Cậu hai nhà họ Khúc
← Ch.222 | Ch.224 → |
"Vậy mẹ bằng lòng là vì điều gì?" Lý Phân cạn lời.
Lão Khúc bà nói như thế chuyện đương nhiên: "Nào có đạo lý đánh người chạy lại!"
Lý Phân suy nghĩ một lát cũng thấy có lý: "Chờ chú ấy trở về hỏi là sẽ biết thôi ạ. Nếu như chú ấy thật sự có mục tiêu rồi thì rút lại việc này, không có thì đi liếc mắt nhìn thử, chúng ta cũng không tổn thất gì."
Lão Khúc bà vẫn rất bực con trai trở về mà không nói gì. Đợi buổi tối cậu hai nhà họ Khúc trở về, bà ấy nhanh chóng hỏi, cậu hai Khúc kiên quyết khẳng định là không có chuyện đó, thậm chí còn nói Lý Phân đã nhìn lầm rồi, hoàn toàn không có nói chuyện với cô nương nào cả.
Lý Phân rõ ràng đã trông thấy nhưng em chồng không thừa nhận thì chị ta cũng không tiện nói gì.
Nếu như vậy thì chờ gặp cô gái bên chị tư này thôi.
Trời càng ngày càng lạnh, rau xanh của Triệu Văn Thao cũng dần đắt hàng, gần như là từ bận sáng đến tối, đặc biệt là trước chợ, mấy phút là bị đoạt hết, có người còn đặt hàng cho phiên chợ kế tiếp.
Hơn nữa bây giờ rau xanh của Triệu Văn Thao đã không cần đi khắp hang cùng ngõ hẻm để bán nữa mà đều đã có khách hàng cố định rồi. Không cần nhắc đến tiệm hoành thánh của Chung Dụng mà một ít quầy ăn vặt chung quanh được mở ra như măng mọc sau cơn mưa chỉ trong một năm cũng đã trở thành mối hàng của Triệu Văn Thao.
Đừng thấy Triệu Văn Thao là thương nhân nhưng hắn rất rộng rãi, còn lại một ít hành tỏi thì đều không cần tiền, hơn nữa lại biết ăn nói, nhiệt tình như ánh mặt trời, làm người ta qua lại mà thấy thư thái.
Mấu chốt nhất là đồ ăn tươi ngon cho nên đều muốn mua rau của Triệu Văn Thao.
Trừ những khách hàng lớn này ra thì còn có một vài khách hàng nhỏ rải rác nữa. Điều khiến Triệu Văn Thao không ngờ tới chính là những khách hàng nhỏ này lại được phát triển ra từ ngay thôn mình, anh ba Triệu chính là một người trong đó.
Thu hoạch xong thì trở thu cũng trở lạnh, anh ba Triệu bắt đầu làm đậu phụ bán, trước đó chỉ chạy đến huyện thành bán vì cảm thấy người trong huyện có tiền mới mua được đậu phụ. Trải qua một năm phân chia ruộng đất làm một mình, anh ba Triệu mới phát hiện người trên trấn trong xã cũng có năng lực để mua, mà hai địa phương này gần hơn so với thị trấn nên anh ta bắt đầu mở rộng thị trường ở hai địa phương này.
Chỉ cần là đồ tốt thì mọi người sẽ hoan nghênh, huống chi thời đại này số thứ bán được cũng rất ít, cho nên đậu phụ của anh ba Triệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Trải qua hơn một năm rèn luyện buôn bán, anh ba Triệu cũng cưỡi xe nhẹ đi đường quen, chẳng những bán đậu phụ mà còn làm thùng sữa đậu nành lớn và đậu phụ sốt tương để bán!
Đậu phụ sốt tương này cũng không giống với những người khác. Rau mùi, hành lá, tỏi giã rồi xào, ớt, thậm chí còn thêm ít rau xanh thái nhỏ, dựa vào sở thích cá nhân để pha chế. Việc này được đưa ra càng chiếm được sự khen ngợi của mọi người, quả là cung không đủ cầu.
Mà rau xanh đó chính là thứ được mua từ chỗ Triệu Văn Thao, đương nhiên mua không nhiều nhưng lại ảnh hưởng rất lớn. Những người trẻ tuổi đầu óc linh hoạt trong thôn thấy thế thì nghĩ ra cơ hội làm ăn, làm đậu phụ không ngon được như anh ba Triệu thì có thể lên chợ bán rau xanh mà.
Vì vậy bèn tới chỗ Triệu Văn Thao mua rau xanh, một hai kilogam, thêm nữa thì sợ không bán được. Cũng có người trẻ tuổi tìm được cách thức, vận may cũng không tệ nên mua chừng năm kilogam một. Dù sao thì vì chút rau xanh ấy mà đến Thái Bình trang một chuyến thì cũng không đáng.
Triệu Văn Thao thấy tình hình như thế, chẳng những không đòi nhiều tiền hơn mà còn bán với giá sỉ cho bọn họ.
Làm ăn buôn bán thì phải coi trọng khe nhỏ sông dài, quan trọng nhất là giữ được khách hàng, đây là lối buôn bán mà Triệu Văn Thao tổng kết ra được, cũng là phong cách đối nhân xử thế của hắn. Cũng chính vì cách làm như thế đã khiến việc buôn bán rau xanh của hắn chẳng những không bị thua lỗ mà còn kiếm được không ít, cũng có được danh tiếng, lờ mờ trở thành người dẫn đầu đám thanh niên trong thôn.
Dù sao thì đám thanh niên trong thôn đều thích chạy đến nhà Triệu Văn Thao nói về chuyện bên ngoài, nói về buôn bán, ngay cả anh ba Triệu cũng thỉnh thoảng qua đây ngồi một lúc.
Chớ thấy anh ta ngứa mắt với Triệu Văn Thao nhưng không thể không thừa nhận, bàn về buôn bán thì anh ta không bằng Triệu Văn Thao.
Buổi tối ngày hôm đó, đèn điện trong nhà Triệu Văn Thao sáng choang, nửa xe rau xanh kéo về đã bị người trong thôn mua hết. Anh ba Triệu cũng mua rau mùi với hành cho mình, anh ta không đi ngay mà ngồi ở trên giường lò, uống trà do Diệp Sở Sở bưng lên, nghe mấy người trẻ tuổi Triệu Văn Thao và Thôi Đại, Mạnh Đại, còn có cậu hai nhà họ Khúc trò chuyện.
Giường lò rất nóng, tuy là vẫn chưa đốt hệ thống sưởi hơi nhưng không hề lạnh chút nào. Anh ba Triệu nhớ trước đây khi xây căn nhà này, tường được trát hết lần này đến lần khác, không biết đã dùng bao nhiêu đất cát, đừng nói chứ, đúng là tránh gió đấy.
Vị trí này không so được với trong thôn, gò đông gió lớn lắm.
Mạch suy nghĩ của anh ba Triệu bay bổng một hồi rồi lại trở về với nội dung mà đám Triệu Văn Thao đang nói.
"... Nói như vậy thì ngày mai anh lên trên chợ xem mặt rồi thì còn bán rau gì nữa chứ?" Triệu Văn Thao nhìn cậu hai nhà họ Khúc và nói.
Ngày mai là chợ phiên nông thôn, mẹ chị tư cũng mang theo lời nhắn của nhà gái bên kia rồi định ra ngày mai sẽ liếc nhìn nhau trên chợ.
Cậu hai nhà họ Khúc hơi ngượng ngùng nhưng chỗ này không có bề trên nên dám nói ra lời trong tim của mình.
"Là mẹ tôi muốn xem, nếu tôi mà biết thì đã không đồng ý rồi!" Cậu hai nhà họ Khúc cố làm ra vẻ trưởng thành mà nói.
Thôi Đại cười nói: "Vì sao không đồng ý chứ? Hai người đã gặp nhau rồi cơ mà, thế đã nói chuyện gì chưa?"
Triệu Văn Thao cười bảo: "Khẳng định là đã nói chuyện rồi, xem kịch xem phim chiếu bóng mấy hôm cơ mà, có gì mà không thể nói chứ!"
Cậu hai nhà họ Khúc vội nói: "Anh sáu đừng nói bừa, em chưa từng gặp bao giờ mà, em còn không biết cô ấy là ai nữa."
Triệu Văn Thao cười xấu xa, bảo: "Vậy cậu đã gặp ai nào?"
Diệp Sở Sở trở về nói với hắn lời của mẹ Triệu, tất nhiên Triệu Văn Thao biết ngày mai cậu hai nhà họ Khúc không xem mặt với người mà Hạ Tùng Chi nói, lúc này mới cố ý đùa cậu ta.
"Xem mắt xong thì sẽ biết là ai thôi!" Thôi Đại kiếm được tiền rồi, có sức mạnh rồi nên giờ cũng dám nói đùa với người trong thôn.
Cậu hai nhà họ Khúc nhìn cậu ta một cái, oán hận: "Cậu cũng không còn nhỏ nữa, cũng nên cưới vợ rồi. Lần này chiếu phim có nhìn trúng ai không?"
"Không ạ, em chỉ mải xem chiếu bóng, nào giống như anh, ngoại trừ xem chiếu bóng tiện thể còn đi xem mắt!" Thôi Đại đáp lại rất lưu loát.
Diệp Sở Sở ôm con tiến đến nghe thấy, không khỏi nở nụ cười. Thôi Đại này, một năm trước còn là người nhịn không dám đánh rắm đấy, thế mà hiện tại đã miệng lưỡi trơn tru rồi, hiển nhiên là học theo chồng mình!
"Anh xem này, đứa trẻ ngoan ngoãn cũng bị anh dạy hư hết rồi." Diệp Sở Sở nói rồi đứa Tiểu Bạch Dương cho Triệu Văn Thao: "Anh dỗ nó một lát đi."
Triệu Văn Thao đón lấy con trai, nâng lên thật cao, Tiểu Bạch Dương vui đến mức vỗ hai cái tay vù vù.
"Vì sao lại bảo anh dạy hư chứ? Rõ ràng là dạy rất tốt, phải nói như vậy, thế mới dùng được ở bên ngoài!" Triệu Văn Thao nói với Thôi Đại.
Thôi Đại ưỡn thẳng ngực.
Cậu hai nhà họ Khúc tức đến mức nở nụ cười, không đáp lại hắn, lại nói chuyện một lúc rồi đi mất.
Cậu ta tìm đến Triệu Văn Thao để đi nhờ xe, ngày mai Triệu Văn Thao đi nhập rau, vừa lúc đi qua chợ phiên nông thôn.
"Cái cậu hai Khúc này thật là biết chiếm lợi. Anh ta mua rau ở chỗ anh Sáu để đi lên chợ bán, còn muốn ngồi xe của anh. Đúng thật là!" Thôi Đại rất bất bình cho Triệu Văn Thao.
Triệu Văn Thao không thèm để ý: "Đây có là gì, đưa kèm theo thôi mà. Cậu đi thì tôi cũng kéo cậu."
Thôi Đại hơi ngượng ngùng. Mới vừa nói cậu hai nhà họ Khúc chiếm lợi xong, nếu như mình mà đồng ý thì há không phải là mình cũng là kẻ chiếm lợi hay sao?
← Ch. 222 | Ch. 224 → |