Vay nóng Tinvay

Truyện:Giường Đơn Hay Giường Đôi - Chương 07

Giường Đơn Hay Giường Đôi
Trọn bộ 21 chương
Chương 07
Vĩnh Đạo trong ký ức - mười tám tuổi (1)
0.00
(0 votes)


Chương (1-21)

Siêu sale Lazada


Lời thổ lộ của Vĩnh Đạo giống như một trận núi lở, hoàn toàn phá tan sự bình tĩnh ban đầu trong lòng Phổ Hoa. Cô chưa bao giờ coi cậu ấy là hồng thủy haymãnh thú, nhưng cuộc tấn công tình cảm bất ngờ xảy ra này khiến lòng cô vô cùng rối loạn.

Cuối tuần, cô cùng mẹ về nhà bà ngoại, ngơ ngẩn ngồitrông sạp thuốc lá nhỏ ông ngoại mở. Buổi tối ngủ trênchiếc giường đơn nho nhỏ của cậu trước khi cậu kếthôn, Phổ Hoa giơ chiếc gương trang điểm lên ngắm gương mặt mình, không thể tưởng tượng "thích" rốt cuộc là cái gì, Thi Vĩnh Đạo lại "thích" cô ở điểm nào.

Đối với cô, cuộc sống ngoài bố mẹ thì chỉ còn có họchành, điều duy nhất từng hy vọng có được chẳng qualà "tình bạn" của Kỷ An Vĩnh. Cả đêm Phổ Hoa viếtcho Kỷ An Vĩnh một lá thư, viết rất lâu, hỏi thăm bệnh tình và tình trạng hồi phục của cậu ấy, sau đó bày tỏ một cách lờ mờ vài lời cô muốn nói. vốn định đặt thiếp chúc mừng năm mới vào chỗ ngồi của cậu ấy, lại cảm thấy không ổn, mang về nhà đặt trong ngăn tủ lần lữakhông tặng.

Một tuần sau, Kỷ An Vĩnh vẫn không đi học, Phổ Hoa bồn chồn, gửi thư vào hòm thư của trường. Đặt thưxong, trời mưa lất phất, sau đó đúng một tuần lễ đềumưa âm u. Chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh vẫn trống, tronglòng Phổ Hoa cũng có một khoảng trống.

Thi Vĩnh Đạo không còn chủ động nói chuyện với cô nữa, chỉ như có mà cũng như không chờ đợi câu trả lời của cô. Hôm ấy cô trốn tránh, sau đó cậu ấy thườngkhông hẹn mà xuất hiện trên con đường cô về nhà, nhà ăn của trường, góc rẽ cầu thang, thậm chí cả vănphòng của giáo viên. Nhưng điều Phổ Hoa làm là im lặng trốn tránh.

Hai ngày sau cô lặng lẽ mở hòm thư, bức thư đó đãkhông còn nữa, Phổ Hoa thấp thỏm, lo lắng, bất an ngồi trên bậc thang lên sân thượng ngắm mưa, suy đoán khi nào Phong Thanh sẽ giao thư cho Kỷ An Vĩnh, cậu ấy đọc xong sẽ trả lời thế nào.

Phổ Hoa của tuổi mười lăm vẫn không hiểu cái gì là tình yêu, thứ cô nhìn thấy chỉ là bố mẹ cãi nhau ngày càng nhiều, bố gánh vác trách nhiệm cuộc sống nặng nề. Ngoài bài vở nặng nhọc, niềm vui đơn thuần nhất trong cuộc sống là sự quan tâm, lo lắng, thậm chí cả buồn bã của cô, mà những thứ này cô đều dành cho Kỷ An Vĩnh.

Một tháng sau khi kết thúc khóa học huấn luyện quân sự, Kỷ An Vĩnh trở lại lớp, Thi Vĩnh Đạo mang đồ giúp cậu ấy, đưa cậu ấy vào lớp học. Cầu Nhân tổ chức chomọi người viết thiệp thăm hỏi đặt trên bàn cậu ấy. PhổHoa ký tên ở góc, chữ viết rất nhỏ.

Một thời gian rất lâu sau đó, tất cả mọi thứ của lớp 10 (6) đều như trước đây, thỉnh thoảng Kỷ An Vĩnh hỏi Phổ Hoa về tiếng Anh, giờ thể dục khi chạy sẽ gật đầu chào hỏi nếu gặp, cậu ấy vẫn nói tiếng "hi", quan hệ bọn họ cũng chỉ dừng ở đó.

Nhưng sự nhiệt tình của Thi Vĩnh Đạo không biết từ lúc nào bỗng dừng lại. Cậu ấy không còn theo cô khi tan học, không còn đợi cô trên đường, thậm chí cố ý trốn cô, dường như lời thổ lộ hôm ấy chỉ là trò chơingu xuẩn tột cùng. Trong chờ đợi lo sợ bất an, PhổHoa đón nhận kỳ thi đầu tiên của cuộc sống cấp ba.

Trước ngày công bố thành tích giữa kỳ, Quyên Quyên nhét riêng cho Phổ Hoa một mảnh giấy, trên đó viết: Buổi trưa gặp nhau ở tầng thượng.

Hỏi ai viết, cô ấy nói là Doãn Trình.

Tiết cuối cùng của buổi sáng, Phổ Hoa nhiều lần nhìnsang chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh. Cậu ấy nghe giảng một cách bình tĩnh, cảm giác được ánh mắt của cô, cậu ấy hơi nghiêng đầu cười. Trải qua hai tháng mong chờ hết sức lo sợ, khoảnh khắc này, Phổ Hoa cuối cùng cũngcó thể kiềm chế được bản thân, dồn sự chú ý lênquyển sách.

Trưa hôm đó, cô đợi mọi người đi ăn cơm hết mới một mình lên tầng thượng.

Tầng thượng không có Kỷ An Vĩnh, có người ngồi bên lan can, quả bóng rổ đặt cạnh chân, ánh mắt dừng tạimột điểm xa xa nào đó. Cậu ấy đứng lên bước tới trước mặt cô, nhặt bóng lên, một cái bóng nhỏ lướt qua mặt cô.

"Lời của mình, cậu hiểu chứ?". Cậu ấy hỏi.

Cô không thể nói chuyện với cậu ấy, từ chối đối diện với cậu ấy, cúi đầu nhìn mũi giày của mình. Dườngnhư từ khi quen cậu ấy, thứ cô làm nhiều nhất cũng là trốn tránh ánh mắt của cậu.

Sau đó cậu ấy lặng lẽ bỏ đi, quả bóng lăn tới lan can.

Trước tiết học buổi chiều, Doãn Trình đỡ Thi Vĩnh Đạo từ ngoài trở về, đi qua Phổ Hoa, cô ngửi thấy mùirượu xộc vào mũi. Là trạng nguyên hóa học trong kỳ thi trung học toàn khu vực, Thi Vĩnh Đạo lại nộp giấy trắng trong kỳ thi môn hóa giữa kỳ.

Noel năm đó, Tết dương lịch, thậm chí cả Tết âm lịch, Phổ Hoa không hề nhận được một tấm thiệp nào. Đếnthư hồi âm của Kỷ An Vĩnh cũng không có. Ngày ngày gặp mặt, chẳng phải người dưng, đây không phải loại quan hệ mà cô mong đợi.

Khi cô ở nhà bà ngoại, thi thoảng nói chuyện điện thoại với Kỷ An Vĩnh phần lớn là thảo luận việc học tập. Trước khi cúp máy, cậu ấy sẽ lịch sự nói trước câu "Chúc ngủ ngon", Phổ Hoa lặng lẽ nắm ống nghe, vì trong câu tạm biệt này có nỗi bi thương không cáchnào giải thích được trong lòng.

Sau kỳ thi giữa kỳ, trải qua thời gian thi thử rất dài, đến gần cuối kỳ thành tích của Phổ Hoa mới khởi sắc. Nhưng lúc đó, gia đình lại không còn là chỗ dựa kiêncố vững chắc nữa, vẫn đề giữa bố và mẹ trở nên nghiêm trọng.

Nghĩ tới nửa năm sau của lớp mười còn có hai kỳ thi, bố mẹ dứt khoát để cô về sống ở nhà bà ngoại. Côkhông hề biết rõ trong nhà rốt cuộc xảy ra chuyện gì, sau này thường là mẹ qua ở cùng cô, một mình bố ở nhà. Sắc mặt bố mẹ không tốt, Phổ Hoa cũng cố chịu không khí nặng nề này, sống thấp thỏm lo âu từng ngày.

Trước kỳ thi cuối kỳ, chủ nhiệm lớp tìm cô nói chuyện, khuyên cô suy nghĩ vấn đề lựa chọn ban khi vào lớp mười một, đồng thời để cô và Thi Vĩnh Đạo trở thành đôi bạn cùng tiến. Học kỳ vừa rồi, thành tích tiếng Anhcủa cậu thảm hại đến mức không thể thảm hại hơn, còn môn hóa của cô, kiến thức nền tảng từ cấp hai đãkhông tốt.

Tin đồn tình cảm trong kỳ huấn luyện quân sự sớm đã tan thành mây khói, mỗi lần đối mặt với cậu, trong lòng cô bất giác sinh ra rất nhiều sợ hãi và áy náy. Cậucó mười phần thất bại, cô ít nhất có một phần trách nhiệm, thỉnh thoảng nhìn bóng dáng cô đơn chơi bóngmột mình của cậu từ xa, gánh nặng trong lòng cô cũngtăng thêm một phần. Qua Quyên Quyên, cô biết cậuvẫn lặng lẽ quan tâm tới mình, khi bầu chọn ở trạmphát thanh đã lôi kéo giúp cô rất nhiều phiếu, trongcuộc thi tiếng Anh đã dành cho cô rất nhiều tiếng vỗ tay.

Đâm lao phải theo lao, Phổ Hoa cuối cùng vẫn tiếp nhận sự sắp xếp của giáo viên, chấp nhận sự giúp đỡ của Thi Vĩnh Đạo.

Mấy lần đầu học riêng, họ đều có chút gò bó, hai ngườiduy trì khoảng cách, một người hỏi một người đáp nhưcảnh sát và phạm nhân, gần như không hỏi han trao đổi gì thêm, cô thường rơi vào hoảng loạn vì nét mặtchuyên tâm của cậu. Vài lần học cùng nhau, cậu càng lịch sự với cô, thậm chí giống như đối xử với giáo viên, trả lời câu hỏi của cô còn giơ tay. Vì tác phong như vậy, cô dần dần hạ thấp cảnh giác với cậu. Khắc phụcsự lúng túng ban đầu, chuyên tâm vào việc học, PhổHoa phát hiện mình và Thi Vĩnh Đạo phối hợp còn tốthơn cả với Kỷ An Vĩnh. Vì cậu kiên nhẫn hơn, sẵn sàng giúp cô sửa bài, có lúc còn liệt kê từng phương pháp một ra giấy, lần lượt tính cho cô xem. Cậu chưa bao giờ tức giận với cô, khi quan điểm bất đồng, nhiều nhất thì cậu sa sầm mặt xuống, đặt bút cầm vở bài tậplên che mặt, lặng lẽ khó chịu vài phút.

Sau giờ học phụ đạo, Thi Vĩnh Đạo sẽ đợi Phổ Hoa ởcổng trường, đi cùng cô qua đường, sau đó lên xe đạp của mình, ai đi đường nấy. Cậu không đi theo cô, cũngkhông còn mua phô mai cho cô nữa, chưa từng nhắc đến việc gì ngoài chuyện học tập. Không phải thời gianhọc phụ đạo, như trên sân bóng luyện tập bóng rổ nhìnthấy cô về nhà, cậu cũng sẽ không chủ động chào hỏiquấy rầy cô.

Đây là khoảng cách vô cùng an toàn, an toàn tới nỗi Phổ Hoa có thể yên tâm cố gắng nâng cao thành tích toán lý hóa, cách nhìn đối với Thi Vĩnh Đạo cũng thay đổi rất nhiều.

Họ trải qua hai tháng bình yên vô sự.

Phổ Hoa gánh vác hai áp lực đến từ gia đình và nhà trường, cắn chặt răng ra sức đạt được thành tích tốt hơn trong kỳ thi cuối kỳ. Thi Vĩnh Đạo cũng cởi bỏgánh nặng trên vai, không còn dùng thái độ chống đối để cư xử với việc thi cử và xếp hạng.

Lần cuối cùng phụ đạo cho nhau trước kỳ thi, vì phải đi giúp giáo viên mà cậu phải dừng giữa chừng, cô ở phòng học đợi cậu. Nhân lúc cậu không có mặt, cô lén xem trộm vở bài tập của cậu, chữ cậu viết, nháp đề kiểm tra của cậu. Trang cuối cùng trong vở bài tập, cô phát hiện trên góc có một hàng công thức: giá trị PH của D = 1

Đọc câu này nhiều lần, Phổ Hoa cảm thấy D không giống bất cứ hợp chất hay nguyên tố nào cô biết, thầnbí thật, cậu ấy từng khắc câu này trên bàn, điều đó có ý nghĩa gì?

Trong lúc đợi cậu ấy, cô nhoài người lên bàn ngủ quên mất, khi tỉnh dậy, đồ đạc của cậu ấy vẫn còn, hình nhưcậu ấy vẫn chưa trở về. Rời trường học, Phổ Hoa thấy đèn trong văn phòng giáo viên hóa học còn sáng.

Tối đó cô mơ mình trở lại phòng học, nằm sấp lên bàn mệt mỏi ngủ quên, Thi Vĩnh Đạo đang đứng đối diện. Cậu ấy không giảng bài, mà cúi người xuống cách cô càng lúc càng gần, gần tới nỗi cô có thể nghe thấytiếng thở của cậu ấy. Cậu ấy lặng lẽ quan sát cô, phân tích cô, dường như cô là một đề ứng dụng khó hiểu nhất. Sau đó, gương mặt cậu ấy dần mờ nhạt, đến hình dáng cũng chỉ còn lại bóng mờ màu đen, một làn hơi nóng bỏng lướt qua má cô, lưu lại trên môi cô, nhẹ nhàng, mềm mại.

********

Phổ Hoa cẩn thận giữ tự tin trong học tập, sau khi có thành tích cuối kỳ, ngoài về thăm bố cuối tuần, phần lớn thời gian cô đều ở sạp bán thuốc lá của ông ngoại ngồi nghe bài hát tiếng Anh láng máng không rõ từ đài, dốc sức làm bài tập về nhà và các loại bài tập môn toán lý hóa.

Chút an ủi duy nhất của Phổ Hoa chính là điện thoại của Kỷ An Vĩnh, mỗi tối thời gian nói chuyện của họ đã nhiều hơn trước, chủ đề cũng không còn hạn chế trong những khó khăn gặp phải trong môn học. Dường như bằng cách gọi điện, họ có thể bỏ đi những dè dặt, thoải mái trong suy nghĩ, thảo luận vài vấn đề của bản thân.

Bắt đầu là thăm dò sơ sơ, sau đó có thể sẽ im lặng, thử né tránh, sau nữa, Kỷ An Vĩnh nói chuyện của cậu ấy, người "bạn gái" xuất hiện trong tin đồn tình cảm với tần suất cao đó dần dần trở thành nội dung chủ yếu để bọn họ đàm luận. Phổ Hoa hiểu được, Kỷ An Vĩnh cũng chẳng thuận buồm xuôi gió trong tình cảm. Cậu ấy thường than, người mình thích chưa hẳn đã thích mình. Còn người thích mình chưa hẳn mình đã thích. Nghe như đọc khẩu lệnh, kỳ thực ngẫm nghĩ kỹ thì cũng có lý.

Nghe chính miệng cậu ấy nói ra mối tình không thành công đó, ngược lại Phổ Hoa thoải mái hơn nhiều. Ban đầu cô vẫn canh cánh trong lòng với bức thư đó, lúc này lại chẳng muốn truy cứu cậu ấy có cảm nghĩ gì sau khi đọc nữa.

Đi tới ranh giới của bạn tốt và tri kỷ, Phổ Hoa tìm thấy vị trí thuộc về mình bên cạnh Kỷ An Vĩnh. Cho dù đối với Kỷ An Vĩnh, vị trí này không quan trọng, có hay không cũng được, chỉ giới hạn ở hai đầu điện thoại, nhưng Phổ Hoa rất mãn nguyện, ít nhất cô có thể dùng quan hệ này để che giấu tình cảm của mình, thoải mái nói cười với cậu ấy, quan tâm tới cậu ấy, khích lệ cậu ấy, thậm chí chế giễu cậu ấy.

Cúp máy, cô sẽ viết tên Kỷ An Vĩnh trên giấy nháp làm bài tập, sau đó là tên mình, rồi viết nội dung nói chuyện vào nhật ký, nằm trên giường hồi tưởng lại.

Kỷ An Vĩnh từng nói: "Diệp Phổ Hoa, cậu không giống các bạn nữ khác".

Cô hỏi: "Sao không giống?".

Cậu ấy nghĩ rất lâu, chỉ nói: "Tóm lại là không giống".

Âm thầm thích một người chính là như vậy, cái gọi là "không giống mọi người" khiến Phổ Hoa vui vẻ rất lâu, dù soi gương cũng sẽ mỉm cười. Bị việc học và chuyện gia đình dồn vào góc, vui vẻ là thứ xa xỉ lâu rồi cô không có. Co ro sau tấm cửa kéo bằng kính, đối diện với một kệ thuốc lá thơm, Phổ Hoa thử tìm sự yên ả trong lòng, mà Kỷ An Vĩnh mang lại cho cô đúng lúc.

Trước Tết âm lịch, sạp hàng nhỏ của ông ngoại buôn bán bận nhất, cả ngày Phổ Hoa đều ở cửa hàng bán thuốc lá trông hàng, khi không cần tính toán sổ sách thì đeo tai nghe nghe mấy tiết mục cô yêu thích trên đài phát thanh.

Hôm đó, cô cũng đang nhìn ra ngoài cửa sổ mơ mộng viển vông, có người đạp xe dừng lại hỏi mua một bao Vạn Bảo Lộc. Gương mặt trẻ tuổi xa lạ đó ngờ ngợ khiến cô cảm thấy quen thuộc.

Cô chạy vào trong phòng hỏi người lớn giá tiền, cầm bao thuốc quay trở lại, người đi xe đạp đang chờ, đưa năm mươi tệ cho cô. Cô trả lại tiền cho anh ta, người giơ tay ra nhận lại là người khác.

Nhận ra Thi Vĩnh Đạo, Phổ Hoa giật nảy mình, lập tức buông tay, tiền lẻ trả lại bị rơi xuống đất.

Cậu ấy cũng kinh ngạc, lại nhanh chóng trấn tĩnh, đẩy người mua thuốc lá đi, bản thân vẫn đứng ở cửa sổ, lại đưa mười tệ cho cô, nói cậu ấy cũng muốn mua Vạn Bảo Lộc.

Không mặc đồng phục trường, không cạo râu, nhưng cậu ấy trông vẫn có dáng vẻ của học sinh trung học. Phổ Hoa kiên quyết không bán, cậu ấy kiên quyết không đi, hai người giằng co bên cửa sổ cho tới khi người lớn ra hỏi. Cô đành xuống nước, dùng ánh mắt cầu xin cậu ấy, không nói thành lời: Nhanh đi đi. Cậu ấy vò tờ tiền, lắc đầu, mua bật lửa rồi lên xe đạp đi.

Cả tối đó Phổ Hoa vô cùng sợ hãi bất an, đến cuộc điện thoại đã hẹn với Kỷ An Vĩnh cũng không gọi.

Đúng như dự đoán, ngày hôm sau cô mới dậy, Thi Vĩnh Đạo đã xuất hiện rồi. Cậu ấy khóa xe đạp đối diện với sạp bán thuốc lá, khoác ba lô gõ cửa.

Cô chặn cửa không cho vào, hỏi cậu ấy: "Cậu đến làm gì?".

Dáng vẻ cậu ta rất tự nhiên, mở cặp sách lấy ra vài quyển vở bài tập: "Mình đến hỏi bài".

Nói xong, lại cúi rạp người chào ông ngoại đang từ phía sau cô đi tới, nói lớn: "Cháu chào ông ạ".

Sau việc này Phổ Hoa nghĩ kỹ thấy mình đã đánh giá thấp Thi Vĩnh Đạo.

Năm lớp chín cậu ấy dám hút thuốc lá trên tầng thượng trước mặt cô, lớp mười chạy ra ngoài uống rượu say về lớp, nộp giấy trắng môn hóa khi thi giữa học kỳ, lần sau cầm điểm mười đưa giáo viên xem. Cậu ấy dám mua chuộc cử tri vì cô, lấy danh hiệu của mình che đậy cho cô, cậu ấy có gì không dám làm chứ?

Cô vẫn không hiểu, rốt cuộc cậu ấy thích cô ở điểm nào, cô bình thường như thế, vì sao cậu ấy cố chấp thế nhỉ?

Tuần đầu tiên, cậu ấy mượn cớ cũ tới hai lần, lần đầu hỏi xong liền đi, trước sau không đến năm phút, lần thứ hai cậu ấy khoác cặp sách to hơn, hình như trong Tết cậu ấy hoàn toàn không có việc gì làm, chỉ đến chỗ cô hỏi bài.

Lần thứ ba cô thực sự tức giận, đuổi cậu ấy về, cậu ấy bình tĩnh mở cặp sách, lấy ra máy tính xách tay.

Thời kỳ đó, học sinh có máy tính để bàn không nhiều, nhưng cậu ấy lại mang máy tính xách tay Toshiba cồng kềnh đến nhà cô, để cô luyện tập trên máy cho kỳ thi vi tính. Việc cậu ấy dâng vật quý và sự do dự của cô giằng co nhau mất ba phút, cuối cùng Thi Vĩnh Đạo thắng.

Ông cô không có khái niệm về giới tính, là bạn học của cô thì sẽ nhiệt tình tiếp đãi, còn giúp chuyển bàn, còn rót nước mận cho Thi Vĩnh Đạo, dặn dò hai đửa ôn tập cho tốt, còn mình đi trông sạp hàng. Người lớn vừa đi, cô ngồi chỗ nào cậu ấy liền ngồi sát lại, gần tới nỗi có thể đếm rõ lông mi của cô.

Mới đầu Phổ Hoa đặc biệt thận trọng, hận không thể giảng vài câu để cậu ấy nhanh chóng đi về, sau đó nghe cậu ấy giảng vi tính rõ ràng mạch lạc, toàn những chỗ khó, trọng điểm của kỳ thi, cũng quên cả việc đuổi người.

Cậu ấy giảng khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, giảng xong để cô luyện tập, gần như cầm tay dạy cô sử dụng. Đợi luyện xong vài chương trình quan trọng, có qua có lại mới toại lòng nhau, cô cũng bày ra sách tiếng Anh để cậu ấy hỏi.

Cậu ấy gập máy tính lại, lấy ra tờ giấy đã chuẩn bị sẵn, đưa cho cô.

"Tiếng Trung Quốc, cậu có thể hiểu không?". Cậu ấy hỏi.

Cô không hề cảnh giác mở tờ giấy, trên đó thình lình viết: Cho mình (Thi Vĩnh Đạo) thích cậu (Diệp Phổ Hoa), được không?

**********

Thi Vĩnh Đạo có xuất hiện lần thứ tư không, Phổ Hoa cũng không nghe ông ngoại nói, cô trốn về chỗ bố.

Trong thời gian nửa năm, bố già đi rất nhiều, tóc mai đã điểm bạc.

Trên tường phòng khách treo bức ảnh cũ của gia đình Phổ Hoa, bức ảnh cả nhà ba người chúc mừng cô được tuyển thẳng vào trường cấp ba được đặt ở giữa, mặt kính luôn được lau sạch sẽ. Đồ đạc của mẹ trong phòng càng lúc càng ít đi, cô không dám hỏi cũng không dám biết.

Bố không nhiều lời, nhét tiền tiêu vặt cho cô, xoa đầu cô dặn dò cố gắng học tốt, đừng để ông thất vọng. Phổ Hoa nhoài người lên lưng bố, khóe mắt bất giác ươn ướt.

Sau khi khai giảng tuyết rơi đóng băng trên đường, Phổ Hoa đổi sang đi xe bus đến trường.

Tới trường, việc quan trọng nhất chính là nói chuyện với Thi Vĩnh Đạo, Quyên Quyên chuyển giúp cô mảnh giấy, buổi trưa họ gặp mặt trên tầng thượng.

Cậu ấy đã đợi ở đó từ lâu, trong tay ôm chiếc áo khoác.

"Cái này trả cậu". Cô để tờ giấy vào trong phong bì đưa cho cậu ấy.

Trong mắt cậu ấy lóe lên một tia hy vọng, mở ra đọc xong, tia hy vọng ấy biến mất.

"Sau đó thì sao?". Cậu ấy bước lại gần hơn.

"Sau đó, mình muốn học tốt chuẩn bị cho kỳ thi, chỉ có những điều này". Đây quả thật là những lời trong tim cô, đứng trước lựa chọn giữa ban tự nhiên và ban xã hội, Phổ Hoa cũng cảm thấy mù mờ đối với tương lai, người vốn có thể chỉ đường cho cô bây giờ lại không giúp được nữa.

"Cái này liên quan gì tới học tập! Hơn nữa mình sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học của cậu, mình có thể giúp cậu!". Vĩnh Đạo giơ bức thư, nét mặt bướng bỉnh mà mất mát, mỗi lần cô đều hung hăng tấn công cậu ấy, hơn nữa trước nay đều rất trực tiếp, rất thẳng thừng không có đường cứu vãn."Cái gì mà kêu không được! Sao cậu không viết vì sao không được, thế nào mới được! Mình muốn biết!".

Câu hỏi của cậu ấy khiến Phổ Hoa tắc nghẹn, không trả lời được.

"Diệp Phổ Hoa, cậu có thể nhìn thẳng vào vấn đề một lần không, đừng chỉ có trốn tránh, dùng hai chữ như vậy xua đuổi người ta, giải quyết vấn đề cũng phải có một quá trình chứ!". Cậu ấy lại giơ cao phong thư, thở hổn hển bốc cả hơi nóng lên, mặt đỏ ửng.

"Thi Vĩnh Đạo, trong thời gian đi học và trong kỳ nghỉ mình chỉ có thể nói cảm ơn cậu, đã thêm phiền phức cho cậu. Mình không phải tùy tiện xua đuổi cậu mà thực sự mình không có loại tình cảm đó. Chúng ta là bạn học... chính là bạn học". Phổ Hoa lạnh đến mức phát run, khó khăn lắm mới nói ra hết những câu đã chuẩn bị từ trước. Cô đặc biệt nhấn mạnh hai từ bạn học, dường như thế thì cậu ấy sẽ chấp nhận kết quả này, "Mình sẽ nói với giáo viên về chuyện phụ đạo, còn kỳ thi vi tính, mình có thể tự nghĩ cách, thật không cần phiền cậu nữa. Nếu cậu có vấn đề về tiếng Anh, có thể hỏi mình, thời gian khác, cũng học cho tốt để chuẩn bị thi nhé".

Trước khi đi, cô để lại số điện thoại nhà mà lần trước cậu ấy viết trên tờ giấy nháp, nghe thấy cậu ấy gọi phía sau nhưng không dừng lại. Cô không suy đoán Thi Vĩnh Đạo sẽ lại làm ra chuyện kỳ lạ đột ngột gì nữa, đây đều nằm ngoài phạm vi khống chế của cô, hơn nữa cô thực không hy vọng lãng phí thời gian quý báu vào chuyện yêu sớm, vả lại cô chưa từng "yêu" cậu ấy. Trước đây không, tương lai cũng sẽ không.

Hôm đó, Phổ Hoa liền tìm chủ nhiệm lớp nói về việc học phụ đạo, lấy cớ gia đình có việc, không có thời gian nhằm thoát thân.

Lần này Thi Vĩnh Đạo rất lý trí, không làm ra chuyện gì khác thường, hơn nữa trong thời gian tương đối dài cậu ấy vẫn là Thi Vĩnh Đạo đứng thứ hạng cao. Bên cạnh cậu ấy có bạn bè, cậu ấy bắt đầu giúp đỡ nữ sinh khác, bài thi môn hóa của cậu ấy xuất hiện trên bàn Cầu Nhân, những điều này Phổ Hoa đều coi như không thấy.

Điều duy nhất khiến Phổ Hoa khó chịu là hàng ngày Thi Vĩnh Đạo đều mua một cốc phô mai ở cửa hàng Kiến Nhất khi tan học, cho dù một mình hay đi cùng bạn học, cô khó có thể rời khỏi tầm mắt của cậu ấy. Dù cô cố gắng đi sớm thế nào, vẫn sẽ gặp ở cửa, tuần lễ phải trực ban, hàng ngày cậu ấy còn chặn ở cổng kiểm tra cô.

Cậu ấy chưa bao giờ nói lời nào cay nghiệt, cũng không gây khó dễ, trong lớp hai người dường như không trò chuyện với nhau, chỉ cúi đầu không thấy, ngẩng đầu thấy nhau. Vì không nói chuyện, trong ánh mắt trong veo của cậu ấy thi thoảng có một thứ gì đó khiến cô hoảng loạn, nhưng rất nhanh liền biến mất.

Trước kỳ thi, trong điện thoại Phổ Hoa hỏi Kỷ An Vĩnh: "Chúng ta làm thế nào mà bắt đầu gọi điện cho nhau nhỉ, cậu còn nhớ không?".

Kỷ An Vĩnh nói: "Việc trong lớp thì phải, nếu không là hỏi cậu về tiếng Anh, không nhớ rõ lắm, sao vậy, có gì khác à?".

"Không có gì... Sau này, có lẽ không thể thường xuyên gọi điện rồi". Phổ Hoa lưỡng lự.

"Vì sao?".

"Mình chuyển nhà, bên đó vẫn chưa lắp điện thoại". Nghĩ tới về nhà không thể liên lạc với Kỷ An Vĩnh bằng cách này nữa, Phổ Hoa ít nhiều có chút buồn bã.

Ngược lại Kỷ An Vĩnh cười cười bên đầu kia điện thoại, "À, không sao, lắp xong, gọi là được mà".

Ba ngày ôn tập ở nhà, Phổ Hoa đi tới trường một lần, quyết định cho mình cơ hội cuối cùng trước khi thi.

Cô để lại một bức thư trong hòm thư, liên quan đến vấn đề chọn ban xã hội hay ban tự nhiên, trong đó cũng nói đến phiền não và một vài lo lắng của cô.

Chìa khóa vừa rút ra từ ổ khóa, giọng Thi Vĩnh Đạo từ trên trời rơi xuống ngay sau lưng cô.

"Diệp Phổ Hoa, cậu đang làm gì đấy?".

Cậu ấy dắt xe đạp, nhân lúc cô hoảng hồn chưa kịp trấn tĩnh liền giật mất chìa khóa trong tay cô.

Cậu ấy vứt xe trên sân tập thể dục, kéo cô lên tầng thượng "giải quyết" vấn đề. Các lớp khác còn đang học, trong trường khắp nơi ra vào đều có giáo viên và học sinh, Phổ Hoa không muốn nhưng sau một rồi chọn lựa vẫn đi lên theo.

Nhảy lên bậc cao nhất, cậu ấy bình tĩnh ngồi xuống, chìa khóa kẹp giữa các ngón tay, biểu hiện thâm sâu khó dò, hỏi cô: "Vừa nãy cậu làm gì? Chìa khóa ở đâu ra?".

Cô đứng dưới hơn chục bậc, vặn vẹo mép áo, muốn xông lên giật lại chìa khóa, đành nói: "Mượn... của Phong Thanh...".

"Thật không?". Cậu ấy nắm tay thành nắm đấm, chìa khóa biến mất, chỉ còn lại các khớp xương rõ rệt càng lúc càng siết chặt, "Cậu cần chìa khóa làm gì?".

"Tìm thư...".

"Thư gì?". Cậu ấy càng nói càng gay gắt "Thư của mình...". Cô có thể cảm nhận được cơn giận dữ âm ỉ của cậu ấy, vốn đuối lý càng không dám nhìn thẳng cậu ấy.

Cậu ấy nghĩ một chút, đột nhiên nhảy lên đi xuống tầng dưới, miệng hét: "Được, bây giờ mình đi hỏi Phong Thanh".

Vỏ bọc chồng chất những lời bịa đặt bỗng chốc vỡ tan, Phổ Hoa giơ tay ra cản nhưng Thi Vĩnh Đạo tưởng cô muốn giành chìa khóa.

"Ở đâu ra? Cậu nói thật với mình?". Cô càng biểu hiện lo sợ, ngược lại cậu ấy càng chắc chắn, vừa như có ý vừa như vô tình bước từng bậc lại gần cô.

Nói dối nữa chắc chắn cũng chẳng qua nổi, Phổ Hoa đành cam chịu nói ra sự thật, cô nói: "Là mình... đánh thêm chìa khóa...".

"Cậu đánh thêm làm gì?". Khóe miệng cậu ấy nở một nụ cười xấu xa, cuối cùng nắm được thóp cô rồi.

Phổ Hoa lủi lại tới chỗ không thể lùi được nữa: "Không... Không làm gì...".

Thi Vĩnh Đạo lại ngồi xuống bậc thềm, ôm cánh tay, nét mặt như đang suy nghĩ vấn đề, làm ra vẻ nghiêm túc như thật. Phổ Hoa co rúm lại, không dám động đậy.

"Cậu nói... làm thế nào?". Cậu ấy đứng lên, giống như quan tòa từ trên cao nhìn xuống.

"Mình không biết". Phổ Hoa trả lời đúng sự thật, bị tia sáng sắc nhọn trong mắt cậu ấy châm đau nhói, đầu cúi gằm xuống.

"Mình đưa chìa khóa cho Phong Thanh, khai báo rõ ràng với cậu ta, để giáo viên giải quyết!".

Cậu ấy thử thăm dò, quả nhiên thấy cô sợ tới mức mặt trắng bệch, giống con thỏ nhỏ kinh hãi, nụ cười trên mặt cậu ấy dần dần nở rộng.

"Thi Vĩnh Đạo! Cậu... Cậu đừng nói... Cậu đừng nói được không...". Phổ Hoa cầu khẩn.

"Vậy mình có lợi gì không?". Cậu ấy công khai thảo luận với cô về điều kiện, Phổ Hoa không nghĩ ngợi liền gật mạnh đầu.

"Mình nói gì cậu cũng đều đồng ý?".

Cô gật đầu như giã tỏi, tay vặn mép áo bắt đầu run rẩy.

"Vậy được rồi... cậu qua đây!". Cậu ấy đút chìa khóa vào túi áo, vẫy tay với cô.

Phổ Hoa lê bước chân lên bậc thềm cậu ấy đứng.

Cậu ấy dẫn cô bước lên sân thượng của trường. Bước ra giữa liền quay lại, dang rộng hai cánh tay.

Phổ Hoa đứng ở cửa lúng túng không biết phải làm sao.

"Cậu muốn... làm gì...".

"Cậu qua đây... để mình ôm một cái...". Cậu ấy kiên định dang rộng hai tay, "Ôm kiểu... bạn bè...".

Phổ Hoa sững người, một lúc sau tưởng rằng cậu ấy đùa. Đợi tới lúc ý thức được là cậu ấy làm thật, cứng đờ tại chỗ, đi cũng không được, không đi cũng không xong.

Cậu ấy giơ chiếc chìa khóa ra, cầm trong tay cho cô nhìn thấy, bình tĩnh hỏi cô: "Nghĩ xong chưa?".

Gió thổi tung mái tóc Phổ Hoa, che cả mắt cô. Sự dè dặt, lưỡng lự, nỗi hoảng sợ con trai của đứa con gái mười lăm tuổi thu hết trong đáy mắt Vĩnh Đạo.

Cô đứng ở cửa vào rất lâu, cuối cùng vẫn bước đến.

Giây phút này cậu đợi rất lâu rồi, lâu tới nỗi mỗi bước đi của cô, cũng khiến lòng bàn tay cậu không ngừng đổ mồ hôi.

Cuối cùng cô bước tới trước mặt cậu, nhắm mắt, hai hàng mi dày rung rung sợ hãi, khóe miệng như sắp khóc.

Cậu đưa hai tay vòng quanh cô, cúi đầu lướt qua má, sượt đến bên tai thậm chí cả chỗ hõm ở cổ. Cô rất trắng, đốm nhỏ tàn nhang trên cánh mũi màu hồng. Bờ vai mềm mại dường như không chịu được khi bị cậu nắm chặt. Nhưng đây không phải cái ôm mà cậu muốn, cậu muốn cảm nhận hơi ấm da thịt cô, cảm nhận sự run rẩy của cô, tự mình khám phá mùi vị huyền ảo mơ hồ trên cơ thể cô.

Khi cô tưởng rằng đã kết thúc, cậu bỗng xốc mạnh hai nách nâng cô lên, giống như người bố ôm đứa con nhỏ, muốn toàn bộ con người cô tan vào trong vòng tay cậu, hai người bỗng chốc đều không thể thở nổi, ngực áp ngực, má áp má.

Cô kinh hãi kêu lên một tiếng, bắt đầu vùng vẫy hoảng loạn, đấm vào vai, cánh tay cậu, hai ba cái liền bị cậu ôm chặt.

"Mình thích cậu...". Cậu nói như mê sát bên tai cô, cố chấp quay cằm cô lại, nhìn vào đồng tử màu nâu đậm của cô.

Cô không nói gì, bờ môi run rẩy.

Trước khi cô khóc thật, cậu đặt cô xuống đất một cách tiếc nuối, nhét chìa khóa vào tay cô, vuốt tóc cô và lủi sang một bên.

"Nhanh đi đi... Mình không nói với Phong Thanh...". Cậu ấy cười mãn nguyện. Nhìn cô lau mắt, thật giống như chịu uất ức, miệng méo xệch chạy đi.

************

Cái ôm trên tầng thượng suýt khiến Phổ Hoa sợ tới mức ngã bệnh, hai ngày trốn tránh Thi Vĩnh Đạo trốn tới mửc căm phẫn, hôm đó kỳ thi vi tính tổ chức cùng một địa điểm thi, cô vừa vào đã thấy cậu ấy đang ởchỗ ngồi liền chạy ra ngoài, may mà được giám thị coi thi gọi lại.

Cô không hận cậu ấy, chỉ là thực sự sợ, cậu ấy có thể làm bất cứ việc gì, cô tin thế.

Cũng may Thi Vĩnh Đạo biểu hiện rất lịch sự, làm như không có chuyện gì xảy ra, cũng không tiếp cận cô, đa phần là "theo dõi" từ xa.

Trước kỳ thi cuối kỳ, Phổ Hoa đưa vở tiếng Anh cả năm cho Kỷ An Vĩnh mượn photo, lại đặt trên bàn bản photo phóng to chép lại cẩn thận bảng tốc ký ngữ pháp mà cậu ấy nhờ. Mấy hôm sau, tài liệu ôn tập tiếng Anh đó rất nhanh được truyền tay nhau trong lớp, nam sinh mỗi người một bản, còn bảng tốc ký ngữ pháp thì chỉcó Kỷ An Vĩnh và vài người bạn thân chia sẻ, đươngnhiên không thể thiếu Thi Vĩnh Đạo. Thi Vĩnh Đạophoto bảng tốc ký thành mấy bản, bọc ngoài vở bài tậpcác môn, khiến Phổ Hoa rất bối rối, vài lần nộp bài tập đều hận không thể rút vở bài tập của cậu ấy ra ném đi. Cậu ấy chính là có bản lĩnh khiến lòng dạ cô thêm rối bời khi cô hoảng loạn.

Quyên Quyên ngày ngày ở bên cạnh Phổ Hoa, nhanhchóng nhận ra điều gì đó. Chất vấn Phổ Hoa kể tìnhtiết, cô chỉ kể qua cái ôm đó, cô thề sống chết cũngkhông mở miệng, dường như nó đã trở thành một điềusỉ nhục lớn trong đời cô.

Thành tích thi môn vi tính rất nhanh đã có, bức thư Phổ Hoa gửi cho Kỷ An Vĩnh lại không có hồi âm, đang lúc do dự nhất trong việc lựa chọn ban xã hội và ban tự nhiên, cô đành thỉnh giáo Khổng Khiêm - trạmtrưởng đài phát thanh sắp tốt nghiệp.

Phổ Hoa và Khổng Khiêm cũng có thể coi là có tìnhnghĩa anh em khóa trên khóa dưới làm việc chung vớinhau, lại cùng khóa cùng lớp với em trai anh ấy, vì vậy Khổng Khiêm đặc biệt cầm tài liệu giới thiệu vài trường đại học cho Phổ Hoa, rất vui vẻ giúp đỡ.

Họ hẹn gặp nhau ở Kiến Nhất, Khổng Khiêm cầmbảng điền nguyện vọng giải thích cái lợi và cái hại của ban xã hội, ban tự nhiên và căn cứ chọn ban.

Sau đó gặp Khổng Nhượng tan học, cũng cùng ngồi nóichuyện về việc chọn ban.

Tuy anh em nhà họ Khổng là người ngoài, nhưng Phổ Hoa rất vui mừng vì có thể nghe ý kiến của họ. Mỗi lầnhỏi Quyên Quyên vấn đề này, quả bóng cao su lại đá về chân cô. Quyên Quyên chưa bao giờ quyết địnhthay cô, đến chủ ý của bản thân cô ấy còn lười, lời nói chí lý đến nay đều là câu: Mặc cho số phận. Cũng vì thế, Ngu Thế Nam - người thi cấp ba ở trường khác đãtrở thành một giai đoạn lịch sử được lật qua.

Phổ Hoa cũng không dám giao quyền quyết định cuối cùng cho một kỳ thi có tính ngẫu nhiên, cô cũng thửbày tỏ suy nghĩ với bố mẹ, nhưng hiệu quả không ổn, ngược lại mẹ còn trách cô học lệch, khiến cô càng không có lòng tin tiếp tục học môn tự nhiên.

Nói chuyện xong với anh em nhà họ Khổng, ra khỏi Kiến Nhất, trong lòng Phổ Hoa cơ bản đã có phươnghướng. Hỏi Khổng Khiêm về kỳ thi đại học sắp thamgia, anh ấy vẫn chưa nói thì Phổ Hoa nhìn thấy Thi Vĩnh Đạo và anh em "nhóm bốn người" từ bên kia đường đi tới. Ra đa trong cơ thể cô khởi động trong chớp mắt, coi như không nhìn thấy cậu ấy, co rúm người lại giữa hai anh em nhà họ Khổng, rón ra rón rén bước đi. Chưa đi bao xa thì nghe thấy một hàng xe đạp đổ cái rầm phía sau.

Kết thúc kỳ thi cuối kỳ hôm đó, bố mẹ đưa Phổ Hoa đi ăn bữa cơm ở quán Pizzahut, coi như tiệc chúc mừngthành công, kết thúc lớp mười. Sau khi mẹ mất việc, đối với cuộc sống nhà họ Diệp giật gấu vá vai mà nói, bữa ăn fast food này tương đối xa xỉ.

Vấn đề chọn ban treo lơ lửng chưa quyết làm phiền Phổ Hoa, nhưng cô vẫn được hưởng niềm vui đã lâukhông còn. Trong thời gian gần một năm, cô chưa từng ăn một bữa cơm ngon lành cùng bố mẹ, bố mẹ cũng đã lâu không cười trước mặt cô. Bố lấy trà thay rượu, Phổ Hoa và mẹ nâng chén trà, chúc mừng cô đỗ vào lớp trọng điểm của khối mười một.

Sau bữa cơm này, ba người nhà họ Diệp đã đạt được mục đích bước đầu, Phổ Hoa học tự nhiên, sau đó bốmẹ ký tên xác nhận, Phổ Hoa điền vào bảng nguyện vọng chọn ban của mình.

Thành tích kỳ thi cuối kỳ và bảng xếp hạng rất nhanhliền có, ba học sinh ưu tú được chọn làm cán bộ lớpcũng đã được xác định trong cùng một ngày, nhưngnhững việc này đều không liên quan tới Phổ Hoa.

cầm bảng xếp hạng, cô nhất thời có chút sửng sốt, thấphơn dự đoán rất nhiều, lại cùng điểm với Cầu Nhân, xếp trong mấy thứ hạng cuối của lớp. Chủ nhiệm tìm Phổ Hoa, qua thảo luận với các giáo viên bộ môn, đềxuất cô suy nghĩ lại việc chọn ban tự nhiên.

Mức thay đổi lớn như vậy khiến Phổ Hoa thực sự trởtay không kịp. Buổi trưa, cô và Quyên Quyên bàn bạc trên tầng thượng cũng không có kết quả. Buổi tối, cô ngồi trên giường rút thăm, chọn năm trong tám, có bốn cái đều là ban xã hội. Cô tính điểm số không được lýtưởng trên bảng thành tích, dùng bút chì mô phỏng chữký của mẹ, sau lại xóa, nằm trên giường vẫn chưa có chủ ý của riêng mình.

Hôm hết hạn nộp bảng nguyện vọng, tan học Phổ Hoa bất ngờ thấy mẹ đợi ở cổng trường. Từ khi học tiểu học, trừ năm lớp một, mẹ chưa bao giờ đến đón PhổHoa. Bà hiếm khi mặc một bộ quần áo trịnh trọng nhưvậy, chiếc váy là trong lễ biểu dương của xưởng hồixưa Phổ Hoa mới thấy bà lôi ra mặc. Điều khác nhất là vẻ mặt mẹ, lờ mờ ẩn giấu chuyện gì đó.

Mẹ đưa cô về chỗ bố, bố đã làm một bàn thức ăn ngồi đợi, trong đó có vài món Phổ Hoa rất thích nhưng phải đợi dịp lễ tết mới được ăn, thậm chí bố còn gói bánh sủi cảo, đặt một bát giữa bàn.

Ba người ngồi vào vị trí quen thuộc quanh bàn, Phổ Hoa trấn tĩnh tinh thần, cố mỉm cười, tay cầm đũa bất giác hơi run.

Bữa cơm này rất lặng lẽ, ngoài chiếc ti vi trong phòng khách đang phát tin tức buổi tối, ba người đều khôngnói chuyện. Bố mẹ thay phiên nhau gắp thức ăn, múccanh cho cô, đợi tin tức tối phát xong, trong phòng chỉ còn tiếng đũa bát chạm vào nhau.

Đúng tám giờ, thu dọn nhà bếp xong, bố gọi Phổ Hoa vào phòng khách. Mẹ ngồi ở vị trí thường ngày, Phổ Hoa đứng giữa hai người.

Bố rút ra một phong thư từ trong túi, đặt trên bàn đẩy tới trước mặt Phổ Hoa.

"Hoa Hoa, cái này cho con".

Phổ Hoa bước lên trước mở phong thư ra, trong đó là năm trăm tệ. Cô không hiểu tiền này là thế nào, cũngkhông dám cầm, sợ hãi vòng tay ra sau lưng.

"Hoa Hoa, bây giờ, ban tự nhiên và xã hội cũng đãchọn xong, hai năm sau còn một chặng đường rất dài, tự con phải cố gắng, bố mẹ không giúp con đượcnhiều, chúng ta quả tình không theo kịp thời đại rồi. Giờ con cũng sắp mười sáu tuổi rồi, học lớp mười một coi như đứa trẻ lớn, có vài chuyện cha mẹ không định giấu con nữa, chỉ hy vọng không ảnh hưởng tới thành tích và việc học sau này của con". Mẹ nhìn bố một cái, lại đẩy phong thư ra, "Hoa Hoa, bố và mẹ... đã quyết định chia tay, hôm nay chính thức nói cho con biết. Sau này, con sống với mẹ ở nhà ông ngoại, khi nào muốn gặp có thể qua thăm. Sắp nghỉ hè rồi, tự con thudọn đi nhé, chuyển quần áo và sách thường dùng đi".

Trong đầu Phổ Hoa "ầm" một tiếng, cả người lảo đảo, tưởng mình nghe nhầm.

Bố nhét phong thư vào tay Phổ Hoa, vỗ vỗ mu bàn tay cô, "Cầm đi con, có việc thì về đây, bố..." nói tới một nửa, cuối cùng bố nghẹn ngào rời phòng khách. Bố lẻ loi đứng trên ban công không trở lại, bóng lưng bố không còn khỏe mạnh như cô vẫn quen thuộc và dựa dẫm nữa, xem ra bố đã già rồi, không chỉ đơn giản là tóc bạc.

Mẹ bước tới xoa đầu Phổ Hoa, ôm cô vào lòng, côngây ngốc đứng nghe lời an ủi rập khuôn của mẹ. Bức thư và số tiền trong tay đều rơi xuống đất.

Tối đó, Phổ Hoa và mẹ chen chúc trên chiếc giường nhỏ của cô, sau khi tắt đèn, trong bóng tối mẹ kéo taycô, cô láng máng nghe thấy tiếng nghẹn ngào của mẹ, buông tay xoay người nằm quay lưng với mẹ, nhắmmắt cũng không thể nào ngủ nổi.

Sáng hôm sau, bố mẹ chưa dậy, Phổ Hoa đã thu dọn cặp sách ra khỏi nhà, đạp xe tới nhà ông ngoại, gom hết quần áo và sách bình thường để bên đó vào trong một cái túi, trước khi ra khỏi cửa lại xin ông ngoại haimươi tệ.

Cô không đi học mà mang túi quần áo, sách vở, đạp xe từ nhà ông ngoại về con ngõ nhỏ nhà mình, lại đạp từnhà mình về ngõ nhà ông ngoại. Buổi trưa cô đạp xe đến mệt, trở lại trường dùng số tiền hai mươi tệ mua hai mươi cốc phô mai ở cửa hàng Kiến Nhất, đến venhồ, nhìn hồ nước đọng, cô chảy nước mắt ăn từngmiếng lớn.

Cuộc đời vốn nên chua ngọt giống phô mai, nhưngcuộc đời cô lại đổi vị, cô bất lực trước mọi thứ xảy ra trước mắt, chỉ có thể nuốt nghẹn vị chua ngọt, nếm nước mắt của chính mình.

Trước khi nghỉ hè, Phổ Hoa giấu người lớn điền vàobảng nguyện vọng chọn ban xã hội, tuy có đi ngược với ước nguyện ban đầu của cô nhưng giây phút cuối cùng giao nộp bảng nguyện vọng, cô cảm thấy không nên hối hận. Cuộc sống trước kia đều là người kháclựa chọn cho cô, lần này cô muốn lựa chọn một lần vì mình.

Bảng phân lớp phát xuống đúng hôm nghỉ hè, Phổ Hoa cầm bảng danh sách một mình ra khỏi lớp, ngồi trên tầng thượng, nhìn mặt trời chói chang. Ánh nắng gaygắt thiêu đốt toàn thân, cô rút ra những đồng tiền lẻ nóng bừng trong túi, đếm từng tờ, đếm rồi lại quên là bao nhiêu, đằng sau vọng lại tiếng bước chân, có người đứng sau lưng cô, lặng lẽ dùng cơ thể nắng cho cô.

Cô ngẩng đầu nhìn vầng thái dương, bướng bỉnh từ chối bóng dáng che phủ ấy, thậm chí giơ tay đẩy cậu ấy, ra hiệu bảo cậu ấy rời đi.

Ánh mặt trời lại thiêu đốt đỉnh đầu cô, cậu ấy lùi lại, lặng lẽ ngồi cách chỗ cô không xa, phơi nắng cùng cô, đưa từng tờ tiền cô trải dưới chân cho cô.

*************

Phần lớn thời gian nghỉ hè, Phổ Hoa đều làm thêm ở những nơi được cô của mình giới thiệu, bố gần như đón cô hàng tối, hai bố con cùng từ chỗ làm thêm về nhà, có lúc giải quyết bữa tối ở quán ven đường. Mẹ lại đến nói chuyện với Phổ Hoa vài lần, thử thuyết phục cô cùng tới ở nhà ông ngoại, nhưng đều bị cô từ chối.

Trước khi vào năm học, Phổ Hoa lấy mấy trăm tệ tiền đi làm thêm cộng với tiền mừng tuổi cô cậu cho thành một nghìn tệ đưa bố. Bố xoa đầu con gái nghẹn ngào, bố lấy một chút trong tiền tích lũy bao năm ra, trước khai giảng hai ngày lắp điện thoại cho gia đình.

Đối với nhà họ Diệp khi đó, điện thoại là thứ đồ vô cùng xa xỉ, bố bình thường vốn dĩ không cần dùng, lắp điện thoại hoàn toàn là để Phổ Hoa vui vẻ. ông thấy con gái hàng ngày làm thêm, học tập một cách bình thản, nhưng lại không cảm thấy cô vui vẻ.

Điện thoại quả thực khiến Phổ Hoa hưng phấn hai ngày, cuộc điện thoại đầu tiên cô gọi cho ông ngoại, khéo léo nói với mẹ rằng cô muốn ở cùng bố. Sau đó, Phổ Hoa gọi cho Quyên Quyên, còn Kỷ An Vĩnh, tuy thuộc làu số nhà cậu ấy nhưng cuối cùng cô vẫn lựa chọn không gọi.

Kỷ An Vĩnh ủng hộ việc cô chọn ban xã hội, cậu ấy tặng cô một quyển thơ song ngữ Trung - Anh Tuyển tập Tagore để chúc mừng cô, trang bìa phía trong còn trang trọng ký tên cậu ấy. Phổ Hoa bọc bìa thật đẹp, đặt ở chỗ có thể thuận tay lấy, học mệt liền mở ra đọc một bài thơ của Tagore.

Cô thích nhất bài Khoảng cách xa nhất trên thế giới, có thể đọc thuộc lòng một đoạn:

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải khoảng cách giữa sự sống và cái chết, mà là em đứng trước anh, nhưng anh lại không biết em yêu anh;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải em đứng trước anh nhưng anh không biết em yêu anh, mà là yêu đến cuồng si nhưng không thể nói rằng em yêu anh;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải em không thể nói em yêu anh mà là nhớ anh đến đau thấu tim gan nhưng chỉ có thể giấu sâu vào tận đáy lòng;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải em không thể nói em nhớ anh mà biết rõ yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau, mà là rõ ràng không thể ngăn cản hơi thở này, nhưng phải cố ý giả vờ không chút quan tâm.

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải rõ ràng không thể ngăn cản hơi thở này, nhưng phải cố ý giả vờ không chút quan tâm, mà là dùng trái tim lạnh lùng, đào một con kênh không thể vượt qua giữa em và người yêu em;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải khoảng cách giữa cây và cây mà là nhánh cây cùng sinh trưởng trên cùng một gốc nhưng không thể nương tựa vào nhau trước những cơn gió;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải những nhánh cây không thể nương tựa vào nhau mà là những vì sao nhìn nhau nhưng không có quỹ đạo gặp gỡ;

Khoảng cách xa nhất trên thế gới không phải quỹ đạo giữa các vì sao mà là cho dù có quỹ đạo gặp gỡ thì trong chớp mắt cũng không cách nào tìm kiếm;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới không phải trong chớp mắt không cách nào tìm kiếm mà là chưa gặp nhau đã định sẵn không cách nào ở bên nhau;

Khoảng cách xa nhất trên thế giới là khoảng cách giữa cá và chim, một con trên trời, một con lại lặn sâu dưới đáy biển.

Khoảng cách giữa cô và Kỷ An Vĩnh rốt cuộc bao xa, là trong chớp mắt không cách nào tìm kiếm? Không có quỹ đạo gặp gỡ? Hay đã định sẵn không cách nào ở bên nhau? Phổ Hoa hiểu, sau này không còn cùng lớp, rất nhiều việc cô kỳ vọng nhưng việc chưa từng xảy ra cuối cùng sẽ không có kết quả. Cô không có dũng khí để cậu ấy biết, cũng không thể đường đột nói ra. Điều cô có thể làm chính là chờ đợi. Cảm xúc trong bài thơ và hiện thực khiến cô chìm sâu trong sự chờ đợi buồn khổ mà không cách nào tự thoát khỏi, không biết những ngày tháng như vậy bao giờ mới kết thúc.

Người phản ứng mạnh nhất đối với việc cô học ban xã hội là Thi Vĩnh Đạo. Hôm cầm bảng thành tích, cậu ấy ngồi bên cô mấy tiếng đồng hồ, cô không quay lại nhìn cậu ấy, không để cậu ấy nhìn thấy cô khóc, cậu ấy cũng không nói gì, gấp tiền lẻ thành con thuyền nhỏ, bảo tháp, máy bay, quần áo, cuối cùng là một trái tim nhàu nhĩ. Tan học, cậu ấy đạp xe theo cô cả đường, đến nỗi cô đành không về nhà mà đạp xe men theo đường lớn, đi tới nỗi lạc cả đường, dừng bên hồ.

Cậu ấy ngồi cùng cô trên bờ, cách một đoạn, luôn luôn canh phòng, hình như cho rằng cô muốn làm việc gì ngu xuẩn. Thực ra, cô chỉ nhặt vài viên đá ném xuống hồ, khiến nước bắn tung tóe. Cậu ấy cũng ném theo, lực ném rất mạnh, bắn cả vào người lạ đang câu cá bên hồ, bị người ta mắng cho vài câu.

"Thi Vĩnh Đạo, cậu muốn làm gì?". Cô không hiểu.

"Sao cậu lại học xã hội!". Cậu ném một đống đá sang bờ bên kia, "Mình không chịu nổi chính trị và lịch sử... làm thế nào...".

Thực ra cậu ấy muốn nói: "Nếu không có hai môn chết tiệt ấy, mình chắc chắn sẽ theo cậu học xã hội!", nhưng cô lại hiểu rằng cậu ta ghét ban xã hội.

"Cậu thực sự... không có tố chất học xã hội!". Cô rất thẳng thắn nói ra suy nghĩ trong lòng, "Thi Vĩnh Đạo, cậu là thiên tài môn hóa, sau này... đừng lãng phí thời gian đợi mình!".

Cô nói như vậy, cũng làm như vậy, đạp xe vào ngõ nhỏ gần nhất, không ngừng thay đổi phương hướng để cắt đuôi cậu ấy.

Tuần nghỉ hè cuối cùng, họ không hề có bất cứ liên hệ nào. Ngoài Quyên Quyên, Phổ Hoa không thân với mọi người trong lớp 10 (6), bao gồm cả Kỷ An Vĩnh. Cô cũng trở nên trầm mặc kiệm lời, quen chìm đắm trong thế giới một mình.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-21)