Canh ba
← Ch.19 | Ch.21 → |
Edit: Michellevn
Bản năng của con người đều là tránh hại tìm lợi, gần một tháng sứt đầu mẻ trán, đã tạo cho Giang Mạn lần đầu tiên nếm được nỗi đau khổ không có tiền.
Tính cô rất thực tế, cũng không có nhiều nguyên tắc sống lố bịch, khi đã xác định cái giá mình phải trả chỉ là một cuộc hôn nhân trên danh nghĩa, mà không phải bán cái gì khác, cô gần như không có gánh nặng tâm lý, hết sức tự nhiên chấp nhận giao dịch với Trình Khiên Bắc.
Vì sau khi đi làm, cô đã chuyển hộ khẩu đến thành phố, thời điểm cùng Trình Khiên Bắc đến cục dân chính làm thủ tục đăng ký, cô thậm chí chẳng hề lo lắng bị cha mẹ biết. Còn đối với nguồn gốc số tiền khủng này, cô tuyên bố với bố mẹ là tìm được người đồng ý trả mức giá ngang bằng mua lại nhà máy để đầu tư, hơn nữa sẽ cho nhà họ thuê tiếp.
Ông bà Giang là điển hình của thế hệ xí nghiệp gia đình nhỏ truyền thống lâu đời, trình độ văn hóa không cao, cần cù chất phác, không cách nào vượt qua được khoảng cách về những cái hiện đại hóa, cũng không hiểu biết nhiều về phạm vi công việc cũng như các mối quan hệ của con gái nhà mình, cô nói sao thì họ liền tin như vậy.
Ban đầu Giang Mạn đã nói với Trình Khiên Bắc là mười triệu, nhưng cuối cùng Trình Khiên Bắc vì tránh rườm rà, đã chi luôn mười lăm triệu mua luôn nhà máy dưới tên của mình, sau đó sang tên cho cô.
Tuy rằng anh nói thêm năm triệu xem như phần thưởng cho cô, nhưng Giang Mạn là người thực tế, cũng sẽ không tùy tiện mà chiếm lợi của người khác, nguyên tắc cơ bản vẫn phải coi trọng, cô nói với anh, được, vậy năm triệu đó là tiền thuê trong mấy năm kế tiếp.
Trình Khiên Bắc không có ý kiến khác.
Tiền bạc và hàng hóa hai bên đã thỏa thuận xong, tất cả đều vui vẻ.
Có điều, không bao lâu sau, Giang Mạn liền phát hiện chút lợi mình chiếm thêm kia, thật ra chẳng là gì cả. Bởi vì so với khối tài dản Trình Khiên Bắc được phân chia, năm triệu đó thực sự là quá nhỏ nhoi.
Cũng là sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, lúc cô được anh đưa đến gặp ông nội, mới biết thì ra anh là cháu trai của bậc thầy hội họa Trung Quốc Diệp Hạc Minh, ờm, cháu trai riêng.
Là một ngôi sao sáng trong làng hội họa Trung Quốc, tác phẩm của Diệp Hạc Minh được giao dịch trong thị trường tác phẩm nghệ thuật, cao nhất đạt tới gần chín con số, là họa sĩ có giá trị cao nhất trong cả nước.
Diệp Hạc Minh có hai người con trai, Trình Khiên Bắc là con riêng của người con thứ hai. Dù sao thì Giang Mạn cũng chỉ là được thuê đóng kịch cùng anh.
anh được chia bao nhiêu tài sản, là một người vợ giả cũng chẳng hay ho gì khi thăm dò những bí mật này, ngược lại chính Trình Khiên Bắc chủ động đề cập đơn giản một ít qua với cô.
Cha của anh là Diệp Kính Văn, cũng tham gia vào công việc hội họa, nhưng so với thanh danh nổi tiếng của ông cụ Diệp, cậu con trai nhỏ này không có gì nhiều để gọi là thiên phú, cũng không chịu cố gắng, ở tuổi năm mươi ông chỉ là một giáo sư bình thường ở học viện mỹ thuật Giang Đại, mà vị trí này, chỉ e là dựa vào sự che chở của ông cụ Diệp thì mới có được.
Diệp Kính Văn tài năng nghệ thuật thiếu hụt, nhưng lại mắc căn bệnh chung của phần lớn người làm nghệ thuật, đó chính là --- Phong lưu.
Vào kỳ nghỉ hè trong một lần đến Tương Nam cổ trấn vẽ vật thực, đã quen biết một cô gái bản địa, giấu giếm thân phận đã kết hôn của mình, cùng thiếu nữ đơn thuần tạo nên mối mối tình lãng mạn, và sau khi để lại một hạt giống trong bụng người ta thì vỗ mông chạy lấy người.
Hạt giống này hiển nhân chính là Trình Khiên Bắc.
Vào thời điểm anh tốt nghiệp trung học, sau khi mẹ qua đời, mới được nhà họ Diệp công nhận.
Ông cụ Diệp khi đó cũng mới biết, thì ra mình vẫn còn một thằng cháu trai lưu lạc bên ngoài, mà cảm nhận và sự hiểu biết về nghệ thuật của thằng cháu trai này, so với các con các cháu của ông, đều có phần thiên phú vượt trội, lại càng tương thông với triết lý của ông.
Chỉ tiếc bởi vì lưu lạc bên ngoài, sinh trưởng ở nơi hỗn tạp mà bỏ lỡ cơ hội học nghệ thuật.
Đời này điều đáng tiếc nhất của ông cụ Diệp chính là, trong đám con cháu của ông không ai có thể kế thừa y bát(*) của ông, ngay đến cả nhận thức nghệ thuật cũng không thể làm cho ông hài lòng.
(*)y bát; áo cà sa và cái bát của thầy tu (vốn chỉ áo cà sa và cái bát mà những nhà sư đạo Phật truyền lại cho môn đồ, sau này chỉ chung tư tưởng, học thuật, kỹ năng... truyền lại cho đời sau) anh con lớn không hề có hứng thú với hội họa, dựa hơi ông để kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, cả người đều mùi tiền. Thằng con nhỏ thì cả một đời phong lưu thành tính không nên thân, quả thực chính là coi thường nghệ thuật. cô cháu gái mặc dù cũng học hội họa, nhưng lại dốc sức tiên phong cho nghệ thuật đương đại, không đồng ý với hội họa truyền thống.
Cháu trai cũng chính là con trai của Diệp Kính Văn, lại học khoa học tự nhiên đi làm nghiên cứu khoa học, không hề dính dáng chút nào đến hội họa.
Đột nhiên xuất hiện một thằng cháu mang dòng máu của mình, mặc dù không được học hội họa một cách có hệ thống, nhưng lại hiểu triết lý và nhận thức về hội họa, và tự đáy lòng cũng yêu thích hội họa truyền thống.
một mặt là xuất phát từ sự tán thưởng, mặt khác là bởi vì cảm thấy áy náy, đối với người cháu nội sau tuổi trưởng thành mới xuất hiện này, ông cụ Diệp rất yêu thương và quan tâm.
Người già vẫn luôn có quan niệm truyền thống, hai đứa cháu trai cháu gái danh tính ngôn thuận, một đứa thì thay bạn trai còn chăm chỉ hơn thay quần áo, một đứa thì đã qua ba mươi tuổi mà vẫn mãi độc thân, cho nên trông thấy Trình Khiên Bắc đưa Giang Mạn đến ra mắt mình, lại hết sức là vui vẻ.
Ông lão sao mà biết được thằng cháu này đưa vợ nó đến làm ông vui vẻ, là vì tài sản của ông.
Diệp Hạc Minh tự biết mình không còn nhiều thời gian, để phòng ngừa sau khi mình chết đi, đám con cháu sẽ ồn ào khó coi vì di chúc và tài sản, nên quyết định phân chia tài sản khi ông còn tỉnh táo.
Giang Mạn không biết chức vị vợ giả này của mình, đã đóng góp bao nhiêu phần trong việc thâu tóm tài sản của Trình Khiên Bắc. Có điều khi ở cùng anh trong phòng bệnh ngày hôm đó, cô đã choáng váng sau khi nghe luật sư công bố kế hoạch phân chia tài sản của ông cụ Diệp.
Ngoại trừ giữ lại cho mình một phần coi như nhu cầu sinh hoạt và khám bệnh, tất cả tài sản bao gồm bất động sản, tiền gửi ngân hàng và di vật văn hóa cổ ước chừng khoảng một trăm triệu, Diệp Hạc Minh phân chia đều cho gia đình của hai người con trai.
Mà gần hai trăm bức tranh và bản thảo của ông, thì toàn bộ để lại cho cháu trai riêng Trình Khiên Bắc này.
Nếu như nói lúc đầu Giang Mạn nhận mười triệu tiền thù lao để góp phần tạo ra một thân phận giả, nhiều ít gì trong lòng vẫn có chút bất an, thế nhưng sau khi nghe kế hoạch phân chia tài sản này, thì đã hoàn toàn bình tĩnh.
Đối với người làm nghệ thuật lớn mà nói, thứ có giá trị lớn nhất không phải là tài sản và tiền bạc, mà là tác phẩm của họ. Ngay cả khi Giang Mạn không hiểu biết nhiều và giá thị trường, thì cũng biết tất cả tranh và bản thảo của ông cụ Diệp, nếu đổi thành tiền bạc, tuyệt đối là một số trên trời, hơn nữa nó còn có giá trị thừa kế to lớn và trị số tăng giá là không giới hạn.
Kế hoạch phân chia rành rành thiên vị này khiến hai gia đình con trai họ Diệp rất bất mãn, nhưng ở trong nhà ông cụ Diệp quyền uy tuyệt đối, với người hai nhà kia, Trình Khiên Bắc căn bản là không để trong mắt, chuyện này nhanh chóng đều kết thúc.
Đương nhiên, ông cụ Diệp vẫn còn sống, Giang Mạn không có khả năng rút lui ngay được, cô và Trình Khiên Bắc đã nói xong đâu ra đó về kỳ hạn, chính là ông cụ Diệp ra đi đã.
Vì vậy, hầu như mỗi tháng, cô đều sẽ đi cùng Trình Khiên Bắc, với tư cách là cháu dâu, đến viện dưỡng lão thăm ông cụ Diệp một lần.
Bởi vì không hợp với vòng xã giao của nhà họ Diệp, cho nên thân phận vợ chồng của Giang Mạn và Trình Khiên Bắc, cũng chỉ có người nhà họ Diệp biết. Còn Trình Khiên Bắc thì ngoại trừ ông cụ Diệp thì không có qua lại với bất kỳ ai nhà họ Diệp, bao gồm cả cha ruột của anh, đây ngược lại cũng giảm bớt phiền phức cho Giang Mạn.
Cứ như vậy một cách vô thức đã kéo dài hai năm, hết thảy đều trời yên biển lặng.
Chẳng qua là, cuối cùng đã xảy ra một chút thay đổi so với kỳ vọng lúc đầu. Ban đầu Giang Mạn cho rằng hai người chỉ là quan hệ giao dịch tiền trao cháo múc, mỗi tháng cùng anh đóng kịch một lần là xong.
Nào biết được một năm trước cũng không biết chuyện xảy ra thế nào, mà củi khô bốc lửa lăn cùng một chỗ luôn.
Về cái này, điều duy nhất cô có thể giải thích là, dưới áp lực công việc, lại sống một mình, khó tránh khỏi cần chút gì đó linh hoạt bên ngoài mà không phải bỏ quá nhiều nguồn vốn tinh lực, miễn là tận hưởng sự thoải mái. Bất kể điểu kiện gì thì Trình Khiên Bắc đều là ứng cử viên xuất sắc.
Mà dưới cái nhìn của cô, trong lòng người đàn ông này trước kia đã có người thương, lại còn có thể qua lại với Ninh Nhiễm, trước khi chưa chính thức chia tay với Ninh Nhiễm, lại cùng mình đi thuê phòng khách sạn, điểm mấu chốt về đạo đức hiển nhiên là chẳng cao bao nhiêu, cho nên cô không cần phải chịu gánh nặng tâm lý bởi loại người này. Miễn là anh độc thân, sinh hoạt cá nhân sạch sẽ là được.
Giang Mạn mở cửa ra bước vào nhà, xoa xoa mặt, kéo mình trở về từ trong hồi ức.
Điện thoại di động trong túi rung lên, cô lấy ra xem, là Hứa Thận Hành gửi tin nhắn tới.
" Tiểu Mạn, chuyện em và Trình Khiên Bắc, là gạt anh đúng không?"
Khóe miệng Giang Mạn co rút, trả lời tin nhắn:" không gạt anh, em và anh ấy quả thật đã có giấy đăng ký kết hôn."
Bên kia mãi mà không thấy nhắn tiếp, cho đến khi Giang Mạn nghĩ anh sẽ không trả lời nữa, thì âm tin nhắn lại vang lên.
Hứa Thận Hành:" anh không tin."
Giang Mạn nhìn dòng tin khẽ cười, thầm nghĩ, em cũng không tin điều đó đâu!
← Ch. 19 | Ch. 21 → |