Vay nóng Tima

Truyện:Việt Cơ - Chương 083

Việt Cơ
Trọn bộ 381 chương
Chương 083
Nhất minh kinh nhân
0.00
(0 votes)


Chương (1-381)

Siêu sale Shopee


(*)một tiếng hót lên làm kinh người: Ví với bình thường không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng khi làm thì có thành tích khiến mọi người kinh ngạc, xuất xứ từ "Sử ký, Hoạt kê liệt truyện"

Những xử nữ đồng nam vừa tiến đến, trong đại điện nhất thời cảnh xuân phơi phới. Bọn họ đứng giữa hai hàng tháp kỷ, để mặc cho các quý nhân lựa chọn.

Các quý nhân chọn xong, thì đến phiên hiền sĩ kiếm sư, chỉ chốc lát, đã là người người gối đầu lên đùi xử nữ hoặc đồng nam, đương nhiên Vệ Lạc không như thế.

Vệ Lạc không có, nhưng nàng vừa hài lòng chưa tới một hơi, đã phát hiện trước sau trái phải thỉnh thoảng có người lén lút nhìn nàng.

Vệ Lạc đối diện với một đám ánh mắt lén lút đánh giá, trong lòng cực kỳ buồn bực, mơ hồ, một cảm giác cực kỳ không rõ đánh úp vào lòng.

Mọi người liếc nàng một lát, liền liếc về phía công tử Kính Lăng ngồi trên cao đối diện, không có xử nữ đồng nam nào dám tới gần.

Bọn họ nhìn qua nhìn lại vài lần như vậy, mặt Vệ Lạc thoắt ửng đỏ tới tận mang tai! Nàng đã rõ, những người này đang đợi, đợi công tử Kính Lăng kêu nàng đến bên cạnh, đợi nàng ngồi vào trong lòng hắn!

Thật là khinh người quá đáng!

Trong khoảng thời gian ngắn, hô hấp của Vệ Lạc cũng dồn dập thêm mấy phần, lửa giận nơi ngực nàng như thiêu như đốt.

Đáng tiếc, nàng chỉ có thể tức giận, nhưng ngay cả một cái trừng mắt cũng không dám, mà đó cũng chẳng thể.

Nàng ổn định hơi thở, vểnh tai lắng nghe mỗi một động tác của Kính Lăng, đầu óc chuyển nhanh, chỉ chờ khi hắn muốn vời mình, liền khẳng khái hùng biện, cần phải cho chính bản thân một cái trong sạch!

Trong sự chờ mong của nàng, của mọi người, công tử Kính Lăng rốt cuộc nâng mắt lên. Hắn thật sâu nhìn chăm chú Vệ Lạc một cái, đang lúc tất cả mọi người đều cho rằng hắn định mở miệng gọi nàng đến bên cạnh thì khóe miệng hắn lại giương lên, tầm nhìn chuyển sang mọi người, dùng giọng nói ung dung vui vẻ hỏi: "Chư công cho rằng, đạo trị người, nên lấy nghiêm hình quản người, lấy pháp chế người thỏa đáng, hay là quán triệt chí tiên hiền, lấy nhân đức ràng buộc mới thỏa đáng?"

Công tử Kính Lăng hỏi hết sức nhẹ nhàng, đặc biệt dưới tình huống không mấy trang trọng này, càng hiện rõ sự hời hợt.

Vệ Lạc giương mắt, liền bắt gặp trong cặp mắt thâm trầm kia lóe lên một tia sáng. Nhất thời trong lòng nhảy một cái, bắt đầu nghiền ngẫm.

Chúng quý nhân và hiền sĩ đều đang cùng các mỹ nhân vui đùa. Nghe thấy Kính Lăng vừa dứt lời, một hiền sĩ trung niên không chút nghĩ ngợi, liền cao giọng đáp: "Tất nhiên là lấy nhân đức ràng buộc thỏa đáng! Tích Vũ, Tích Thang (1), có được cái yêu kính của thiên hạ, hoàn toàn là lấy nhân đức mà trị."

Hiền sĩ trung niên này vừa dứt lời, một hiền sĩ gầy gò để ba chỏm râu dài liền đứng lên, ông ta hùng dũng nói rằng: "Nhân đức chỉ là một trong số đó, vô vi (2) mà trị mới là chí lý. Cái tâm của kẻ ngu dân, khiến cả gà chó đôi bên cũng chẳng nghe thấy nhau (3), thiên hạ có thể xảy ra chuyện gì?" Đề xướng lấy vô vi mà trị, thông thường là Đạo gia.

Tiếng ông ta vừa ra, một quý nhân mặt tròn khoảng hai mươi bảy hai mươi tám tuổi cười ha ha, cắt ngang lời của ông ta: "Gà chó cũng chẳng nghe thấy nhau, thì không phát sinh chuyện gì sao? Thế thời hiện nay, chư hầu tranh chấp, lúc ban đầu cũng là gà chó chẳng nghe thấy nhau, vậy cớ gì mà hỗn loạn lại nổi lên? Nếu ta nói, ràng buộc nhân đức tuy có thể, song dân chúng đều ngu muội, thích hợp dùng nghiêm hình trấn áp, nếu có loạn dân, trước tiên dùng cực hình với chúng, như vậy, kẻ nào dám lại loạn?"

Kiến giải của người này có hơi hướng của Pháp gia.

Tiếng quý nhân này vừa hạ, một hiền sĩ tóc có phần hoa râm đẩy đồng nam trên đùi ra, đứng vụt dậy, trừng lớn hai mắt cười to: "Cực hình xử trí chúng? Tích Thương Trụ đã là như thế, moi tim Tỷ Can (4), mổ bụng phụ nhân mang thai. Ha ha ha."

Hiền sĩ này thẳng thắn vạch trần lời quý nhân kia hướng về Thương Trụ, khiến cho quý nhân nọ nhất thời trố mắt há mồm, nửa ngày cũng không thốt ra lời.

Một kiếm sư áo gai chân trần đứng dậy, hắn ta khàn giọng nói: "Nếu người người tương ái, không phân phú quý nghèo hèn, vứt bỏ yến tiệc xa hoa, rời xa tà âm dâm dật, lo gì thiên hạ không thể đại đồng?"

Đâu là chủ trương Mặc gia.

Kiếm sư này vừa nói xong, chúng quý nhân đều lộ vẻ không vui. Bọn họ xem thường nhất là tiện dân, sao có khả năng muốn cái sống "không phân phú quý nghèo hèn" đây? Nhất thời, mấy chục âm thanh phản đối liên tiếp vang lên.

Ồn ào một lúc sau, một hiền sĩ vầng trán đầy nếp nhăn, dáng vẻ tựa một lão nông đứng lên, khàn giọng nói: "Tích Thần Nông thị tự mình canh tác, khiến vạn dân no nê. Lệnh kẻ cơ hàn tự nông canh, giải tán giáp sĩ về ruộng điền, lui kiếm khách trở lại quê hương, thiên hạ ngô thóc sung túc, lo gì không thể đại đồng?"

Đâu là quan niệm Nông gia.

Đồng dạng, lập luận của Nông gia cũng không phải thứ các quý nhân yêu thích gì, kể cả kiếm khách và phần lớn hiền sĩ đều không đồng ý. Bọn họ đã quá quen cuộc sống thế này rồi, nào có thể quay lại nơi thôn quê gà chó chẳng nghe thấy nhau kia làm ruộng được cơ chứ? Bởi vậy, lần lượt từng tiếng phản đối chen nhau vang lên.

Vệ Lạc chớp đôi mắt to, nghe đến say sưa. Nàng vừa cố gắng phân tích xem mỗi người phát ngôn thuộc phái nào trong Chư Tử Bách Gia (5), vừa nhìn chung quanh, không ngừng phấn khích.

Nghe rồi, ánh mắt nàng chuyển sang công tử Kính Lăng. Lúc này, hắn đang nhăn đôi mày rậm, trên khuôn mặt tuấn mỹ khắc sâu có chút không hài lòng.

Hiển nhiên những lập luận của những người này, không có lấy một cái hợp ý hắn.

Vệ Lạc nhìn hắn, đột nhiên, tâm thần hơi động: Bởi vì Thập Tam công chúa phất tay áo rời đi, mình đã đứng trên đầu sóng gió, cũng không biết bao giờ mới có thể đi xuống. Đã như vậy, bản thân có thể khua môi múa mép thêm mà! Nếu để thế nhân biết mình thực sự có tài, thì còn ai để ý mình có phải đồng nam hay không chứ? Thêm nữa, tên tuổi mình vang danh, biết đâu công tử Kính Lăng sẽ không dễ xử trí mình nữa.

Nàng càng nghĩ, càng cảm thấy tuyệt vời không thể tả, nhất thời tinh thần phấn chấn.

Nàng nghiêng tai lắng nghe mọi người nghị luận, vừa tính toán xem mình nên bắt đầu từ đâu. Lúc này một tiếng hót là phải kinh người, nhưng cũng không thể dọa người. Mình dù gì tuổi cũng còn quá nhỏ, lai lịch xuất thân lại không rõ ràng, nếu như nói quá mức cao siêu, chỉ sợ lại có khác biệt không thích hợp

Nàng nghĩ tới đây, bụng lại suy nghĩ tìm từ một hồi, rồi kiên nhẫn chờ đến khi mọi người yên tĩnh lại

Lúc này, một quý nhân thanh niên khoảng hai mươi tuổi, hẳn là mới được gia quan (lễ đội mũ) cao giọng nói: "Trị người mà thôi, hà tất phiền phức như thế? Tiện dân sinh sự, thì chém, còn kẻ thuận theo, thì bắt làm nô lệ. Còn chúng ta, trời sinh chính là người cao quý, vậy không cần trị." Quý nhân thanh niên này có mấy phần giống với Kính Lăng và Tấn hầu, chẳng lẽ là một vị công tử trước đó không rời tiệc?

Thanh niên nọ vừa dứt lời, mọi người lập tức im lặng không ít.

Đúng lúc này, một tiếng cười thiếu niên lanh lảnh vang lên.

Thiếu niên này cười thật sảng khoái, thật vang dội, nhất thời, mọi người dồn dập quay đầu nhìn lại.

Chỉ thấy đồng nam Vệ Lạc khuôn mặt thanh tú, trời sinh có đôi mắt đẹp kia thản nhiên đứng dậy. Vừa thấy kẻ thân phận như vậy cũng đứng lên chuẩn bị lên tiếng, nhất thời vài người định quát lớn.

Vệ Lạc đương nhiên sẽ không chờ những người này kịp quát mắng. Nàng cười lớn một tiếng, hấp dẫn lực chú ý của mọi người rồi, thì nhấc cằm, khuôn mặt nhỏ ngẩng cao, nhìn thẳng vị công tử kia đ ĩnh đạc nói: "Nếu tiện dân gây chuyện thì chém, kẻ thuận theo thì thành nô lệ, vậy hiện tại cùng với thời Thương Trụ có gì khác nhau đâu? Quý nhân không quản, chính là nguyên do loạn quốc các triều đại! Thật không biết công tử dựa vào đâu mà nói như thế."

Vệ Lạc thẳng thắn dứt khoát nói câu này xong, cũng mặc kệ vị công tử kia đứng trước sự nhục nhã khi bị một đồng nam đê tiện trách mắng. Nàng trực tiếp quay sang công tử Kính Lăng, hai tay chắp lại, cao giọng nói: "Theo tiểu nhân nhận thấy, đạo trị người có ba điều."

Ba điều?

Lần này, mọi người thu hồi mắng nhiếc sắp sửa bật ra, chú ý lắng nghe.

Cằm Vệ Lạc lần thứ hai nhấc lên, cao giọng nói: "Đạo trị người, thứ nhất là ban bố luật pháp, tiếp đó, vương tử phạm pháp cũng cùng tội như thứ dân!" Đây có chút tương tự với quan điểm của Pháp gia, nhất thời chúng Pháp gia đều giương mắt nhìn về phía Vệ Lạc.

Công tử Kính Lăng cũng giống mọi người, lâm vào trầm mặc. Thân người hắn hơi nghiêng về phía trước, yên lặng nhìn về phía Vệ Lạc.

Vệ Lạc tiếp tục cao giọng nói: "Thứ hai, thực thi nhân đức, khiến dân chúng hữu ái khiêm nhượng." Điều này lại phù hợp với quan điểm của Nho gia, làm cho mấy người hai phái này đều đảo mắt quan sát nàng.

Vệ Lạc lại nâng giọng, tiếng nói vang vọng trong đại điện, "Điều thứ ba là, hưng nông, lợi khí (hưng thịnh nông nghiệp, phát triển vũ khí), làm cho dân giàu có, ấm no mà sinh an nhàn."

Đây lại chiếu đến Nông gia và Mặc gia.

Được rồi, nói xong ba điều này cũng đủ hiển hách. Vệ Lạc thầm nghĩ, nàng lần thứ hai chắp hai tay, mắt nhìn công tử Kính Lăng đang ngạc nhiên nói: "Theo công tử, tiểu nhân nói như vậy có lý hay không?"

Lời này của Vệ Lạc, vang dậy mà đến, cặp mắt tựa mặc ngọc kia lấp lánh có thần, ẩn chứa giảo hoạt. Công tử Kính Lăng không khỏi sững sờ.

(1) vua Vũ, vua Thang: vua đầu tiên nhà Hạ, nhà Thương; những "vua hiền" của Trung Quốc cổ đại

(2) vô vi: thuận theo tự nhiên, không làm gì cả, thái độ xử thế và tư tưởng chính trị tiêu cực của Đạo giáo thời xưa

(3) biến thể từ câu "kê khuyển thanh tương văn" của Lão Tử - một trong hai đại biểu chính của Đạo gia, ý nhấn mạnh sự mông muội, không quan tâm gì đến chính trị của người dân.

(4) Tỷ Can: chú của Trụ Vương, cố khuyên can Trụ Vương nên bị moi tim, ai coi "Bảng Phong Thần" thì biết:">

(5) Chư Tử Bách Gia: là thời kì mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN, thời kì trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴 "bách gia tranh minh"), chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-381)