Vay nóng Tinvay

Truyện:Thiên Kiều - Chương 002

Thiên Kiều
Trọn bộ 178 chương
Chương 002
Dịch Thành
0.00
(0 votes)


Chương (1-178)

Siêu sale Shopee


Trường Đình nói rất tùy ý, Bách Tước chỉ rũ mắt gật đầu thấp giọng đáp "Đúng vậy", cũng cực kỳ tùy ý.

Phù thị là Tề Quốc Công phu nhân, là người mẹ danh chính ngôn thuận của Trường Đình.

Sau khi bà ta qua đời bài vị sẽ được đặt bên người Lục Xước.

Dù sao đó cũng là trưởng bối nên Trường Đình không thể bày sắc mặt cho bà ta xem.

Nhưng sau 10 năm này chỉ cần Phù thị chạm tới kiêng kị của Tạ thị, nhà mẹ đẻ của nàng thì nàng sẽ để Trần Ẩu đi hạ thể diện của Trường Ninh.

Chị gái xuất thân cao quý dạy dỗ em gái nhỏ cũng là tôn ti quy củ phải không?

Phù thị đau lòng con gái nhưng trong nhà môn phiệt lại không thịnh hành việc đấu đá bát nháo.

Bà ta nhịn mãi không được, nghẹn một lúc sau lập tức tới chỗ Lục Xước kể khổ.

"A Ninh hiện giờ bên trên có đại trưởng công chúa dạy dỗ, lại có biểu cữu cữu được coi như thánh nhân canh chừng, hơn nữa chúng ta còn đây thì làm gì cần A Kiều phải thường xuyên phái Trần Ẩu tới dạy dỗ nàng chứ? Tính nết của Trần Ẩu thô lậu, A Ninh sợ là sẽ phải chịu tủi thân..."

A Kiều là nhũ danh của Lục Trường Đình, là do mẹ đẻ của nàng đặt cho.

Lục Xước từ trước đến nay nuông chiều con gái cả, lại xưa nay không hỏi việc nội trạch nên chỉ cười một cái làm như không nghe thấy.

Nhưng Phù thị thút tha thút thít nức nở bức nên ông ta cũng chỉ có thể ngửa đầu suy nghĩ rồi nói, "Ta nhớ rõ bằng tuổi này trưởng tỷ cũng thích dạy dỗ ta, hay lấy thước đánh lòng bàn tay ta, còn không cho ta khóc..." Sau đó ông ta cười cười nhìn Phù thị nói, "Trần Ẩu là người cũ bên cạnh mẫu thân, cho dù A Kiều tuổi còn nhỏ không biết nặng nhẹ thì Trần Ẩu cũng biết tiến lùi, bà ấy sẽ không lấy thước đánh A Ninh đâu."

Phù thị lập tức nín khóc, im bặt nhưng mặt mũi thì trắng bệch.

Nguồn gốc của Lục gia Bình thành có từ thời Đông Hán, từng người đều xuất sĩ, trong từ đường của tổ trạch rậm rạp bài vị của tổ tiên, tất cả đều được làm bằng gỗ nam tơ vàng.

Chúng nhuốm từng tầng bụi thời gian, lại cho thấy sức nặng của người họ Lục ở Bình thành.

Sĩ tộc và môn phiệt của Đại Tấn có hưng thịnh hay không đều lấy gia thế và công tích để so kè.

"Thượng phẩm thì không có nhà nghèo, mà hạ phẩm thì không phải sĩ tộc", quan cửu phẩm của triều đình ngoại trừ mấy võ tướng lấy máu lập công trạng thì không có mấy người xuất thân thứ tộc.

À, còn quên mất một chuyện, Đại Tấn rất chú ý tới thanh danh lỗi lạc, chỉ chuộng trường bào như trúc xanh không chuộng võ đạo và đao kiếm.

Mà võ quan đa số cũng đều là con cháu thế gia kiêm chức.

Cả triều trên dưới chỉ tính người của bốn họ Thôi, Tạ, Lục, Vương đã đến 50 người.

Nếu có thế gia nào sụp đổ thì mọi người đều cảm thấy hả lòng hả dạ, quả thực là kẻ khóc người cười.

Phù gia có được thiên hạ này mới chừng 50 năm, tổ tông xuất thân là kẻ cướp, trên người còn nguyên mùi bùn đất tanh tao đến giờ còn chưa rửa sạch được.

Hiện giờ bọn thế nhưng cũng sẽ phẩm trà, xông hương coi như mình là quý nhân.

Nhưng các thế gia coi thường vẫn là coi thường, Ai Đế Phù Miễn cả đời cũng không cưới được con gái của một trong bốn họ chính làm Hoàng Hậu.

Hắn miễn cưỡng đành phải cưỡng cầu mà cưới cô nương của Cố gia Bành thành.

Mới chỉ thế mà hắn đã gõ chiêng gõ mõ ăn mừng ba ngày.

Hoàng đế còn như thế thì một kẻ như Phù thị ở Lục gia cũng không dám làm càn.

Chỗ dựa duy nhất của bà ta cũng giống của Chân Định trưởng công chúa, đó là họ Phù của bọn họ.

Đáng tiếc trò cáo trạng này khiến đại trưởng công chúa cũng bị kéo vào.

Trần Ẩu lại là người cũ bên cạnh bà ấy, đã hầu hạ được vài thập niên.

Tề Quốc Công phu nhân Tạ thị trước kia qua đời là lúc Trường Đình còn chưa đầy một tuổi.

Đại trưởng công chúa thương tiếc cháu mình nên mới để Trần Ẩu tới trấn thủ.

Lúc này Phù thị lại trong ngoài ghét bỏ Trần Ẩu, vậy không phải đang ghét bỏ đại trưởng công chúa sao?

Mà chuyện trong nội trạch dù được giấu kín cũng sẽ được lặng lẽ truyền ra với tốc độ cực nhanh.

Cuối cùng chuyện cũng tới tai đại trưởng công chúa.

Ngày hôm sau bà lập tức cho người tới ôm Lục Trường Ninh lúc ấy 4 tuổi đến bên người mình để giáo dưỡng.

Dù cho Phù thị khóc lóc đến tê tâm liệt phế cũng không có đường xoay chuyển.

Gia đình sĩ tộc tuyệt đối không cho người ta quyền đi nhầm một bước, cũng không có chuyện "quá tam ba bận".

Phù thị là vô tâm hay lỡ lời hoặc suy nghĩ không thấu đáo thì cũng thế, đã làm sai thì không có cách nào bù đắp.

Phạm phải sai chính là nhân, đã gieo nhân ấy thì gặt được quả gì người ta đều phải chịu.

Đau mới nhớ kỹ, lần tới không được tái phạm nữa.

Nếu không có bản lĩnh che giấu sai trái ấy thì đừng có làm để người ta biết được.

Đây cũng là điều Lục Trường Đình được dạy dỗ từ nhỏ.

Xe ngựa "Lộc cộc lộc cộc" đi về hướng bắc.

Bách Tước quay người đi lấy lá trà trong rương ra sau đó nhanh tay gói vào vải gấm đỏ, buộc dây rồi bỏ vào tay áo.

Sau đó nàng ta thuần thục lấy từ trong hộp nhỏ một chút mật ong bỏ vào nước nóng, lại đặt xuống dưới thả chút hoa vụn vào đó.

Trong xe ngựa lập tức tràn ngập mùi hương hoa u tĩnh man mác.

Trường Đình nhẹ nhấp một ngụm trà hoa, nghĩ nghĩ rồi mới mở miệng hỏi, "Trần Ẩu đâu?"

"Sáng sớm bà ấy đã tới chỗ Đại lang quân rồi." Bách Tước ngước mắt nhìn Trường Đình rồi khẽ cười nói, "Hẳn bà ấy cũng thuận đường đi thăm tam cô nương luôn.

Tam cô nương bệnh mới khỏi, Trần Ẩu rất giỏi nấu trà gừng táo đỏ nên đã mang qua đó."

Nhị gia Lục Phân hộ tống Chân Định đại trưởng công chúa đi quá vội, lại vừa lúc Lục Trường Ninh ngẫu nhiên bị cảm phong hàn nên không đi được đường xa vì thế đành để lại chỗ Phù thị.

Chờ Lục Xước dẫn người đi nàng ta mới cùng đi theo.

Nhưng cháu gái để bên người nuôi dạy 4 năm nên đại trưởng công chúa cũng có tình cảm, lúc này mới lo lắng không yên.

Trần Ẩu là người có kinh nghiệm hầu hạ người khác, nên bà để người này chăm sóc coi chừng Lục Trường Ninh.

Trường Đình hiểu rõ nhưng vẫn có chút không vui mà thuận thế đặt chén trà "Loảng xoảng" lên bàn.

Nàng đang muốn mở miệng lại nghe thấy bên ngoài có tiếng vó ngựa chạy nhanh tới, gót sắt vang lên tiếng động cực gần, từ từ mà rõ ràng hơn.

Nhưng trong đám người này ngoại trừ gia chủ Lục Xước và vị hộ vệ chưởng thì còn ai dám phóng ngựa như điên thế này.

Lục Xước tự xưng là nhã sĩ nên tuyệt đối sẽ không lỗ mãng như vậy, hộ vệ chưởng lại càng không dám làm càn như vậy quanh xe của nữ quyến, như thế chỉ còn...

"Ca ca!"

Trường Đình hơi cong ngón út mà nhấc rèm xe lên một chút.

Nàng dựa vào vách xe rồi đè thấp tiếng cười và gọi một câu, "Ca ca, sao huynh lại tới đây?"

Gió thổi màn xe bay lên, từ khe hở nàng thấy một thiếu niên tuấn tú đang phóng ngựa tới gần.

Người này có khuôn mặt trắng nõn, mắt sáng, mũi thẳng, mặc một thân áo dài có hoa văn màu xanh đen.

Tay trái hắn khẽ cầm dây cương, tay phải cầm một cái roi nhẹ rũ xuống.

Thiếu niên mới 15, 16 tuổi cưỡi con ngựa trắng đã để lộ phong thái thanh nhã phi phàm.

Đây là con trai cả của Tề Quốc Công Lục Xước, Lục Trường Anh.

Trường Đình cách màn xe thấp giọng cười hỏi, Lục Trường Anh ở bên ngoài nghe thấy thì cong eo cười rồi thấp giọng đáp lại, "Hướng đi Dịch thành đã bị loạn dân chặn mất, phụ thân để ta nói với muội nếu nghe thấy bên ngoài có tiếng động gì thì cũng đừng vén màn lên nhìn, cẩn thận bị kinh sợ." Nghĩ nghĩ xong một hồi hắn lại giục ngựa đi tới gần hơn sau dó cong tay gõ gõ vách xe nói, "Trần Ẩu đi tới chỗ ta rồi, Bách Tước, ngươi phải chăm sóc cô nương đó."

Bách Tước nửa quỳ trên mặt đất, vừa che miệng cười vừa đáp một tiếng.

Trường Đình cũng đáp một tiếng rồi nghĩ nghĩ rồi túm màn xe hỏi: "Vậy chúng ta không đi quan đạo nữa được không? Đi đường vòng có thể tới Dịch thành mà.

Nơi này mười dặm hoang vu, đi đường núi sợ không tới nơi trước khi trời tối mất."

*****

Trường Anh gật đầu, con ngựa có lẽ đã chờ đến không kiên nhẫn nên thở ra một hơi khói trắng, chân dẫm lộp bộp lắc lư hai bước.

Nó xán đến ghé cái mũi ướt dầm dề về phía mành xe đang xốc lên một khe nhỏ.

Bên trong vừa ấm lại thơm, Trường Anh còn chưa kịp túm cương ngựa nó đã bị hương huân giật mình, cứ thế phun thẳng một hơi vào bên trong.

Mọi người bên trong bị sự kiện thình lình này dọa cho một trận, sau đó vang lên tiếng kinh hô của Trường Đình: "Ca ca! Huynh thực đáng ghét! Mau bảo Liệt Vân tránh xa xe của muội ra!"

Giọng em gái mềm mại giống như một dải lụa mềm phất qua lòng bàn tay khiến người ta thoải mái dễ chịu.

Trường Anh cười vang sau đó kéo cương ngựa, lại duỗi tay gạt màn xe xuống che kín bên trong rồi nhẹ giọng dặn dò, "Quan đạo cực kỳ nhốn nháo, phụ thân sẽ không trộn lẫn vào vũng nước đục này.

Hôm nay chỉ có thể đi đường rừng, nếu trước khi trời tối không thể tới Dịch thành thì sợ là chúng ta sẽ phải nghỉ ngơi bên ngoài.

Vì thế sau giờ ngọ muội đi thỉnh an phụ thân về thì nắm chắc thời gian mà nghỉ ngơi một chút."

Dù có chật vật thì lễ nghi của thế gia vẫn phải có.

Quy củ đã được giản lược một nửa, từ việc phải vấn an sớm tối hai lần chuyển thành một lần vấn an vào buổi trưa, kiểu "làm cho có là được" —— mấy chữ này chính là do cha nàng nói.

Lục Xước là người luôn hành xử ăn nói cẩn trọng vì thế khi Trường Đình nghe thấy lời này thì kinh ngạc một hồi sau đó mới ngầm hiểu mà bật cười.

Các nữ quyến còn có thể nhân giờ ngọ mà nghỉ ngơi, ngủ một giấc, còn đám nam nhân thì sao?

Lục gia tuy xuất thân sĩ tộc nhưng Lục Xước tuyệt không nuôi con trai của Lục gia như những nhà khác, chỉ biết tô điểm bên ngoài, cả ngày rong chơi không được tích sự gì.

Lục Trường Anh và còn thứ của Lục Xước là Lục Trường Mậu không có lúc nào được hưởng phúc ngồi trong xe ngựa mà cả ngày cưỡi ngựa đi theo ông.

Bọn họ đều là công tử thế gia sống trong nhung lụa ngày thường đâu có chịu tội thế này.

Trường Anh tính tình quật cường nên không dễ dàng kêu khổ.

Trường Đình đành phải để Trần Ẩu đến chỗ Lục Trường Mậu hỏi thăm mới biết mấy vị lang quân đều bị phá da đùi do cưỡi ngựa nhiều quá.

Tiểu cô nương sợ tới mức vội để Bách Tước làm thuốc dán cho cha và hai vị huynh trưởng, cũng không biết mấy người bọn họ có dùng không...

Giọng Lục Trường Anh tuy vẫn trong sáng nhưng vẫn nghe ra mệt mỏi.

Trường Đình cực kỳ đau lòng, lại sợ con ngựa kia làm càn nên rón ra rón rén lấy mấy khối bánh phục linh trân châu gói trong khăn tay sau đó dò xét vói tay nhỏ ra ngoài, nhỏ giọng nói với Trường Anh, "... Bên ngoài cơm nước không ngon lành gì, 5 ngày này muội ăn không quen tẹo nào.

Ca ca khẳng định cũng ăn không được... Đây là điểm tâm của Bách Nhạc ở Kiến Khang, tổng cộng muội cũng chỉ mang đi một ít, nó vừa giúp chống đói lại dễ tiêu hóa." Sau khi nghĩ nghĩ nàng lại nói, "Huynh mang cho phụ thân và Mậu ca cùng ăn nữa, nếu cảm thấy ăn ngon thì đến giờ ngọ muội sẽ mang một hộp điểm tâm qua."

Bàn tay nhỏ trắng nõn thò ra từ cửa sổ xe, nắm chặt bọc nhỏ bằng tơ tằm đỏ tía có hoa văn mây trắng trúc xanh trông vừa đột ngột lại đáng yêu.

Trường Anh cười rộ lên rồi cúi người đón lấy cái bọc sau đó giơ roi chạy về phía trước.

Quả không ngoài dự liệu, lại qua vài canh giờ bên ngoài từ an tĩnh biến thành tràn đầy tiếng người ồn ào.

Trong tiếng thét to ồn ào ấy có cả tiếng trẻ con khóc nỉ non, có tiếng nữ nhân kêu gào tuyệt vọng vang lên.

Còn có tiếng bánh xe đẩy tay xóc nảy khi đi qua hố đất, tất cả đều thê thảm buồn bực khiến lòng người bất an.

Đoàn xe của Lục gia vừa dài lại rộng, dù cẩn thận thì vẫn lơ đãng gây sự chú ý và bị người ta soi mói.

Ngay sau đó có tiếng hán tử cao giọng kêu la, tiếng kia cao vút nhưng tới một nửa lại giống như bị gãy cánh, đột nhiên lặng yên không tiếng động.

Có lẽ vì hắn nhìn thấy trên xe có khắc một chữ "Lục", Trường Đình nghĩ thế.

Cũng có những tiếng động nàng không phân biệt được, giống như tiếng bò kêu "uồm uồm" hay tiếp dê kêu "be be".

Tuy nhiên vì nàng chưa từng nghe qua nên cũng không dám chắc.

Nàng đang muốn xốc màn lên nhìn lại bị Bách Tước ngăn lại.

Nha hoàn kia nhíu mày lắc đầu nhẹ giọng nói, "Ngài không nên nhìn, đều là thứ dân ti tiện mà thôi.

Cường hào kinh đô càng thêm hung hăng ngang ngược, phía nam không sống nổi nữa nên bọn họ đành phải dìu già dắt trẻ nháo tới đây... Kỳ thật những chuyện này cũng không đẹp đẽ gì đâu."

Trường Đình trầm mặc, lát sau nàng buông tay xuống.

Nàng chưa từng thấy cảnh này nhưng cũng biết nhất định rất khó coi.

Việc Lục gia rời đến phía bắc đã khiến Lục Xước mệt đến gầy một vòng, huống chi những thứ dân không quyền không thế lại mang theo gánh nặng? Sợ là bọn họ đã bị loạn thế này tra tấn đến tiều tụy cực kỳ, vừa đáng thương lại khó coi.

Những thứ khó coi nàng đều không muốn nhìn.

Tất cả đều trách Phù gia!

Ánh mắt Trường Đình dời về phía mành trướng màu xanh.

Màn xe của nữ quyến đều độn bông dày, lại cố tình nhuộm màu trầm vì sợ nếu rèm quá mỏng trong lúc lơ đãng sẽ bay lên khiến đám thứ dân hèn mọn nhìn thấy dung mạo của nữ tử thế gia.

Vì thế nàng ngồi trong cũng không nhìn thấy gì hết, chỉ dành thở dài hỏi, "Ngươi nói náo động này đến khi nào mới có thể trôi qua đây?"

Bách Tước sửng sốt.

Trường Đình cũng không phải muốn nghe nàng ta đáp mà chỉ nhìn rèm cửa xe rồi chuyển ánh mắt qua nhẹ giọng lẩm bẩm với chính mình, "Cái này sợ mới chỉ là khởi đầu thôi."

Những oanh động và biến cố lớn hơn còn ở phía sau.

Mà trong thời loạn thế này anh hùng cũng sẽ xuất hiện —— đây cũng là lời Lục Xước nói, nhưng khác là lời này ông không chỉ nói với Trường Anh mà còn nói với nàng.

Đường đi bị thứ dân chen đến chật cứng, đoàn xe rốt cuộc chọn đi đường núi.

Vì đi gấp gáp nên xe ngựa càng thêm xóc nảy.

Tiếng ồn ào náo động xa dần.

Bởi vì đường núi này không dễ đi, dân chúng thường đi bộ nên sẽ không chọn đường này vì bọn họ còn phải mang theo lương khô, quần áo, vũ khí, so với đi quan đạo bên kia thì con đường này không tiện bằng.

Quan đạo lúc này đã không có tinh binh canh gác nên rất nguy hiểm, nhưng cùng lắm thì mang mạng ra đổi.

Mà trong mắt dân nghèo thì lương khô còn quan trọng hơn tính mạng.

Trường Đình nhìn thẳng đồng hồ nước, đã qua giờ ngọ, xe ngựa lại nảy lên một cái sau đó rốt cuộc cũng dừng.

Đám tiểu nha hoàn ngồi khoang ngoài của xe ngựa xuống trước mang ghế nhỏ tới rồi nhanh chóng lót một tầng vải mềm lên.

Sau đó bọn họ đốt hai lư hương nhỏ, căng mấy tấm trướng ở các bên.

Xong xuôi hết Bách Tước mới khom lưng vén mành đỡ Trường Đình lúc này đã đội mũ có rèm bước xuống ghế con để xuống xe.

Bốn phía là rừng rậm, xe ngựa đi qua con đường để lại vết bánh xe trên bùn.

Đám hộ vệ lúc này quay lưng ra ngoài để bảo vệ bên trong, đao cắm chéo trên lưng.

Vì đội mũ có rèm nên Trường Đình không nhìn rõ lắm, chỉ có thể trơ mắt nhìn thẳng phía trước mà đi.

Xe ngựa của Phù thị cách đó không xa, ở ngay phía trước.

Lúc nàng tới thì Lục Trường Ninh cũng đã xuống, đang dựa vào bên người nha hoàn mà ngồi chờ ở khoang ngoài xe ngựa.

Lục Xước không có lộc con cái lắm, đám thứ nữ thì không được vào gia phả nên lúc này ông ta chỉ có hai đứa con trai một đích một thứ và hai đích nữ, trong đó Lục Trường Ninh đứng thứ ba.

"Trưởng tỷ ——"

Trường Ninh muốn nhào tới nhưng vì bệnh vừa khỏi, cả người còn mệt nên đứa nhỏ chỉ có thể oa oa cười gọi nàng.

Sau đó con bé liếc mắt nhìn vào trong và nói nhỏ, "Mẫu thân đang bị choáng váng, đã nôn một lần rồi.

Trịnh Ẩu đang hầu hạ nàng súc miệng."

Trường Đình đứng bên ngoài vội dùng khăn lụa che mũi, lại nhìn Lục Trường Ninh một cái và không nói gì.

Trường Ninh vẫn mang theo tâm tính của đứa nhỏ, cứ vậy nhếch miệng cười với chị gái.

Đứa nhỏ mới thay răng, vừa cười đã lộ răng sún, chỉ có lợi hồng.

Vậy mà cô nhóc lại không biết, còn định há mồm nói nữa.

Trường Đình nghẹn một hồi cuối cùng vẫn không nhịn được nhoẻn miệng cười.

*****

Trường Ninh thấy chị gái cười thì cũng hinh hích che miệng cười, đôi mắt linh động quay tròn trong suốt như nước suối nguồn.

Trường Đình vội dời mắt, có chút không được tự nhiên.

Nàng thật sự không quen thân cận với đứa em gái này.

Lúc Lục Trường Ninh sinh ra nàng mới 5 tuổi, ngây thơ mờ mịt không hiểu gì.

Chờ nàng lớn hơn một chút lại bị Phù thị làm phiền đến không được.

Nàng hiểu được Lục Trường Ninh là bảy tấc của Phù thị nên không cần ai dạy cũng biết phải áp chế đứa em này cho chặt...

Bọn họ cách một tầng mẹ kế, cho dù có chung huyết mạch thì cũng khó mà thân thiết.

Trường Đình khó khăn rũ mắt xuống, lại lập tức đụng phải biểu tình ngửa đầu nhìn mình của Trường Ninh nên sợ tới mức nhanh chóng nghiêm trang lại.

Trường Ninh thấy vậy thì ánh mắt sáng ngời, đang muốn mở miệng nói chuyện lại nghe thấy khoang trong có tiếng động truyền ra.

Tiếp theo có một phụ nhân mặt tròn nửa cong người vén rèm mà đi tới.

Bà ta không hề ngước mắt nhìn mà cung kính quay lại xốc rèm lên hơn phân nửa.

Trường Đình gỡ mũ xuống, đưa cho Bách Tước sau đó cong người đi vào khoang trong.

Trường Ninh cũng theo sau.

Bên trong khoang nhỏ hẹp hòi, góc Đông Nam bày một cái bàn, Phù thị đang ngồi đó.

Bà ta trẻ hơn Lục Xước gần 10 tuổi nên hiện giờ mới có 26.

Người này mắt dài, vóc người tinh tế, khóe miệng có một cái nốt ruồi, không duyên cớ lại có chút quyến rũ.

Nhưng vì phụ nhân của Lục gia thường ngày đề cao sự vững vàng, lịch sự và tao nhã nên bà ta chỉ chọn những màu như ráng hồng hoặc màu chàm.

Cho dù ở trên xe xóc nảy nhưng trang sức của bà ta vẫn không nghiêng lệch.

Hơn nữa dù mệt mỏi bà ta vẫn ngồi thẳng lưng, muốn dựa vào đó thể hiện uy nghiêm.

Quả là biết giả vờ...

Trường Đình chửi thầm.

Đại phòng của Lục gia tổng cộng chỉ có ba vị nữ chủ tử, con gái tới vấn an mẹ cả thì bày ra tư thế trịnh trọng như thế làm gì?

Dù nghĩ thế nhưng nàng vẫn cung kính cong người vấn an bà ta, "Nữ nhi vấn an phu nhân, mong phu nhân an khang, trường thọ."

Trường Ninh cũng đi theo nói một câu rồi ngồi xuống trước mặt Phù thị phồng má oán trách, "A Ninh không vui, đường đi quá xóc nảy nên con không nghỉ ngơi được gì.

Con còn nghe thấy bên ngoài rất ồn ào."

Phù thị nhìn Trường Đình sau đó chỉ chỉ đệm dựa và nói nhỏ, "Ngồi đi." Nói xong bà ta duỗi tay ôm Trường Ninh, lại duỗi tay thăm độ ấm trên người cô nhóc rồi mới nhẹ giọng vội hỏi han, "Là vì sáng nay dậy sớm quá hay vì hôm qua ngủ không tốt? Cũng không sốt, thuốc con đã uống chưa? Nếu thuốc đắng quá thì ăn chút mứt hoa quả chứ đừng trộm đổ đi..."

Trường Ninh lắc đầu, không kiên nhẫn nói, "Có uống, con có uống! Trần Ẩu nấu canh trà gừng con cũng uống! Con chỉ lải nhải hai câu thế mà ngài lại hỏi loạn lên không yên!"

Nhắc tới Trần Ẩu, Phù thị lại nhìn Trường Đình sau đó nhẹ hé miệng, nửa ngày cũng không nói nên lời.

Cuối cùng bà ta chỉ đơn giản giơ tay cho người mang đồ ăn lên.

Trường Đình hết sức chăm chú mà bưng chén trà lên uống từng ngụm nhỏ.

Lá trà đắng chát ở trong miệng nàng từ nóng trở thành ấm rồi mới nuốt xuống.

Nước trong chén lay động khiến khuôn mặt nàng soi trong đó cũng lay động theo.

Đây là lý do vì sao nàng không thích Phù thị và Lục Trường Ninh.

Trên đời này có ai không có mẹ đâu?

Ai cũng có mẹ mà!

Nàng cũng có!

Chẳng qua mẹ nàng mất sớm, nếu không bà cũng sẽ ôn nhu xoa đầu nàng, lại trách nàng không uống thuốc, lại duỗi tay sờ trán xem nàng có sốt không...

Nàng mới không thèm ghen tị.

Trường Đình hơi hít hít cái mũi sau đó lại bưng chén trà lên nhấp một ngụm.

Vì Trường Ninh chưa khỏi hẳn bệnh nên đồ ăn đưa lên chủ yếu ôn hòa lại bổ dưỡng, đa số là canh nước.

Thế gia dùng bữa luôn chú ý không nói chuyện, Trường Ninh không có răng cửa nên lúc ăn canh đều sì sụp.

Tiếng động này không lớn nhưng Trường Đình lại không thể nhịn được ngẩng đầu nhìn.

Phù thị mắt sắc lập tức nhận ra sau đó nghiêng người nhẹ giọng nói với Trịnh Ẩu.

Không tới một lát thì bát canh trước mặt Trường Ninh đã được đổi thành canh bát bảo.

Cũng đúng, dùng muỗng ăn canh thì sẽ không vang lên tiếng động.

Trường Đình trầm mặc, trong lòng thở dài một tiếng.

Nếu mẹ nàng còn ở trên đời cũng sẽ nhạy bén giúp nàng che trở tôn nghiêm mặt mũi thế này đúng không?

Cơm trưa kết thúc nhanh chóng, bên ngoài có người thổi sừng trâu nên Trường Đình và Trường Ninh cũng khom người từ biệt và lần lượt rời khỏi xe của Phù thị.

Hai tiểu cô nương xuống xe rồi Phù thị lập tức đỏ mắt, khóc lóc kể lể với Trịnh Ẩu ở bên cạnh, "Lục Trường Đình coi thường ta, hiện giờ đến A Ninh cũng bị nàng ta coi thường! Tự khi ta gả vào, bất kể là ăn cơm, thậm chí lời nói và hành tung đều bị nàng ta coi thường.

Không đúng, là toàn bộ Lục gia đều coi thường chúng ta, coi thường Phù gia.

Đám thế gia đại tộc này quen bày ra mặt mũi, tuy vẫn gọi ta là phu nhân nhưng ai cũng nói này nọ sau lưng, nói Phù gia chúng ta sắp vong! Nếu lão gia không rời khỏi Kiến Khang thì đám sĩ tộc kinh đô vốn coi Lục gia làm đầu nào dám hành động thiếu suy nghĩ!? Ta cùng lão gia là phu thê đã 10 năm nhưng ông ấy chưa bao giờ nghĩ tới tình cảnh của ta khó khăn thế nào!"

Phù thị khó cũng làm sao bằng Chân Định đại trưởng công chúa lúc trước một mình gả tới Lục gia?

Trịnh Ẩu vỗ nhẹ mu bàn tay bà ta, mấy ngày nay lên đường khiến ai cũng mệt mỏi.

Sợ hãi trong lòng sắp đè sụp vị phu nhân chỉ biết vâng dạ này rồi.

Xe ngựa lúc này bắt đầu khởi hành về phía trước.

Bánh xe nghiến trên lá khô, có tiếng vang nhỏ vụn che giấu nên Phù thị rốt cuộc cũng dám khóc thành tiếng.

Bà ta nắm ống tay áo của Trịnh Ẩu sau đó vừa kéo vừa nhỏ giọng hỏi, "Nếu thiên hạ của Phù gia không còn nữa thì ta và A Ninh có còn sống được tiếp không?"

Câu hỏi này làm sao Trịnh Ẩu dám đáp một cách dễ dàng.

Nếu giang sơn của Phù gia không còn thì Phù thị chẳng là gì nữa.

Nhưng Lục gia Bình thành lại vẫn vững vàng vênh mặt hất hàm sai khiến đám sĩ tộc...

"Hẳn là không có gì." Trịnh Ẩu nghĩ nghĩ rồi đáp, "Qua cầu rút ván là việc Lục gia sẽ không làm, cũng không có mặt mũi làm... Dù không có tác dụng thì ngài vẫn có đại trưởng công chúa chống lưng đấy thôi."

Phù thị nghe vậy thì biểu tình cũng buông lỏng, sắc mặt hòa hoãn hơn.

Bà ta muốn oán trách Lục Xước không chống lưng cho Phù gia, để nhà bọn họ hai mặt thọ địch.

Bà ta cũng muốn oán trách Chân Định đại trưởng công chúa.

Mấy cô công chúa con vợ cả không trèo được vào Lục gia, cố tình bà ấy lại liếc mắt để ý tới mình... Nếu lúc ấy Phù thị gả cho một vị triều thần bình thường thì có lẽ ngày tháng đã không khổ sở thế này!

"Trịnh Ẩu, ngươi nói xem Phù gia đến tột cùng kém Lục gia ở đâu?"

Thần sắc trên mặt Phù thị mê mang nghĩ giang sơn này là Phù gia đánh được, nhà bọn họ cũng ngồi lên hoàng vị.

Quân thần có khác, từ cổ tới giờ đều thế, nhưng vì sao tới Đại Tấn thì cố tình mọi thứ lại thay đổi chứ? Vì sao lúc này hoàng thất còn phải nhìn sắc mặt đám huân quý vậy?

Trịnh Ẩu nhẹ nhàng rút tay bà ta ra, thở dài một hơi rồi nhẹ giọng nói, "Phu nhân, ít nhất sĩ tộc vẫn có xuất thân nổi danh, cũng sẽ không toàn tâm cậy nhờ nô bộc."

Những sợ hãi của Phù thị đương nhiên Trường Đình không biết được.

Lúc này đường núi quả nhiên uốn lượn gập ghềnh như Lục Trường Anh nói.

Đoàn xe quá dài, đến trước khi trời tối bọn họ căn bản không thể đến được Dịch thành.

Trần Ẩu trở về sau giờ ngọ, bà ta là người kinh nghiệm phong phú nên sau khi vén mành xe nhìn ra ngoài đã nhận định, "Mặt trời đã xuống núi nhưng tốc độ của đoàn xe vẫn không chậm lại chứng tỏ lão gia không tính nghỉ ngơi ở trong núi."

"Không nghỉ ở trên núi tức là phải di chuyển cả đêm ư?"

Trường Đình đau lòng cho cha và anh nên chuẩn bị trà nóng và điểm tâm đặt trong hộp rồi bảo Bách Tước đưa tới đằng trước.

Bách Tước lập tức vâng lệnh, còn Trường Đình thì duỗi tay đẩy màn xe nhìn ra ngoài.

Ngoài kia là một mảnh đen tối, bóng cây lay động, cành cây bị gió thổi tứ phía.

Đoàn người phía trước cầm đuốc chiếu sáng rực rỡ lấp lánh.

Trường Đình thò đầu ra, muốn nhân lúc có ánh đuốc nhìn xem cha và anh mình ở chỗ nào.

Ánh mắt nàng di chuyển lại thấy ở phía xa có từng ánh lửa lập lòe luân phiên thong thả tiến đến gần.

Nếu thứ dân không có can đảm đi con đường này thì đây là ai!?

Tay Trường Đình run lên, mắt định thần nhìn chăm chú về phía đó.

Lúc nàng còn chưa phản ứng đã nghe thấy phía trước vang lên tiếng sừng trâu trầm thấp, ngay sau đó là giọng nam tử hô to tiếng cảnh giác: "Có địch! Có địch đánh tới! Bày nỏ, lắp tên!"


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-178)