanh niên họ Lý kia, còn chạy trốn tới Hồng Kông.
Sau khi rời đi cũng không có tin tức gì, Triệu Gia Tề tức giận đến mức đăng một tờ báo bày tỏ, tương lai con gái sống hay chết không liên quan gì tới ông nữa.
Bạch Linh mua số mới nhất của "Nhật báo Ma Cao" từ thằng nhóc bán báo, bên trên là tuyên ngôn đoạn tuyệt quan hệ của Triệu Gia Tề.
Mèo béo đi theo chân cô nói: "Chàng thanh niên lái thuyền năm ấy là Lý Hậu Trình sau này, về phần đại tiểu thư là mẹ ruột của Lý Chuẩn."
Tờ báo còn đăng một bức ảnh của Triệu Huy Nhã, người phụ nữ trẻ mặc sườn xám màu xanh lam, nụ cười dịu dàng tao nhã, đôi mắt phượng trong sáng, lông mày cong cong dài dài như núi xa, chiếc mũi cao thẳng, bên trên chóp mũi còn có một nốt ruồi nhỏ.
Bà ấy có 1/4 dòng máu Bồ Đào Nha, có ngoại hình lai Trung Quốc rõ rệt, những đường nét nổi bật do tổ tiên Châu Âu đã khiến khuôn mặt của bà nổi bật vô cùng.
"Khó trách Lý Chuẩn đẹp như vậy, hình như anh ấy rất giống mẹ..." Bạch Linh tự lẩm bẩm.
Cô quay lại phần đầu câu chuyện, thời gian trôi qua đã khác xưa, có khi nhanh như cát chảy, có khi lại chậm lại, chờ đợi Bạch Linh tìm tới và cảm nhận từng chi tiết.
Bạch Linh lật xong tờ nhật báo Ma Cao ngày hôm đó.
Sau đó, mọi thứ xung quanh lại bắt đầu thay đổi như một ống kính tua nhanh thời gian.
Ban đầu, đại tiểu thư và chàng trai lái thuyền sống ở Hồng Kông cũng không tốt.
Do bị Triệu Gia Tề kiểm soát, thuyền của chàng trai kia không thể làm ăn ở bến tàu, chẳng ai muốn cho ông ta chở hàng. Ngày qua ngày chiếc thuyền bị bỏ không ở bến tàu, làn da chàng trai lái thuyền bị phơi nắng ngăm đen, da mặt cũng sạm dần theo từng ngày trôi qua.
Đại tiểu thư vốn từng ăn ngon mặc đẹp, lúc này đây phải làm mọi cách để nuôi sống gia đình. Lúc ở nhà bà thích làm bánh, vốn là một sở thích trong lúc rảnh rỗi của đại tiểu thư, không ngờ vào lúc này trở thành phương tiện mưu sinh.
Bánh của đại tiểu thư rất ngon, cộng với vẻ ngoài trông ngon mắt và giá rẻ, hàng xóm đổ xô tới mua. Chàng trai lái thuyền cũng từ chở hàng trên đường thủy cho người ta trở thành người giao bánh cho đại tiểu thư.
Cho đến khi người lái thuyền chợt nảy ra một ý tưởng.
Ông ta nói với Huy Nhã, chúng ta hãy mở một cửa hàng bánh ngọt nhé, anh muốn mở một cửa hàng cho em.
Về sau "Hồng Kông Lý Ký" nổi tiếng trên đảo Hồng Kông, cửa hàng đầu tiên mở vào năm 1996 tại số 507 đường Hennessy, Vịnh Causeway.
Người lái thuyền bán chiếc thuyền của mình, đại tiểu thư cũng dùng hết số tiền tiết kiệm được từ việc bán bánh, cả hai thuê một cửa hàng rất nhỏ trên đường Hennessy để kinh doanh.
Mùa thu năm đó, đại tiểu thư đã bỏ ra rất nhiều thời gian, rốt cuộc cũng làm ra được một chiếc bánh trung thu trứng chảy hoàn toàn mới.
Trong dịp Tết Trung Thu, nó đã thành công ngay lập tức.
Trước cửa quán hàng Lý Ký nhỏ người người xếp hàng dài, thậm chí mọi người không chê bánh thủ công đóng gói sơ sài, không những không có hộp quà Trung thu mà chỉ được bọc trong giấy dầu. Nhưng dù vậy, bánh trung thu vẫn khó kiếm, phải xếp hàng rất lâu, mua xong có thể bán lại với giá cao gấp ba lần.
Ba năm sau, Lý Ký từ một cửa hàng bé nhỏ mở rộng thành một cửa hàng lớn với năm cửa hàng nối liền nhau. Họ thuê vài nhân viên, bán hàng trăm bánh, mỗi ngày trước cửa hàng đều có hàng người xếp hàng dài như trước.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn. net
Đứa con của đại tiểu thư và chàng trai lái thuyền chào đời vào năm đó.
Đứa con trai được đặt tên một chữ "Chuẩn", ngụ ý hy vọng em bé như chim ưng không sợ mưa gió, bay lượn khắp chân trời.
***
Khi Bạch Linh gặp lại Lý Chuẩn thì anh đã lên tiểu học.
Lý Chuẩn hồi bé giống một chàng búp bê hơn, tinh xảo khôi ngô tới nỗi làm người ta yêu thích không nỡ buông tay. Cậu bé đi ra khỏi trường mang theo một chiếc ba lô to nhưng không trực tiếp về nhà mà nằm sấp trên ghế đá ở công viên làm bài tập.
Bạch Linh phát hiện chính mình cũng đã biến thành một cô bé cùng tuổi với anh, tóc thắt thành hai bím, khi nói chuyện có giọng điệu đặc trưng của một đứa trẻ lớp một hoặc lớp hai.
Thần kỳ hơn là cô lại có thể nói được tiếng Quảng Đông.
Cô đi đến chỗ Lý Chuẩn rồi hỏi: "Sao cậu không về nhà vậy?"
Chàng trai nhìn cô bằng đôi mắt đẹp đen như mực.
Có chút nghi ngờ trong đôi mắt đó, như thể đang hỏi cô là ai.
Nhưng cậu bé vẫn trả lời câu hỏi của cô một cách nghiêm túc.
"Bố mẹ tớ đang cãi nhau ở nhà."
Bạch Linh có chút giật mình.
Cô nắm lấy tay Lý Chuẩn: "Tớ có thể đi cùng cậu về không? Nếu họ vẫn cãi nhau, tớ sẽ giúp cậu ngăn họ lại."
Lý Chuẩn hồi bé chỉ do dự một chút rồi gật đầu.
Trong đầu Bạch Linh hiện lên vài ý nghĩ.
Ví dụ, Lý Chuẩn khi còn nhỏ rất ngoan ngoãn, bàn tay rất mềm, hình như chẳng hề đề phòng người lạ.
Ôi, bản thân thoạt nhìn cũng nhỏ như anh ấy, hình như cũng không cần phải đề phòng...
Bạch Linh bảo Lý Chuẩn chỉ đường, dẫn cô về nhà.
Đây không phải là nhà ở công cộng ở Thâm Thủy Bộ mà là một ngôi nhà rộng hơn 500 mét vuông ở quận Du Tiêm Vượng. Theo đơn vị đo lường của đại lục, ngôi nhà này rộng khoảng 40 đến 50 mét vuông, nằm ở vị trí rất tốt của khu dân cư, có một vườn hoa và nhiều dịch vụ tiện ích.
Xem ra họ đã chuyển nhà, có lẽ không chỉ một lần.
Lý Chuẩn dùng chìa khóa mở cửa.
Nhưng mà cảnh đầu tiên Bạch Linh thấy là Lý Hậu Trình tát Triệu Huy Nhã.
Cô vô thức che mắt Lý Chuẩn để đảm bảo rằng anh không nhìn thấy nhưng Lý Chuẩn lại thoát ra rồi xông lên, cố gắng bảo vệ ở trước mặt mẹ.
"Cô cho rằng cô vẫn còn là đại tiểu thư Triệu gia sao?" Người đàn ông hừ lạnh khinh thường: "Bây giờ cô ăn gì, dùng gì, chẳng phải là tôi kiếm ra hay sao?"
Ông ta lại ngồi xổm xuống, vuốt ve khuôn mặt xinh đẹp của người phụ nữ, ngay cả biểu cảm trên khuôn mặt cũng đột nhiên chuyển sang vẻ đạo đức giả.
"Huy Nhã, cuộc sống bây giờ không tốt sao? Còn có điều gì không hài lòng nữa? Phải quay lại ngày lái thuyền mới vui sao? Hãy ngoan ngoãn đi."
Người phụ nữ gạt tay ông ta ra.
Vai bà hơi run lên, nhưng vẫn ôm chặt con trai vào lòng.
Sau đó, bà đứng dậy, kéo con trai đi ra ngoài cửa.
"Cô đi đâu vậy?" Người đàn ông cau mày: "Một mình cô làm sao có thể sống nổi?"
Người phụ nữ lắc đầu: "Không phải việc của anh."
Năm tháng vẫn để lại dấu vết trên khuôn mặt vô cùng xinh đẹp của bà, bà không còn lộng lẫy như thời trẻ, nhưng vẫn có thể thấy bà là một mỹ nhân dịu dàng.
Người phụ nữ nắm tay con trai và bước ra khỏi khu dân cư.
Người đàn ông không hề giữ họ lại.
Triệu Huy Nhã đưa Lý Chuẩn trở về Thâm Thủy Bộ.
Đó là nơi ở đầu tiên của họ, một ngôi nhà công cộng ở Thâm Thủy Bộ, rộng 230 thước[*] nhưng đủ rộng cho hai mẹ con. Chính tại đó, Lý Chuẩn đã trải qua khoảng thời gian êm đềm và bình yên nhất trong ký ức của mình.
[*] Thước là đơn vị đo lường bằng tiếng Hán thuộc hệ thống đo lường của Trung Quốc thời xưa. Một thước theo hệ thống đo lường cổ của Việt Nam sẽ bằng 40cm, do đó 230 thước sẽ tương đương với 92 mét vuông.
Những năm sau đó, một cửa hàng trên đường Hennessy đã phát triển thành hàng chục cửa hàng ở ba địa điểm ở Hồng Kông. Tên tuổi của Lý Ký đã lan rộng khắp Hồng Kông. Mỗi dịp Trung thu, chỉ cần có phiếu giảm giá bánh trung thu là người ta tranh nhau, cũng bởi vậy người đàn ông đã trở thành đại vương bánh nướng Hồng Kông, ba chữ Lý Hậu Trình xuất hiện ở trang nhất của nhiều tờ báo.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn. net
Có người phát hiện ra vợ của Lý Hậu Trình là con gái lớn của gia đình ông trùm ngành vận tải biển Ma Cao năm đó bỏ trốn theo người ta.
Lý Hậu Trình không hề che giấu chuyện này. Trong một cuộc phỏng vấn, ông ta nói rằng ông ta rất yêu vợ mình, vợ cũng đã cùng ông ta chịu rất nhiều khổ sở. Còn tỏ vẻ vài năm đầu gây dựng sự nghiệp áp lực rất lớn, có một lần vợ giận quá bỏ nhà đi, ông ta đều tới trước của nhà bà quỳ cả đêm thì bà mới đồng ý đưa con về nhà.
Dưới mưu kế sắp đặt của Lý Hậu Trình, các phóng viên đã phóng đại câu chuyện tình yêu "kiên trì hái quả ngọt" của một chàng trai nghèo và một đại tiểu thư, doanh số bán hàng của Lý Ký cũng tăng đều đặn.
Nhưng Lý Hậu Trình chưa bao giờ để vợ con xuất hiện trước công chúng.
Ông ta chỉ nói vợ sức khỏe yếu, con cái thì cần bảo vệ đời tư.
Sau đó, Hồng Kông Lý Ký không còn hài lòng với lĩnh vực làm bánh nữa, bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực ăn uống.
Người phát ngôn của Lý Ký thông báo Lý phu nhân bị bệnh, người sáng lập là ông Lý Hậu Trình ngày nào cũng không buồn ăn uống, sau khi xử lý xong công việc của công ty thì đến bệnh viện bầu bạn với vợ ngay, tự mình tắm rửa cho vợ.
Trong những năm qua, toàn bộ thị trường Hồng Kông đều rất thích hình tượng này của Lý Hậu Trình, nhà hàng Lý Ký khai trương cũng chật ních.
Nhưng trên thực tế, bên cạnh Lý Hậu Trình đã có người khác xuất hiện từ lâu.
Hoa hậu Hồng Kông năm đó, Lương Thục Nghi.
Mọi người trong giới thượng lưu Hồng Kông không ai không biết Lý Hậu Trình tới nơi nào thì bên cạnh cũng dẫn theo nàng hoa hậu xinh đẹp động lòng người ấy, hai người có cặp có đôi, chẳng hề kiêng dè ý tứ.
Dù sao Lý phu nhân cũng đã vào viện rồi, hoàn toàn chẳng biết bên ngoài xảy ra chuyện gì.
Lòng người không đủ để rắn nuốt voi.
Sẽ luôn có người có ý đồ khác, ai bất mãn trước sẽ hành động trước.
Triệu Huy Nhã nhận được phong thư Lương Thục Nghi gửi tới phòng bệnh, phong thư phồng lên, khi bị xé ra, nhiều bức ảnh khác nhau nằm rải rác trên sàn.
Ả ta và Lý Hậu Trình khiêu vũ tại các sự kiện xã hội.
Ả ta và Lý Hậu Trình cùng cắn quả anh đào ở trước mặt mọi người.
Ả ta nằm trong vòng tay của Lý Hậu Trình, hai người khỏa thân nằm trên giường trong phòng ngủ chính của nhà bọn họ...
Người phụ nữ đau lòng hỏi chồng chuyện gì đang xảy ra, nhưng người chồng chỉ nhẹ nhàng nói: "Hôm nay tôi có địa vị thế này, phải ra vào các nơi, dù thế nào cũng cần có người bên cạnh. Em có thể hiểu mà, phải không?"
Người phụ nữ xé tan những bức ảnh.
Cùng với đó, trái tim của bà cũng hoàn toàn khô héo và chết đi.
Đêm hôm đó, Lý Chuẩn được mẹ ôm vào lòng, nghe tiếng nức nở cố gắng kiềm nén của mẹ.
Anh không biết phải an ủi mẹ thế nào, chỉ có thể ôm bà thật chặt.
Anh muốn bà chống trả lại. Người kia lợi dụng bà rất nhiều năm rồi, tại sao bà phải phối hợp với ông ta? Đứng lên vạch trần ông ta! Nói cho mọi người biết tất cả những thứ ông ta thể hiện là giả! Để đôi cẩu nam nữ này xuống địa ngục!
Nhưng mẹ chỉ ôm anh, khóc thầm nức nở suốt đêm.
Thông báo bệnh tình nguy kịch tới rất nhanh.
Có lẽ trước đó người phụ nữ này sức khỏe đã kém, không còn chịu nổi một đòn gần như sỉ nhục như vậy nữa. Đợi tới lúc sắp ra đi, bà nhìn lại cuộc đời mình, bàng hoàng nhận ra cuộc đời mình đã trở thành một câu chuyện cười.
Khi bà lâm bệnh nặng, cả Hong Kong đều đưa tin bà là "hồng nhan bạc mệnh". Báo lá cải kể lại chuyện đời bà, nói rằng khi còn nhỏ bà được bố coi như một viên ngọc quý, sau đó bà lấy chồng, được chồng chiều chuộng, bà cũng rất sáng suốt, năm ấy cố chấp gả cho chàng trai lái thuyền, hôm nay từ "Triệu đại tiểu thư" trở thành "Lý phu nhân"....
Đó là Lý Hậu Trình "bịa" ra.
Không ai biết con người thật của bà, cuộc sống của bà như thế nào.
Trước khi sắp lìa đời, lúc nghe những câu chuyện bịa đặt, bà có tâm trạng thế nào?
← Ch. 33 | Ch. 35 → |