Truyện:Từng Niên Thiếu - Chương 01

Từng Niên Thiếu
Trọn bộ 20 chương
Chương 01
Ra nhụy (1)
0.00
(0 votes)


Chương (1-20)
Hot!!! Pi Network đã chính thức lên mainnet! Đừng bỏ lỡ cơ hội như bitcoin!


Khi ấy, ngẩng lên ngắm nhìn bầu trời trên cao, cảm thấy thế giới bên ngoài thật tuyệt, chỉ hận không thể mọc thêm đôi cánh tung mình theo đàn chim nhạn, xếp thành hình chữ nhất kia bay đi.

Ngày tôi ra đời, cơn mưa kéo dài suốt mấy ngày ở Bắc Kinh đã tạnh, trời trong tới mức nhìn như bầu trời của những ngày hè oi bức nhất.

Hoa bìm bịp tím trong vườn đã nở, nhụy của những bông xác pháo cũng căng mọng như sắp hút được mật, tán cây táo ta và cây hòe phủ bóng râm mát xuống vườn, tiếng ve sầu râm rang từng đợt không dứt. Trên không trung, vài cánh chuồn chuồn bay lượn, thỉnh thoảng còn xuất hiện những chú bọ cánh cứng đốm đen đốm trắng.

Mấy cụ già ra ngồi hóng mát đang tập trung lại một chỗ, bà cụ đẩy chiếc xe nôi bằng trúc, nựng nịu hai đứa cháu nội một trai một gái trong nôi, ông cụ vừa phe phẩy cái quạt lá trong tay vừa chơi cờ tướng. Họ không im lặng tính toán nước cờ, mà thường xuyên có những tranh luận gay gắt vì cú nhảy của một con mã hoặc quân tốt bị ăn mất. Trên cửa hàng tạp hóa có treo tấm biển "Nước ngọt Bắc Băng Dương ướp lạnh", ông chủ cửa hàng phủ một tấm chăn bông lên hộp gỗ màu trắng, bên trong ngoài bánh kem, còn có cả kem đậu đỏ.

Bọn trẻ con trong ngỏ tụ tập chơi cùng nhau, con trai thì chơi bắn bi, đập bài, cũng có đứa bắt dế đem nhốt vào chai thủy tinh để nuôi, lấy giấy bịt miệng chai, dùng dây chun quấn chặt, còn phải chọc thủng mấy lỗ nhỏ trên ấy cho lũ dế thở.

Chúng đặt tên cho dế, cái gì mà "Tướng Quân Thường Thắng", "Sơn Đại Vương", rồi sau đó đem lũ dế đi chọi. Đám con gái chơi nhảy dây, thiếu người cầm dây thì buộc một đầu vào cột điện. Ngoài ra các cô bé còn chơi nhảy ô, dùng miến gạch đỏ hoặc phấn may quần áo vẽ ô dưới đất, quả bóng nhỏ may bằng những miếng vải vụn, đen sì, không phân biệt nổi màu sắc.

Mặc dù đi ra khỏi cửa Tây của con ngỏ chính là phố Đông Thiền phồn hoa, nhưng trong ngõ lại không cảm nhận được bất kì âm thanh huyên náo nhộn nhịp nào, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe đạp đi qua, không phải xe hiệu Vĩnh Cửu thì là hiệu Phượng Hoàng, tất cả đều màu đen, ngay cả những chiếc chuông gắn trên ghi đông xe cũng hệt nhau. Cũng chẳng trách được, không chỉ xe đạp, mà khi ấy, cuộc sống của nhà nào cũng giống nhà nào.

Sự thay đổi của Bắc Kinh nhỏ tới mức khó mà nhận ra, có thể ai đó nói một câu, cả thành phố liền trở thành giống hệt như thế.

Nhưng vào ngày sinh nhật tôi, đã xảy ra một chuyện kinh thiên động địa.

Anh Tân Vĩ ở căn nhà phía Đông khu chúng tôi bị cảnh sát bắt đi, họ nói rằng anh ấy cùng một tên con trai có biệt danh tên là "Khỉ" ở phía Tây khu giở trò lưu manh bên ngoài nhà vệ sinh dành cho nữ. Sáng sớm tinh mơ họ đứng ngoài nhìn trộm vào nhà vệ sinh nữ, còn huýt sáo và buông lời trêu gẹo người ở bên trong. Em trai của anh Tân Vĩ là anh Tân Nguyên đứng bên cạnh thấy xấu hổ, bèn khều gọi họ đi, nhưng anh Tân Vĩ mắng em phiền phức, không những không nghe lời mà còn đá anh Tân Nguyên một cái. Tân Nguyên khóc bỏ về nhà, vừa khéo gặp phải chủ nhiệm Triệu của ủy ban khu dân cư đi ra ngoài đổ nước tiểu, anh Tân Nguyên lập tức tố cáo với chủ nhiệm Triệu. Chủ nhiệm Triệu sa sẩm mặt mày, dỗ dành anh Tân Nguyên vài câu rồi không đi đổ nước tiểu nữa mà vội vội vàng vàng quay người.

Buổi chiều, cảnh sát đến khu dân cư bắt người, nói họ phạm tội "lưu manh".

Có người phạm tội, đây quả là một tin tức động trời. Lại đúng Chủ nhật, già trẻ lớn bé trong khu đều đổ ra ngoài đứng xem.

Anh Tân Vĩ bình thường nghịch ngợm, bướng bỉnh nhất khu, vậy mà hôm đó sợ tới mức mềm nhũn cả chân, đứng không vững. Một chàng trai mới mười tám tuổi, bị cảnh sát vào trong phòng trói gô lại, vừa đi vừa khóc, vừa gọi mẹ vừa gọi bà, "Hu hu hu hu" nghe chẳng rõ là nói những gì nữa.

Lúc cảnh sát đến, anh Tân Nguyên đang ở ngoài cổng khu cùng một đám trẻ con chơi trò "Chúng ta đều là người gỗ, không được nói không được cử động". Anh ấy giống hệt người gỗ, đứng nghệt ra ở chỗ chân tường nhìn đám bạn chạy vào trong xem náo nhiệt, thấy anh trai bị cảnh sát giải đi, thấy bà nội ngồi bệt dưới đất gào khóc, rồi tầng tầng lớp lớp người trong khu vây quanh đi theo anh Tân Vĩ, anh ấy bị bật ra ngoài vòng vây đó.

Trong ấn tượng sau này của tôi, anh Tân Nguyên là một người không hay nói, lúc nào cũng cúi gằm đầu gằm mặt, khi tôi chào anh ấy, anh ấy cũng chẳng nhìn vào mắt tôi. Có người bảo là vì anh Tân Vĩ bị bắt, cậu ta sợ quá nên mới biến thành một người lầm lì ít nói như thế. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ bắt đầu từ ngày hôm ấy, anh Tân Nguyên vẫn chưa biến từ "người gỗ" trở lại thành người bình thường.

Anh Tân Vĩ bị bắt mấy hôm thì có phán quyết, vì trong lúc tạm giam anh ấy khai nhận từng xem video đen, nên bị định tội lưu manh, mười lăm năm tù giam. Tình hình của tên Khỉ còn nghiêm trọng hơn, khi đó hắn có một cô bạn gái, chính là cô gái ở trong nhà vệ sinh ngày hôm ấy, điều tra phát hiện bọn họ có quan hệ nam nữ bất chính, nên bị phán tội tử hình. Trước ngày tử hình, người của tòa án còn đến thu bảy hào tiền đạn, nghe nói cô bạn gái của tên Khỉ đã uống thuốc trừ sâu Dichlorvos tự vẫn.

Số họ đen, gặp đúng thời kì "đánh nghiêm", vì một trò đùa tai quái mà phải trả giá bằng cả tính mạng. Người lớn thì bảo đó là số mệnh.

Mệnh, từ mệnh trong số mệnh, mà cũng là mệnh trong vận mệnh.

Đương nhiên, những chuyện đó tôi đều chẳng nhớ chút gì cả, tôi vừa ra đời, vì chuyện của anh Tân Vĩ mọi người đều quên bén việc nhà họ Tạ mới có thêm một cô con gái tên là Tạ Kiều, thậm chí trong khu có người còn tưởng phải sâu khi lập thu tôi mới ra đời cơ đấy. Chỉ có anh Tiểu Thuyền của tôi là nhớ rõ mọi chuyện, chính anh đã kể lại cho tôi nghe.

Tôi từng nghe nói về một truyền thuyết, con người nhớ được những chuyện xảy ra trước năm một tuổi, là bởi vì trong đầu vẫn còn sót lại chút kí ức từ kiếp trước, cho tới tận khi có được ký ức ở kiếp này, mới quên hết những chuyện đã xảy ra ở kiếp trước, vì vậy, quãng thời gian ấy liền trở thành quãng ký ức "trắng" trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Tôi rất sợ quãng ký ức "trắng" đó, vì vậy tôi cứ truy hỏi mẹ rằng tôi từ đâu mà có, tôi được sinh ra thế nào.

Mẹ tôi bảo, trước khi sinh ra tôi chỉ là một con kiến mẹ chọn trong đám kiến nhỏ xíu, rồi đến gặp bác sĩ để bác sĩ thổi tiên khí vào con kiến ấy, con kiến biến thành tôi.

Trong một khoảng thời gian rất dài, tôi luôn tự cảm thấy may mắn vì mình là con kiến được chọn, và cũng vì lý do đó mà tôi thiện cảm đặc biệt với loài kiến, chưa bao giờ cố ý giẫm vào chúng, cũng chưa bao giờ dùng gương làm kính tụ quang để thiêu chúng dưới ánh nắng mặt trời. Trời mưa kiến chuyển nhà, khi bà nội cầm một bình nước đi quanh khu đổ vào một tổ kiến một, tôi còn khóc tới tắc cả mũi.

Bắt đầu từ khi còn rất nhỏ, tôi đã cho rằng không có ký ức là một việc rất đáng sợ. Cho dù sau này tôi biết, nếu lưu giữ toàn bộ kí ức, việc đó sẽ trở thành một kiếp nạn khủng khiếp mà con người không thể chịu đựng nổi. Và có một vài ký ức, sau khi bị một người từ bỏ rồi, mới thực sự ăn sâu bám rễ trong lòng một người khác. Nhưng tôi vẫn chắc chắn rằng, ký ức chính là minh chứng rõ ràng nhất về việc một người từng tồn tại, khi bạn không có ký ức, cả thế giới này dường như chẳng liên quan gì tới bạn cả.

Cho dù là người thân thiết nhất với bạn, nhưng nếu bạn không nhớ gì về người ấy, thì khi người ấy mất đi bạn cũng sẽ chẳng có cảm giác đau buồn. Thời gian không có chỗ để tích lũy, tình yêu chẳng có nơi để cất giấu, còn thù hận cũng chẳng có chỗ để hóa giải. Nghĩ mà xem, bạn sẽ cô đơn biết bao. Không có ký ức sao có thể gọi là cuộc đời chứ? Cuộc đời ấy à, chỉ thực sự bắt đầu khi bạn có ký ức mà thôi. Nói vậy thì, cuộc đời của anh Tiểu Thuyền bắt đầu từ ngày anh gặp tôi.

Anh Tiểu Thuyền lớn hơn tôi hai tuổi, tên đầy đủ của anh là Hà Tiểu Chu, tên của Tiểu Thuyền do bố tôi đặt. Năm 1978, sau khi khôi phục việc thi cấp III, bố tôi là lớp học sinh đầu tiên thi và cũng là người có văn hóa cao nhất trong khu, vì vậy gần như con cái nhà nào cần đặt tên cũng tới tìm bố. Bố tôi cũng rất nghiêm túc, ngụ ý của cái tên Tiểu Chu là hi vọng anh sẽ giống như chiếc thuyền nhỏ, dương buồm ra khơi, rẽ sóng băng băng tiến về phía trước, vì vậy từ nhỏ tôi đã gọi anh là anh Tiểu Thuyền.

Anh Tiểu Thuyền kể, ngày tôi chào đời, trời rất xanh, sắc mây rất đẹp, vẽ thành một đường thẳng mỹ lệ trên không trung. Mẹ anh đang nhặt đậu ván trong sân, còn anh thì ngồi trên chiếc ghế con ở bên cạnh, mải mê quan sát con bọ xén tóc. Đúng lúc này, bố tôi vui mừng hớn hở đi vào sân.

Mẹ anh ngẩng lên hỏi: "Thầy Tạ, vợ thầy sinh chưa?"

"Sinh rồi! Là một bé gái, hơn ba kilogam!" Bố tôi vừa nói vừa xoa xoa đầu anh Tiểu Thuyền."Tiểu Chu, cháu có em gái rồi đấy." Về sau mỗi lần kể đến đoạn này, anh Tiểu Thuyền đều cười tít mắt xoa đầu tôi.

Cũng chính vì thế mà tôi cảmm tạ ông trời, vì đã để tôi đến thế giới này vào ngày hôm đó.

Năm tháng vội vã, vũ trụ hồng hoang, một kẻ nhỏ xíu như hạt bụi là tôi không sớm không muộn, xuất hiện trước mặt anh như thế, dii daannl leequ idonn mở toanh cánh cửa ký ức của anh. Đối với anh Tiểu Chu mà nói, tôi là một người đặt biệt! Hễ nghĩ tới điểm này, tôi thấy lòng thật ấm áp, tràn trề sức sống.

Bởi vì tôi thích anh như thế, có lẽ bắt đầu từ ngày anh có ký ức về tôi, tôi đã thích anh giống như được số phận an bài.

Anh Tiểu Thuyền luôn trông rất sáng sủa sạch sẽ, khuôn mặt rạng ngời, ngay cả nụ cười cũng vô cùng thanh tú. Chiếc áo sơ mi của anh phảng phất một thứ mùi dễ chịu của xà phòng thơm, thẳng thớm gọn gàng. Tất của anh không bao giờ chiếc thấp chiếc cao, cũng không để giày thể thao màu trắng biến thành màu cháo lòng.

Người trong khu đều bảo nhà chú Hà thật biết cách nuôi dạy, có được đứa con trai vừa sáng sủa, ngoan ngoãn, lại rất hiểu chuyện.

Đúng là, hồi bé anh Tiểu Thuyền chưa từng cãi nhau với ai bao giờ, anh cũng không chơi những trò tai quái cùng lũ con trai đồng trang lứa, cũng không tự dưng buồn bã, u uất như anh Tân Nguyên. Anh là một cậu con trai điềm tĩnh, phóng khoáng, sinh ra đã là một luồng ánh sáng rạng rỡ.

Chú Hà và cô Lý đều là công nhân, hai người chẳng được học hành nhiều, nhưng không biết anh Tiểu Thuyền giống ai, từ nhỏ đã thích đọc sách. Anh Tiểu Thuyền đọc rất nhiều sách dành cho thiếu nhi, anh không bao giờ dùng tiền tiêu vặt để mua những đồ ăn vặt như kẹo kéo hay kẹo cao su, mà tất cả đều dùng để thuê sách đọc. Năm đồng một cuốn, anh thường thuê mười đồng để về đọc dần.

Tôi lẻn sang nhà anh kèo nhèo đòi anh kể chuyện, những chuyện như Dương gia tướng, Nhạc Phi Thuyền, Liêu Trai qua lời kể của anh đều rất sống động. Tôi đặc biệt thích anh kể Tây Du Kí, mỗi lần anh Tiểu Thuyền bắt đầu cất giọng "Nghe nói bốn thầy trò Đường Tăng....." là tôi lập tức cười tít mắt.

Hồng lâu mộng tôi cũng thích, nhờ đó mà tôi biết làm tiểu thư thích hơn làm nha hoàn nhiều. Anh Tiểu Thuyền có một bộ bài Hồng lâu mộng, anh cho tôi hai quân bài Đại Ngọc và Bảo Thoa thì tôi nhận, nhưng cho tôi quân bài đại tỷ ngốc thì tôi bèn ném xuống đất trả. Chúng tôi thường biểu diễn tiết mục này, khiến người lớn trong viện phải phá lên cười ha hả. Mọi người đều biết tôi thích dính lấy anh Tiểu Thuyền, thỉnh thoảng mẹ còn cố tình trêu tôi, bảo không cần tôi nữa, tôi liền ôm con búp bê vải của mình, chạy thẳng một mạch vào phòng anh Tiểu Thuyền, thế là người lớn lại được một trận cười. Cô Lý, mẹ anh Tiểu Thuyền, rất tốt với tôi, mỗi lần thấy tôi sang, đều cho tôi đồ ăn ngon. Cô là người miền Nam, biết làm một loại làm một loại bánh ngọt, hình dạng giống con thỏ nhỏ, bên trong là một nếp, bên ngoài bọc một lớp đường cát, dùng quả cây sơn trà làm mắt, mỗi lần tôi có thể ăn hết liền ba cái. Cô Lý hay đùa, bảo muốn tôi về làm con dâu cô, nhưng mọi người đều không cho đấy là thật, chỉ có tôi ngây thơ tưởng thật mà thôi.

Khu nhà đối diện với khu nhà chúng tôi có một vị quan chức từ thời Quốc Dân đảng, tôi thường gọi ông ấy là ông Tướng quân. Ông ấy từng ngồi tù mười mấy năm trong nhà tù Tần Thành, về sau thông qua công tác thống chiến, nên mới được thả. Cả đời ông ấy không kết hôn, khu nhà nhỏ đó chỉ có một mình ông ở, hoa cỏ trồng đầy vườn. Ông tướng quân bị thương trong chiến đấu, nên chân có chút tật, đi lại không được thuận tiện, anh Tiểu Thuyền thường giúp anh tưới hoa, và tôi đi theo anh. Trong vườn nhà ông có một chum nước lớn, bên trong đựng đầy nước mát dùng để tưới hoa, tôi nằm bò lên thành chum, thõng cánh tay ngâm dưới nước, vô cùng dễ chịu. Nhưng ông Tướng quân và anh Tiểu Thuyền không cho tôi làm thế, sợ tôi ngã xuống chum. Xuất phát từ nguyên nhân ấy, anh Tiểu Thuyền kể cho tôi nghe câu chuyện Tư Mã Quang đập chum cứu người, sớm hơn rất nhiều khi tôi được học câu chuyện ấy trong sách giáo khoa tiểu học. Trong vườn nhà ông Tướng quân có giàn nho, cây sung, cũng có cây chuối hoa, lan quân tử. Đứng giữa những khóm hoa ấy, Hà Tiểu Chu cười tươi rói gọi tên tôi, giống như làn ánh sáng đầu tiên trong cuộc đời tôi vậy.

Đầu óc tôi chậm chạp, nên không thể phân biệt rõ mình có ký ức như anh Tiểu Thuyền từ khi nào. Cũng có thể vì Tần Xuyên luôn gây rối, nên tuổi thơ của tôi rất hỗn loạn, không thể phân biệt rõ ký ức nào là của tôi, ký ức nào là của cậu ta.

Bối tôi bảo, bắt đầu từ năm 1980, giường bệnh trong bệnh viện phụ sản rất khan hiếm, mỗi giường đều phải bố trí hai sản phụ nằm đảo chiều nhau, nhìn từ xa lại, giống hệt những quả dưa hấu được xếp ngay ngắn.

Tần Xuyên ra đời sớm hơn tôi mười mấy ngày, mẹ cậu ta và mẹ tôi đều nằm trên cùng một chiếc giường.

Nghe nói, khi còn chưa được sinh ra chúng tôi đã bắt đầu chiến đấu không ngừng nghỉ, trước lúc mẹ đi đẻ còn đá qua đá lại đối phương qua hai lớp da bụng căng phồng, ngày đầy tháng bắt đầu đánh nhau, khi biết nói bắt đầu chế nhạo nhau.... rõ ràng chúng tôi chưa bao giờ ngừng nghỉ lấy một lúc. Mẹ tôi bảo, đây gọi là oan gia.

Tần Xuyên là đứa trẻ khác biệt trong khu nhà chúng tôi, bởi vì chỉ có duy nhất cậu ta không phải là con một, mà còn có một bà chị gái lớn hơn cậu ta hai tuổi.

Lúc cô Diêu mang thai Tần Xuyên còn chưa có tiểu phẩm Đội du kích siêu sinh vừa mang ý nghĩa giáo dục lại vừa có tính chất trào phúng, chính sách kế hoạch hóa gia đình là chính sách nghiêm khắc không được phép vi phạm. Xưởng nhũ tương mà cô Diêu đang công tác và ủy ban dân cư gần như ngày nào cũng đến nhà cô Diêu làm công tác tư tưởng cho cả hai vợ chồng. Vì luôn trong tình trạng người này vừa đến người kia liền xuất hiện, hai nhóm người đó sau khi thân quen còn tiện thể giải quyết được chuyện hôn nhân của một nữ thanh niên lớn tuổi trong xưởng và một người đàn ông trung niên góa vợ trong ngõ. Nhưng cho tới tận khi hai người đó yêu đương chán chê rồi kết hôn, cô Diêu vẫn không bbor đứa trẻ, cái bụng cô mỗi ngày mỗi to hơn.

Khi ấy chú Tần chưa chính thức đi làm, bà nội tôi bảo, từ nhỏ chú ấy đã là người cố chấp nhất trong con hẻm này, chẳng sợ gì, ủy ban dân cư gặp chú tránh còn không kịp, nên chẳng ai muốn tự mình phá vỡ tổ ong vò vẽ đó.

Cô Diêu là một thanh niên có xuất thân khá tốt, vì vậy cả hai nhóm người kia đều chọn cô để ra tay, chủ nhiệm Triệu của ủy ban dân cư nói, giờ cô sinh thêm một đứa vấn đề hộ khẩu không giải quyết được. Lãnh đạo xưởng bảo, quốc gia đã có công văn rõ ràng, sinh thêm là phải nghỉ việc! Nhưng cô Diêu chẳng nói nhiều, chỉ lặp đi lặp lại một câu, tôi phải đẻ!

Vì vậy, cho dù hai nhóm người này phối hợp vô cùng ăn ý, nhưng cuối cùng vẫn không ngăn được việc ra đời của Tần Xuyên.

Tên của anh bạn nhỏ Tần Xuyên được bao người mong ngóng ban đầu không phải là như thế này, chú Tần đặt cho cậu ta một cái tên mà đã nhìn là không thể quên, đã nghe là không thể không quay đầu, trước từng có cổ nhân, sau khẳng định không ai dám đặt, đó chính là: Tần Thủy Hoàng!!!

Mẹ tôi bảo, lúc ở bệnh viện, mọi người đều biết có một đứa bé tên là Tần Thủy Hoàng. Cái tên đó quá vang, muốn không biết cũng khó.

Lúc bế Tần Xuyên, chú Tần hớn hở khoe khoang khắp nơi: "Con trai, Tần Thủy Hoàng, con trai!"

Lúc cho Tần Xuyên bú sữa, chú Tần lại nựng nịu: "Tần Thủy Hoàng, đừng cắn mẹ con nhé!"

Lúc thay tã, chú Tần lại dỗ dành: "Tần Thủy Hoàng ăn ngoan tè ngoan!"

Có thể tưởng tượng khi ấy, trên trán mỗi người trong bệnh viện phụ sản Hiệp Hòa đều nhiều thêm mấy nếp nhăn.

Cứ vậy, cô Diêu lẳng lặng chịu đựng đủ bảy ngày, ngày ra viện, cô Diêu bế Tần Xuyên nắm bàn tay nhỏ xíu của cậu ta vẫy vẫy chào các sản phụ khác: "Tần Xuyên, tạm biệt các cô các bác đi con!"

Tần Xuyên bị ép buộc phải lắc lắc cổ tay mũm mĩm, cả phòng bệnh im lặng như tờ, chú tần nói: "Vệ Hồng, em vừa gọi con là gì?"

Cô Diêu điềm đạm đáp: "Tần Xuyên, Tần Xuyên trong Tám trăm dặm Tần Xuyên."

Từ đó, Tần Thủy Hoàng trở thành lịch sử, Tần Xuyên chính thức lên ngôi.

*****

Về cơ bản, đa số mọi người đều nhanh chóng quên cái tên Tần Thủy Hoàng. Chỉ có tôi là nhớ rất rõ, mỗi lần đánh nhau với Tần Xuyên, vào phút cuối tôi sẽ tung con át chủ bài ra, gào mồm lên gọi Tần Thủy Hoàng, sau đó quay người bỏ chạy.

Tần Xuyên sẽ đỏ bừng mặt, nghiến răng nghiến lợi đuổi theo tôi, hai chúng tôi chạy đuổi nhau nửa con hẻm, thắng thua 50/50. Và mỗi lần giải cứu tôi không phải là anh Tiểu Thuyền thì là chị gái của Tần Xuyên: Tần Thiến.

Tôi không biết, liệu có phải trong lòng mỗi người đều có một hình mẫu lý tưởng hay không. Thích anh ấy (cô ấy), ngưỡng mộ anh ấy (cô ấy), muốn trở thành anh ấy (cô ấy) chẳng hạn. Tôi có, từ nhỏ tôi đã muốn được trở thành chị Tần Thiến.

Chị Tần Thiến là thiếu nữ được mọi người yêu mến nhất trong con hẻm nơi chúng tôi ở. Chị xinh đẹp, mắt to long lanh, đôi môi nhỏ xíu đỏ mọng, mái tóc xoăn tít, giống hệt búp bê, cho dù là con gái nhà ai đứng cạnh cũng chỉ làm nền cho chị ấy mà thôi. Rất nhìu lần, tôi và chị Tần Thiến cùng chơi ngoài cổng khu, người qua kẻ lại đều vươn dài cánh tay, qua đầu tôi, để xoa đầu chị Tần Thiến, cười tít mắt bảo: "Ái chà, Thiến Thiến càng lớn càng xinh đấy!", những bàn tay ấy chưa bao giờ dừng lại ở chỗ tôi, chưa từng dù chỉ một lần.

Mẹ tôi kể, từ nhỏ tôi đã tự cho là mình xinh đẹp, lúc nào cũng thích soi gương. Thực ra mẹ không biết, không phải tôi thích "tự sướng" mà là tôi đang so sánh xem mình có điểm nào không giống với chị Tần Thiến. Mắt dài hơn mắt chị ấy, mũi to hơn mũi chị ấy, lông mày còn rậm hơn, môi xũng dày hơn. Mọi người đều bảo rằng con gái đến năm mười tám tuổi sẽ thay đổi, tôi kiên định cho rằng, tới năm mười tám tuổi, tôi nhất định sẽ trở nên thật xinh đẹp.

Khi đó chưa có ngọc nữ chưởng môn nhân, cũng chưa có hotgirl quốc dân, tôi chỉ nghĩ, nếu như sau một đêm có thể biến thành hình dạng giống chị Tần Thiến thì tốt. Đương nhiên, đáng tiếc là, cả đời này tôi cũng không thể biến thành người như chị ấy.

Chị Tần Thiến rất có duyên, không chỉ người lớn thích chị ấy mà bọn trẻ con cũng thích chơi với chị ấy. Chị ấy chính  là vua của bọn trẻ con trong khu chúng tôi, mọi người nếu định tụ tập chơi trò gì đó, nhất định phải đi gọi chị Tần Thiến trước tiên. Ném bao cát, nhảy dây, đá cầu, trốn tìm, ăn đào, ném khăn tay, bịt mắt bắt dê, chim ưng bắt gà.....

Dù bất cứ trò gì chị ấy cũng giỏi. Lúc ấy, trước khi chơi nhảy dây chun phải phân lượt, đầu tiên chọn ra người đứng đầu, rồi hầy hà hầy hoặc oẳn tù tì để chọn người. Chị Tần Thiến luôn là người đứng đầu, từ nhỏ chị ấy đã rất cao, dù bất kì tư thế nào chị ấy cũng nhảy được, chỉ cần chị ấy là người nhảy đầu tiên thì chúng tôi đều được chơi rất lâu, không bị đổi xuống cầm chun. Vì vậy mọi người đều hi vọng chị ấy sẽ chọn mình, đứa nào cũng tròn mắt nhìn chị ấy chằm chằm chờ đợi, được chọn thì nhảy vòng quanh vui sướng, không được chọn thì ủ rũ buồn bã muôn phần. Chị Tần Thiến vô cùng trượng nghĩa, vì hai chúng tôi ở cùng khu, nên lần nào chị ấy cũng chọn tôi.

Chị Tần Thiến còn rất nhiều rất nhiều rất nhiều ưu điểm, nhưng đó không phải thứ khiến tôi ngưỡng mộ, điều khiến tôi ngưỡng mộ nhất là, chị ấy bằng tuổi với anh Tiểu Thuyền, họ đi học cùng nhau.

Ngày khai giảng mùng 1 tháng 9, từ sáng sớm cả khu đã rất náo nhiệt. Mọi người biết Tần Thiến và Hà Tiểu Chu phải đi học, nên đều thân thiết chào hỏi chúc mừng. Chỉ có nhà anh Tân Nguyên ở mé Đông là im ắng không động tĩnh, từ sau khi anh Tân Vĩ xảy ra chuyện, nhà họ rất ít khi chủ động bắt chuyện với hàng xóm trong khu, cửa thường đóng, kể cả ngày Tam phục thiên là ngày nóng nhất cũng không mở cửa cho thoáng khí.

Chuyện chị Tần Thiến đi học đều do một mình cô Diêu lo liệu. Chú Tần không có ở Bắc Kinh, vì sinh thêm Tần Xuyên nên cả hai cô chú đều bị mất việc. Lúc Tần Xuyên chưa đến một tuổi, chú Tần đã đến Quảng Đông cùng bạn làm ăn buôn bán. Chú nhập hàng ở đó, mua về rất nhiều những món đồ thú vị để bán, như xà phòng thơm Lux, đồng hồ điện tử, quần ống loe, váy Blazy, toàn những thứ rất mới mẻ, rất thời trang. Cô Diêu làm thợ may ở Bắc Kinh, cô khéo tay, quần áo mùa đông hay mùa hè đều may được cả, mấy chiếc váy của tôi đều do cô may, cô còn dùng vải bông mới cắt cho tôi cả bộ quần áo mới tinh.

Chiếc váy liền màu trắng chấm bi đỏ mà chị Tần Thiến mặc đi học hôm ấy cũng là do cô Diêu may, chị ấy nhìn giống một cô bé bước ra từ trong truyện cổ tích. Anh Tiểu Thuyền hôm ấy cũng mặc quần áo mới, lưng đeo cặp xách, hai người cầm tay nhau đứng giữa khu, vừa vui vừa căng thẳng.

Tôi vẫn còn buột tóc hai bên trông như hai cái sừng và Tần Xuyên mũi dãi lòng thòng đi sau người lớn ngây ngốc nhìn theo, cho tới tận khi tiễn họ ra tận ngoài cổng khu, vừa đến điểm dừng thì tôi đột nhiên như bừng tỉnh: anh Tiểu Thuyền đi học rồi, không thể ngày nào cũng chơi cùng tôi nữa!

Thế là tôi kéo tay mẹ lúc này đang vội đi làm, gào lên như muốn vỡ cổ họng: "Con cũng muốn đi học!"

Mẹ cáu kỉnh bảo: "Con chưa đến tuổi! Đợi sang năm đi học cùng Tần Xuyên!"

Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự thần bí vĩ đại của thời gian, cho dù tôi có nỗ lực gắng hết sức chạy về phía trước đuổi theo họ tới thế nào, một năm vẫn là một năm, mãi mãi không thể theo kịp anh Tiểu Thuyền. Tôi cúi đầu buồn bã, nhìn Tần Xuyên đang ngồi xổm dưới đất xoắn đuôi mèo, càng cảm thấy bi ai, thế là tôi òa lên khóc nức nở.

Ngôi trường mà anh Tiểu Thuyền và chị Tần Thiến học là trường tiểu học Đăng Hoa trong ngõ Đăng Hoa. Bố tôi và chú Tần đều học tiểu học ở đó, không chỉ họ, mà hầu hết những người từng đi học trong ngõ Đăng Hoa đều học tiểu học ở đó. Cô Vương ở phòng bảo vệ làm từ thời bố tôi đi học, bố tôi gọi là cô Vương, tới lượt bọn tôi vẫn gọi là cô Vương.

Ngày xưa, trường tiểu học Đăng Hoa là một căn từ đường của một gia đình giàu có trong vùng, sau giải phóng bị nhà nước thu hồi, sửa sang thành trường tiểu học, phòng học chính là mấy căn phòng bằng gạch để bài vị trước kia, rất nhiều câu chuyện ma quỷ được thêu dệt từ đó. Về sau, học sinh ngày một nhiều, phòng gạch bị dỡ bỏ, một căn nhà ba tầng được xây lên từ nền móng cũ, chính vì nguyên nhân đó mà anh Tiểu Thuyền và chị Tần Thiến phải đi học muộn một năm. Tiểu học Đăng Hoa là nơi cao nhất trong ngõ, mọi người đều lấy đấy làm mốc, khi chỉ đường thường nói "Còn chưa đến trường tiểu học!" hoặc "Đi qua trường tiểu học thẳng về phía trước là đến!"

Có điều bây giờ, ngôi trường tiểu học có lịch sử mấy chục năm trời đã không còn nữa, bởi đám học sinh 9x ít đi nhiều so với thế hệ 8x chúng tôi, vì vậy trường không có nhiều học sinh, liền sát nhập với trường cấp II nổi tiếng gần đó.

Giống đại đa số những người dân Bắc Kinh khác, ngôi trường tiểu học tuổi thơ của tôi đã biến mất rồi.

Anh Tiểu Thuyền và chị Tần Thiến tập trung trên ban công tầng ba, tầng cao nhất của trường tiểu học Đăng Hoa, tôi và Tần Xuyên mỗi người mang theo một chiếc ghế con, cùng bọn trẻ chưa tới tuổi đi học ngồi ở cổng khu ngóng nhìn. Từ đây có thể nhìn thấy lan can sắt nhọn hoắt bao quanh trên nóc ngôi trường. Cho dù tôi có cố gắng vươn hết sức cái cổ cò của mình, nhón cao chân cũng chẳng thấy được bất cứ người nào trên ban công, chỉ có thể nghe thấy âm vực cao thấp khác nhau phát ra từ loa phát thanh.

Đúng lúc tôi ngó đông ngó tây đầy sốt sắng, Tần Xuyên đột nhiên đứng phắt dậy: "Tao nhìn thấy chị tao rồi!"

"Đâu? Đâu?" Bọn trẻ con vây quanh cậu ta.

"Trên tầng ba ấy! Chị tao đứng hàng thứ ba!" Tần Xuyên chỉ trỏ như thật.

Bọn trẻ nhao nhao, đứa thì bảo nhìn thấy đứa bảo không.

Tôi đứng phía sau Tần Xuyên, căn bản chẳng thể nhìn thấy cái gọi là hàng thứ ba ấy, chắc chắn cậu ta bày trò nói dối, nhìn bộ dạng lắc lư chói mắt, tôi không kìm được tức giận, "Làm gì có!"

Tần Xuyên quay đầu lại, trừng mắt lườm tôi, "Có! Oắt con như mày làm sao thấy được!"

Hồi còn nhỏ tôi vừa gầy vừa bé, Tần Xuyên lúc nào cũng gọi tôi là oắt con, bọn trẻ đứng xung quanh phá lên cười, tôi tức giận đỏ bừng mặt: "Mày nói dối! Đồ tè dầm!"

Thế là lũ trẻ được thể còn cười to hơn, Tần Xuyên hay đái dầm, cái quần tè dầm tối hôm qua vẫn còn đang phơi trong sân khu.

"Oắt con!" Tần Xuyên tức giận gào lên.

"Tè dầm!" Tôi cũng chẳng chịu nhịn.

"Oắt con!"

"Tè dầm!"

"Oắt con!"

"Tần Thủy Hoàng!"

Tôi tung chiêu cuối cùng, đây là điểm yếu của Tần Xuyên, quả nhiên cậu ta không đáp trả nữa, nhưng đúng lúc tôi đang lè lưỡi làm mặt quỷ thì cậu ta vung tay cho tôi một cái tát...

Vì sự tồn tại của Tần Xuyên mà tôi không hề có thiện cảm với những từ đại loại như "Thanh mai trúc mã", "ngây thơ trong sáng". Lớn lên rồi, khi khuôn mặt có thể che giấu hoàn toàn những "tội ác" của Tần Xuyên xuất hiện, rất nhiều bạn học của tôi đều bảo: "Thật tuyệt vời! Các cậu lớn lên cùng nhau! Lãng mạn quá đi!" Mỗi lần như thế, tôi chỉ còn biết nhìn trời câm nín, muốn khóc mà không có nước mắt.

Lãng mạn?

Bị đập cho tím mặt tím mũi là lãng mạn? Bị đuổi chạy quanh ngõ là lãng mạn? Bị cướp mất chỗ đất sét phải khó khăn lắm mới moi được từ trong cát ra là lãng mạn? Bị đẩy ngã tới gãy luôn một chiếc răng cửa là lãng mạn? Từ bé tới lớn phải chịu đựng đủ mọi trò bắt nạt của cậu ta là lãng mạn?

Tần Xuyên là tiểu bá vương của lũ trẻ chúng tôi, cậu ta chính là yêu quái Hoàng Phong trong Tây du kí, là Chai En trong Doraemon, là Doctor Eggman trong Sonic the Hedgehog, là chúa tể Deivoss trong Chiến đội thú điện Kyoryuger, Ma Bư trong Bảy viên ngọc rồng, là lão phù thủy trong Xì Trum, là kẻ địch trong phim Áo giáp vàng, là tổng hợp những thứ độc ác xấu xa nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra, là nỗi phiền não trong quá trình trưởng thành của tôi, là người mà tôi muốn thay ánh trăng hủy diệt...

*****

Trong thời niên thiếu ấu trĩ vô tri của tôi, tôi từng gọi cậu ta là anh Xuyên Tử, từ khi tôi bắt đầu biết nói cho tới khi không còn ngọng nghịu nữa thì thôi. Trong lòng tôi, chỉ có người như anh Tiểu Thuyền mới xứng là anh, nếu Tần Xuyên là anh, người anh đó quả nhiên là truyền thuyết. Đây là kết luận chung của đám trẻ con trong ngõ, bởi vì đa số đều từng bị Tần Xuyên bắt nạt. Cảnh một vị phụ huynh nào đó mang theo đứa trẻ khóc thút thít đến nhà Tần Xuyên hỏi tội, cô Diêu ra sức xin lỗi người ta, mang đồ ăn đồ uống ra dỗ dành, vở kích ấy cứ năm ba ngày xảy ra một lần.

Tôi cũng từng mách bố mẹ tôi về chuyện bị Tần Xuyên bắt nạt, nhưng dù sao cũng là hàng xóm láng giềng ra không chạm mặt thì vào chạm mặt, không thể không nể tình, bố tôi cho rằng đó là chuyện trẻ con trêu đùa nhau, nên không cần phải sang tận nhà cậu ta trách mắng. Mẹ tôi thì bảo mâu thuẫn nảy sinh do khác biệt giai cấp, lén lút dặn tôi, cả nhà Tần Xuyên đều chẳng được học hành tử tế, tôi không được chơi cùng Tần Xuyên.

Nhưng tôi lại không thấy nhà Tần Xuyên có chỗ nào không tốt, ngoài Tần Xuyên ra, tôi thích tất cả những người còn lại trong nhà cậu ta. Bà Tần nhiệt tình, những việc như tắc cống, vòi nước hỏng, nhà bị dột vân vân và vân vân......chuyện gì trong khu cũng nhờ bà Tần cả. Chú Tần mỗi lần từ Quảng Đông về đều mang cho tôi rất nhiều đồ chơi thú vị, cô Diêu cho chúng tôi đồ ăn ngon, khi mua kem cho Tần Xuyên, chị Tần Thiến, chắc chắn tôi cũng không thiếu phần. Vì vậy trong kí ức của tôi, hôm trước vừa bị Tần Xuyên đẩy vào vũng nước gấu quần ướt nhẹp dính đầy bùn đất khóc lóc chạy về nhà, ngày hôm sau cậu ta chạy đến đứng dưới cửa sổ nhà tôi hét gọi: "Kiều Kiều, ra đây chơi!", tôi lại ơi lại ừ rồi chạy ra luôn.

Đó là độ tuổi mà mọi thù hận đều được giải quyết chỉ sau một đêm, không giống sau này khi đã trưởng thành, yêu rồi hận, phải dùng cả đời để tiêu hóa.

Do đó, mặc dù tôi vô cùng ghét Tần Xuyên, nhưng cái ngày đầu tiên cùng nhau đi học, tôi vẫn thấy rất vui mừng. Chúng tôi như hạt đầu được gieo cùng một lúc, cùng mọc lá cùng ra hoa. Thầy cô, bạn học, bàn ghế, bảng đen, quốc kỳ, thời khóa biểu....... vừa vào trường thứ gì cũng vô cùng mới mẻ. Nhưng những thứ đó không phải thứ tôi hứng thú nhất, tôi đi học vì muốn được gặp mặt anh Tiểu Thuyền. Trưa ngày hôm ấy tôi đã nhìn thấy anh ấy đứng trên bục giảng trong lớp làm mẫu về bài tập về bảo vệ mắt cho các bạn. Anh Tiểu Thuyền đứng thẳng tắp, từ massage mắt, bấm huyệt thái dương đến khi rửa mặt, anh đều làm rất đều đặn theo tiết tấu "1 2 3 4 5 6 7 8" các bạn trong lớp cũng nghiêm túc làm theo.

Anh Tiểu Thuyền của tôi luôn là một người giỏi giang như thế trong bao nhiêu người, lòng tôi bỗng trào dâng cảm giác kiêu ngạo.

Đang nghĩ thế, thì Tần Xuyên đi bên cạnh đột nhiên hừ một tiếng: "Thật vô vị!"

"Hả?" Tôi thắc mắc quay sang nhìn cậu ta đang lắc đầu lắc tóc.

"Tất cả mọi người đều làm theo tăm tắp, ngày nào đi học cũng làm những việc giống hệt nhau, chả thú vị gì cả!" Tần Xuyên gần như chẳng muốn nhìn thêm một phút nào nữa, quay đầu bỏ đi.

Từ nhỏ cậu ta đã vậy, luôn tự làm theo ý mình, người lớn khen cậu ta có chính kiến. Còn tôi, tôi chẳng thấy có gì không ổn, nhưng cũng không thể tìm được ưu điểm của việc ấy để biện giải.

Cậu ta nhanh chóng bày tỏ thái độ chán ghét với việc đi học, lớp 1 cậu ta không chăm chỉ nghe giảng, lớp 2 bắt đầu nghịch ngầm, tới lớp 3 thì trốn học.

Ngày hôm đó, cô giáo tiếng Anh đang hào hứng dạy chúng tôi bài hát ABC, hát mãi hát mãi Tần Xuyên bỗng nói lớn: "Haiz, đây chẳng phải bài Ngôi sao à?", nói xong cậu ta tự hát sang lời khác: "ABCDEFG, một ngôi sao lấp lánh, HIJKLMN, cả bầu trời đầy sao..." các bạn bị cậu ta chọc cười, nên bắt đầu hát theo, cô giáo tiếng Anh tức tới mức đuổi cậu ta ra ngoài, mấy tiết học sau đó cũng không thấy cậu ta đâu, khi cô Lý chủ nhiệm lớp đi tìm cậu ta, thấy cậu ta đang đào giun trong vườn trường.

"Tần Xuyên, đứng dậy!" Tần Xuyên chỉ ngẩng mặt lên nhìn cô giáo một cái, chẳng có biểu hiện gì.

Cô Lý chống nạnh tức tối quát.

Con giun đất đã bò lên trên que kem, Tần Xuyên không nỡ buông tay, do dự nhìn cô Lý bảo: "Đợi một lát."

Cô Lý chưa bao giờ gặp một học sinh ngang bướng như vậy, ngẩn người mất nữa phút mới có phản ứng, cô tức tối xách cổ Tần Xuyên lên, "Có ai nói chuyện với cô giáo như em không? Em đứng lên cho tôi!"

Tần Xuyên buồn bả thở dài, cậu ta giơ con giun đất ra trước mặt cô giáo: "Cho cô một con là được chứ gì!"

Con giun đất bị đứt chỉ còn một nửa đó như ngòi nổ của đạn pháo được châm, cô Lý lôi xềnh xệch Tần Xuyên về lớp, tiến hành phê bình cậu ta như một tấm gương xấu điển hình. Tới nay tôi vẫn nhớ cô đã nói một câu rất dài: Tần Xuyên là một học sinh hư không biết phép tắc, vì cậu ta không nghe lời cô giáo, không chăm chỉ học hành, nên sau này có lớn lên cũng chỉ là phường trộm cướp, lưu manh, ăn cắp, vô lại, thành sâu mọt của đất nước, thành một người vô dụng.

Cả lớp đều sửng sờ trước những lời phê bình hùng hồn của cô giáo, chắc chắn họ cho rằng Tần Xuyên là một đứa trẻ hư rồi, mặc dù Tần Xuyên chưa từng bắt nạt bất kỳ bạn nào trong lớp, nhưng hình như bọn họ còn ghét Tần Xuyên hơn cả tôi. Lớp trưởng ngồi bên cạnh tôi thở dốc từng hồi, nếu không phải lưng ghế chắc tôi thậm chí còn tưởng bạn ấy sẽ xông lên cùng cô giáo trách mắng Tần Xuyên cơ. Cho dù tôi khẳng định Tần Xuyên rất đáng ghét, nhưng không cho rằng cậu ta đáng bị nhiều người ghét như thế, chẳng qua cũng chỉ là rũ cô giáo cùng nghịch gium thôi mà.

Có lẽ bản thân Tần Xuyên cũng nghĩ như tôi, vì vậy cậu ta vẫn hiên ngang đứng vững trước vô số lời mạt sát của cô giáo, kiêu ngạo nhìn đám bạn học bên dưới, chẳng hề run sợ.

Hành động lần này khiến cô Lý thực sự tức giận, thấy phê bình giáo dục trước lớp thôi chưa đủ, cô quyết định phải đưa việc phê bình này về tới tận gia đình. Cô biết chị Tần Xuyên là Tần Thiến cũng học ở trường này, và biết tôi ở cùng khu với chị em họ, thế là bảo tôi gọi Tần Thiến tới. Nhưng tôi sang khối bốn tìm khắp một vòng cũng không tìm thấy chị ấy đâu, cả anh Tiểu Thuyền cũng chẳng gặp. Không còn cách nào tôi đành quay về văn phòng giáo viên báo lại với cô giáo, lúc đẩy cửa ra mới biết, không cần tìm nữa, chị Tần Thiến, Tần Xuyên, cả anh Tiểu Thuyền đều đang đứng trong đó.

Nhưng, chị Tần Thiến đến không phải vì Tần Xuyên, mà vì chép bài tập của anh Tiểu Thuyền bị chủ nhiệm lớp phát hiện, nên cũng đang bị mắng.

Vậy là cô Lý có thêm một phán đoán mới, chị Tần Thiến không phải học sinh ngoan, không thể dạy dỗ em trai mình. Cuối cùng, nhiệm vụ khó khăn đó rơi xuống đầu tôi và anh Tiểu Thuyền, cô Lý bảo chúng tôi về thông báo cho gia đình Tần Xuyên biết.

Bốn chúng tôi cùng ra khỏi trường với vẻ mặt nghiêm trọng, chị Tần Thiến ngượng ngùng, húng hắng ho hai tiếng.

"Tiểu Thuyền...."

Anh Tiểu Thuyền không đợi chị ấy nói hết, đã ngắt lời: "Lần sau cậu đừng chép vội chép vàng trước khi vào lớp nữa, buổi tối chúng ta cùng học bài đi!"

"Được, được!" Chị Tần Thiến vui vẻ nhảy cẫng lên, bởi chị ấy biết anh Tiểu Thuyền sẽ không mách cô Diêu chuyện hôm nay. Tần Xuyên đứng bên cạnh cũng vui mừng hỉ hả, anh Tiểu Thuyền đã quyết định không mách bố mẹ cậu ta nên cậu ta chẳng coi tôi ra gì. Thực ra tôi vốn định nhân cơ hội này cho Tần Xuyên một bài học, nhưng anh Tiểu Thuyền đã nói vậy, tôi cũng không thể quá nhỏ nhen. Nhìn bộ dạng Tần Xuyên, tôi tức tới ê cả răng, tôi vô thức kéo cậu ta lại.

"Này, mua cho tôi que kem."

"Hả?" Tần Xuyên băn khoăn nhìn tôi.

"Coi như tôi chưa nhắc đến chuyện mua kem!"

"Tạ Kiều, cậu gạt tôi phải không?" Tần Xuyên túm lấy mũ tôi.

"Kiều Kiều muốn ăn kem, em mua cho con bé một cái đi." Chị Tần Thiến gạt tay Tần Xuyên ra.

"Hừ." Tần Xuyên không cam tâm lườm tôi một cái, "Chỉ mua kem túi thôi!"

"Em muốn ăn kem sô-cô-la!" Tôi nói to.

"Cậu..." Tần Xuyên trợn mắt.

Chị Tần Thiến cũng bảo: "Chị cũng ăn kem sô-cô-la, Tiểu Thuyền, cậu ăn không?"

Anh Tiểu Thuyền lắc đầu, "Mình không ăn."

"Vậy mua ba túi, em mau đi đi! Nhanh lên, về chúng ta chơi đá nồi1." Chị Tần Thiến sai Tần Xuyên.

1 Đá nồi là trò chơi ném bóng được làm bằng cát của trẻ con.

"Vâng." Tần Xuyên bất đắc dĩ đi tới cửa hàng tạp hóa. Cậu ta không sợ bố không sợ mẹ, nhưng từ nhỏ lại sợ chị. Đừng thấy chị Tần Thiến xinh đẹp như một con búp bê mà tưởng hiền, khi cần chị ấy cũng chẳng hề nương tay, hồi nhỏ tôi từng chứng kiến chị Tần Thiến đá bay Tần Xuyên, động tác dứt khoát mạnh mẽ, nhìn giống hệt một nữ hiệp. Nhà họ có lẽ xếp hạng theo khả năng công kích mạnh hay yếu, dù sao trước mặt chị Tần Thiến, Tần Thiến chẳng khác gì một con thỏ con.

"Cứ đợi đấy!" Lúc đi qua tôi, Tần Xuyên còn không quên dọa một câu.

"Các cậu đi chơi đi, mình không chơi." Anh Tiểu Thuyền xốc lại cặp xách trên lưng.

"Hả? Anh lại không chơi à?" Tôi vô cùng thất vọng, thời gian đó anh Tiểu Thuyền thường đi lại một mình, rất thần bí.

"Ừm, em đừng mách tội Tần Xuyên nhé." Anh Tiểu Thuyền cười dặn tôi, rồi quay sang nói với chị Tần Thiến: "Ăn cơm xong chúng ta cùng học bài, chỗ nào không biết mình hướng dẫn cậu."

"Ừm." Chị Tần Thiến vừa nghe tới việc học đã buồn bã.

Anh Tiểu Thuyền đi ra khỏi con ngõ nhỏ, đó không phải đường về nhà, không phải đường đến trường cũng không phải đường đến nhà ông Tướng quân.

Rốt cuộc anh đi đâu?

Tôi nghi hoặc nhìn theo bóng anh, nghĩ thế nào cũng không ra.  

*****

Khi chơi đá nồi, tôi và Tần Xuyên ở một đội.

Ở cùng đội với cậu ta chẳng được lợi lộc gì, cậu ta không bao giờ truyền bóng cho tôi, chỉ cần những việc có liên quan tới tôi, cậu ta sẽ tìm cách làm ngược lại, hoàn toàn không phân biệt địch ta. Vì vậy, bắt đầu từ lúc kẻ vạch, cậu ta đã bắt lỗi tôi, đỡ không trúng cú phát bóng lại của chị Tần Thiến, cậu ta cũng đổ tại tôi.

"Còn đá không trúng không cho cậu chơi nữa!"

Khi tôi một lần nữa đứng ở vạch trắng của "Nồi", Tần Xuyên đứng bên cạnh tức tối hét lên như vậy.

Chị Tần Thiến cười hi hi tung hứng quả bóng trong tay, tôi dán mắt vào đó hòng phán đoán xem chị ấy sẽ ném sang phải hay ném sang trái, mồ hôi sắp túa ra tới nơi.

"Kiều Kiều, nhìn cho kỹ đấy!"

Đúng lúc Tần Xuyên khoa tay múa chân nhắc tôi, chị Tần Thiến bèn ném quả bóng sang bên trái. Do bị ảnh hưởng từ Tần Xuyên, cơ thể tôi nhao sang phải nhưng lại vội vàng vung chân đá trái, kết quả chẳng đá được quả bóng đi bao xa, ngược lại chiếc giày bay tít lên tận nóc nhà.

Thời ấy, con gái thường đi kiểu giày vải màu trắng buộc dây, vừa rẻ vừa bền, chính vì đi không chắc chân nên thường xuyên bị tuột khi chơi. Giày bay mất, tôi đành phải đứng cho một chân tại chỗ, Tần Xuyên chẳng buồn thông cảm mà phá lên cười ha hả, bị chị Tần Thiến đập cho một cái vào gáy, "Cười gì hả, mau sang nhà ông Tướng quân mượn thang đi."

Trẻ con sống trong các ngõ nhỏ phải trèo lên nóc nhà khều bóng, khều cầu là chuyện xảy ra như cơm bữa. Nhà ông Tướng quân trồng hoa, có thang gỗ, mỗi lần phải khều thứ gì đó chúng tôi đều chạy sang đó để mượn. Không lau sau, một đám trẻ con ồn ào nhốn nháo khênh thang tới, chiếc giày ở trên nóc nhà anh Tân Nguyên, Tần Xuyên nhanh nhẹn trèo lên đó như một con khỉ. Nếu là bình thường, sau khi nhặt giày cho tôi xong cậu ta nhất định đứng múa may quay cuồng trên đó một lúc rồi mới chịu xuống, vờ ném trả tôi rồi lại không ném, thấy tôi cuống lên sắp khóc cậu ta mới thỏa mãn. Nhưng hôm đó, sau khi trèo lên nóc nhà xong liền không động tĩnh, cũng không hiểu đã nhìn thấy gì mà cậu ta cầm chiếc giày của tôi rồi thò đầu thò cổ xuống vườn nhìn nhanh quẩn.

"Tần Xuyên, làm gì đấy? Mau xuống đi!" Tôi co một chân lên đứng, bực bội hét gọi.

Tần Xuyên quay đầu lại, nhìn tôi "Suỵt" một tiếng ý bảo tôi im lặng. sau đó ra sức vẫy tay gọi tôi trèo lên.

Tính tò mò chiến thắng tất cả, tôi cũng chẳng bận tâm bẩn sạch, một chân giày một chân trần trèo lên tháng, Tần Xuyên kéo tôi chỉ xuống dưới, thì ra là anh Tân Nguyên đang buộc một mẫu giấy vào chân bồ câu đưa thư mà anh nuôi.

Anh Tân Nguyên không thích trò chuyện, gặp gỡ người khác, nhưng anh ấy lại đặc biệt thích bồ câu, từ mấy năm trước đã làm chuồng trong vườn, nuôi một đàn bồ câu đưa thư rồi. Bồ câu do anh Tân Nguyên nuôi là loại bồ câu thông minh nhất trong khu chúng tôi, bảo bay là bay, bảo đậu là đậu, nếu lúc thả đàn bồ câu gặp đàn bồ câu khác bay ngang, anh ấy chỉ cần cầm cây sào buộc vải đỏ chỉ huy một lúc, đàn bồ câu tự khắc bay tách ra, mà mỗi lần đều mang theo về một, hai con của đàn khác.

Ngay cả những cao thủ nuôi bồ câu trong khu chúng tôi cũng phải khen anh Tân Nguyên dạy chim hay. Trong đám bồ câu đưa thư ấy, Tiểu Bạch là con chim anh ấy thích nhất, lông trắng mỏ ngắn, nhìn rất đẹp. Trước kia tôi thường thấy anh Tân Nguyên ôm Tiểu Bạch vuốt ve nhưng lần đầu tiên thấy anh ấy buộc đồ vào chân chim.

Tôi và Tần Xuyên đang nhìn, bỗng nhiên cửa căn phòng phía Bắc mở toang, bà Tần đi ra, thoạt nhìn thấy chúng tôi đứng trên nóc nhà, bèn cầm chổi rơm chỉ về phía chúng tôi hét: "Xuyên Tử! Mày lại rủ Kiều Kiều trèo lên nóc nhà! Xuống ngay cho bà!"

Tiếng hét của bà Tần khiến Tần Xuyên giật mình giẫm vỡ một góc viên ngói, tôi hoang mang với chiếc giày đeo vào chân, lúc này anh Tân Nguyên ngẩng đầu lên thấy chúng tôi, không nói không rằng, vung tay để Tiểu Bạch bay lên. Tiểu Bạch dẫn đầu đàn bồ câu, loạt xoạt bay qua người tôi và Tần Xuyên, chúng tôi vẫn ngẩn ngơ đứng trên nóc nhà, còn anh Tân Nguyên đã quay người đi vào nhà.

Tối hôm đó, khi người người nhà nhà tập trung xem Bao Thanh Thiên, tôi và Tần Xuyên không hẹn mà cùng lến lút đến chuồng bồ câu của anh Tân Nguyên.

"Cậu.... cậu đến đây làm gì?" Tần Xuyên lắp ba lắp bắp hỏi tôi.

"Tôi cũng đang muốn hỏi cậu đây!" Tôi chẳng chịu lép vế.

Hai chúng tôi trừng mắt đứng nhìn nhau, không ai chịu hành động trước. Tivi trong nhà đã vang lên bản nhạc Ngày hôm qua như nước chảy về Đông, mãi xa ta không sao giữ đươc..., tôi vừa buồn bực muốn biết rốt cuộc trên chân Tiểu Bạch buộc thứ gì, vừa muốn nhanh nhanh chóng chóng quay về để xem Triển hộ vệ. Có điều, Tần Xuyên chả có vẻ gì là muốn đi cả, còn ngân nga hát chọc tức tôi: "Tối hôm qua nhà cậu ngập đầy nước, bố cậu biến thành con rùa già."

Tôi thật không chịu nổi nữa, vỗ vỗ Tần Xuyên, "Này cậu cũng đến để tìm Tiểu Bạch phải không? Hai chúng ta nghéo tay, không được cho anh Tân Nguyên biết!"

"Một trăm năm cũng không được phép lừa dối!" Có lẽ Tần Xuyên cũng xắp không chịu nổi nữa, nên cậu ta vui vẻ ngoắc tay với tôi, rồi nhanh chóng mở nắp cửa chuồng chim bồ câu, ôm Tiểu Bạch ra.

Tiểu Bạch rất ngoan, không kêu cũng không giãy giụa, nhờ ánh trăng soi rõ nên tôi đã rút được cuộn giấy nhỏ xíu buộc ở chân phải của nó ra, bên trong có một tờ giấy.

"Viết gì?" Tần Xuyên hỏi tôi.

"Anh, em..."

"Đọc mau lên!"

"Từ này tôi không biết!... Em cái gì mà mua đủ đồ rồi, bao giờ anh về, tất cả đều là của anh cả."

Tôi hạ giọng thật thấp, thì thầm đọc.

Giờ nghĩ lại, cái từ mà khi ấy tôi không biết đó là từ "tích cóp". Từ ngày anh trai bị bắt đi, cuộc đời anh Tân Nguyên đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác. Nhưng khi đó tôi và Tần Xuyên có hiểu gì đâu, chỉ ngẩng ngơ đứng im, gió đêm thổi qua, bọn tôi rùng mình sau đó vội vội vàng vàng về nhà. Nhưng cả hai đều ngầm hiểu rằng, anh Tân Vĩ, người chưa từng xuất hiện trong khu từ khi chúng tôi ra đời cho tới nay, thực ra ở cách đây không xa. Tôi đoán Tiểu Bạch chắc hẳn là cầu nối giữa hai anh em họ, anh Tân Nguyên vẫn giữ liên lạc với anh trai mình, hi vọng một ngày nào đó, anh Tân Vĩ sẽ quay về.

Còn việc vì sao Tiểu Bạch tìm thấy anh Tân Vĩ, tôi không biết. Tôi muốn lén đi tìm gặp anh Tiểu Thuyền, anh nhất định biết rõ mọi chuyện. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy không ổn, tôi và Tần Xuyên đã ngoắc tay rồi, nói lời mà không giữ lời, nếu cậu ta phát hiện ra chắc chắn sẽ cho tôi một trận. Trong khi tôi còn đang do dự không biết có nên nói với anh Tiểu Thuyền hay không, thì anh đã biết chuyện này.

Bởi vì Tiểu Bạch chết.

Chiều muộn hôm ấy, anh Tân Nguyên đứng trên nóc nhà gọi bồ câu, bình thường anh ấy chỉ cần vẫy vẫy gậy trúc một lúc, đàn bồ câu sẽ quay về hết, nhưng hôm đó anh ấy đứng trên nóc nhà rất lâu, nghe bà nội anh ấy kể, cả đàn bồ câu quay về hết thậm chí còn mang theo bồ câu của nhà người ta, nhưng không thấy Tiểu Bạch đâu cả.

Trong ký ức của tôi, ấn tượng sâu sắc nhất về anh Tân Nguyên chính là hình ảnh được lưu lại trong ngày hôm ấy. Bầu trời đêm của Bắc Kinh mờ mịt, anh Tân Nguyên yếu ớt không ngừng vẫy gậy trúc trên không, cố chấp một cách đau đớn và hoang mang. Dần dần, ánh mắt anh ấy đờ đẫn, toàn thân rệu rã, nhìn còn không có sức sống bằng màu đỏ rực của mảnh vải cột trên đầu cây gậy trúc.

Sáng sớm hôm sau khi nhìn thấy Tiểu Bạch, do chú Hà đi đổ rác và phát hiện. Người trong khu đổ dồn ra xem, chị Tần Thiến và tôi còn khóc. Tiểu Bạch bị ai đó cố tình đánh chết, cánh bị bẽ gãy, ném trong thúng rác tôi tăm, bộ lông màu trắng lem luốt, bẩn thỉu. Mảnh giấy anh Tân Nguyên viết cho anh Tân Vĩ bị rút ra, và được cắm trên người Tiểu Bạch bằng một cây đinh.

Anh Tân Nguyên thận trọng lôi Tiểu Bạch từ trong thùng rác ra, cứ như nó vẫn còn sống, sẽ nghiêng đầu nhìn chúng tôi và gù gù mấy tiếng. Anh Tân Nguyên ôm Tiểu Bạch trong lòng, không nói không rằng quay người đi về, lúc ngang qua tôi và Tần Xuyên, anh ấy thoáng đi chậm lại, tôi còn tưởng anh ấy sẽ mắng chúng tôi bởi vì chỉ có chúng tôi biết bí mật của Tiểu Bạch, nhưng không, anh ấy cứ thế lặng lẽ đi.

Chuyện không phải do chúng tôi làm, tôi và Tần Xuyên hai mắt đỏ ngầu vì khóc, chạy khắp nơi tìm hung thủ như những kẻ điên. Thậm chí, Tần Xuyên còn đánh nhau với lũ trẻ ở ngõ bên cạnh, tôi cũng giúp cậu ta một tay, vốc nắm cát ném vào mặt bọn chúng. Nhưng chẳng ích gì, hai đứa trẻ con thò lò mũi xanh chúng tôi chẳng tìm thấy bóng dáng hung thủ, ngược lại còn bị ăn đòn vì dám đi đánh nhau.

Mấy ngày hôm ấy tôi mới biết rằng, anh Tân Nguyên lúc nào cũng bị người khác bắt nạt, ức hiếp. Anh ấy không giống tôi, chỉ bị một mình Tần Xuyên bắt nạt thôi. Còn anh Tân Nguyên bị rất nhiều người bắt nạt, người lớn có, trẻ con có, thầy cô giáo cũng có luôn.

Mặc dù người phạm lỗi là anh Tân Vĩ, nhưng người chịu tội lại là em trai anh ta – Tân Nguyên.

Tôi buồn cho anh Tân Nguyên, cũng buồn cho Tiểu Bạch, thế là khóc nức nở một trận đã đời. Về sau, tôi và Tần Xuyên cùng gấp một con hạt giấy màu trắng, lén lút đặt vào chuồng cũ của Tiểu Bạch. Nhưng con hạt giấy cũng mất, bởi anh Tân Nguyên đem cả đàn bồ câu tặng hết cho người khác, anh ấy không bao giờ nuôi bồ câu nữa.

Không có tiếng gù của bồ câu, khu dân cư yên tĩnh lạ thường, tiếng bước chân sáng đi tối về của anh Tiểu Thuyền cũng trở nên rõ ràng hơn.

Tôi từng hỏi anh Tiểu Thuyền, rốt cuộc là anh đi đâu, nhưng anh chỉ cười cười, không trả lời tôi. Buổi tối, lúc đi ngủ tôi nghĩ, không chừng anh Tiểu Thuyền là người có sức mạnh thần bí, không giống với tên quỷ Tần Xuyên, anh có thể biến thân, biết dùng kiếm, mặc khôi giáp màu vàng, là một chiến sĩ anh dũng có thể thu phục yêu quái. Anh cần phải bảo vệ công chúa, mà công chúa đó không chừng lại là tôi. Mơ một giấc mơ đẹp đẽ như thế, tôi thật sự đã bật cười thành tiếng. Con mèo vàng to đùng trong khu thấy không vừa mắt, nó cứ ngồi lì trên mái nhà tôi mà cào vuốt, nhất định phải đánh thức tôi bằng được mới thôi.

Ngày hôm ấy, sau khi tan học, thấy anh Tiểu Thuyền rẽ về đầu kia của con ngõ, trong đầu tôi lại xuất hiện cảnh tượng đẹp đẽ trong giấc mơ. Đúng lúc tôi đang chuẩn bị để hình ảnh anh Tiểu Thuyền thay thế Virgo Shaka1 thì Tần Xuyên dùng cán cờ gõ vào đầu tôi, đây là chiêu cậu ta thường làm. Tôi sẽ quay đầu cầm tấm bảng có chữ "nhường" để phản công, cậu ta nhảy lên tránh, thần bí bảo: "Tôi biết anh Tiểu Thuyền đi đâu! Cậu có đi xem cùng không?"

1 Nhân vật trong bộ truyện tranh Áo giáp vàng.

Tôi đứng im, vội vàng ngoan ngoãn gật mạnh đầu, nếu tôi có đuôi, hẳn lúc này sẽ vẫy điên cuồng.

"Một gói kẹo que, hai cái kẹo sô-cô-la đồng tiền!"  Tần Xuyên hoàn toàn chẳng bị tôi "mê hoặc", lập tức ra giá.

"Được!" Tôi nghiến răng nghiến lợi đồng ý.

Tôi đứng chờ Tần Xuyên, chỉ biết trơ mắt nhìn cậu ta cậu ta ăn hết gói kẹp que và hai đồng tiền sô-cô-la. Cậu ta thật vô cùng đáng ghét, ăn rất chậm rãi, cười tươi rói nhìn tôi đang đứng nhấp nhổm bên cạnh, biểu diễn chán rồi mới hạ giọng thì thầm bên tai tôi: "Anh Tiểu Thuyền sang nhà Ngô đại tiểu thư rồi."

"Không thể nào!" Tôi hét lên, túm chặt Tần Xuyên, "Lừa đảo! Trả kẹo cho tôi! Trả sô-cô-la cho tôi!"

Tần Xuyên ngẩng đầu, "Không tin thì giờ đến mà xem!"

"Đi thì đi! Không gặp anh Tiểu Thuyền đâu, cứ chờ mà xem."

Bảo Tần Xuyên nói dối bởi vì ai cũng biết, bọn trẻ con ở khu chúng tôi sẽ không bao giờ đến nhà Ngô đại tiểu thư.

Theo lý thì, chúng tôi phải gọi Ngô đại tiểu thư là bà, tuổi của bà ấy với ông Tướng quân tương đương nhau, là một bà cụ già nua. Nhưng, người trong khu đều lén lút gọi bà là Ngô đại tiểu thư, đã qua mấy đời đều gọi thế quen rồi.

Nhà Ngô đại tiểu thư rất có thế lực, ông nội bà là thương nhân buôn muối nổi tiếng khắp Thiên Tân, năm xưa gia cảnh phú quý, danh tiếng hiển hách ở cả hai nơi Bắc Bình và Thiên Tân. Cha của bà là lão tứ trong nhà, thường lo liệu việc làm ăn của gia tộc ở Bắc Bình, căn biệt thự trong ngõ chúng tôi bây giờ, là phủ đệ của ông ta ngày xưa. Có điều, nghe nói bà lớn của ông ta ở Thiên Tân, nơi này chỉ là vòng nhì. Mẹ của Ngô đại tiểu thư vốn là Thanh Y hát kịch trong kịch viện Trường An, sau khi Tứ gia đón về chỉ sinh được một tiểu thư là bà, mặc dù không phú quý, cao sang như các tiểu thư ở nhà chính Thiên Tân, nhưng từ nhỏ bà cũng rất được thương yêu, nuông chiều.

Ngô đại tiểu thư năm xưa phong thái, tư chất trác việt, vừa có sự giáo dụ, c đoan trang, dịu dàng của một tiểu thư khuê các, lại vừa được đi học ở một trường kiểu mới, hiểu biết về văn hóa phương Tây, giống như một loại mỹ tửu trong chiếc ly dạ quang, cho dù bị giấu tít ở cuối con hẻm sâu nhưng vẫn tỏa hương thơm nức mũi.

Cùng khi ấy, ông Tướng quân là thiếu tướng tham mưu trưởng, làm việc dưới trướng Trần Trưởng Tiệp – tư lệnh ti cảnh sát Thiên Tân, có quan hệ qua lại với Ngô gia. Có người nói, ông Tướng quân gặp Ngô đại tiểu thư trong bữa tiệc của Ngô tứ gia. Cũng có người nói, xe của ông Tướng quân đã đã đâm vào chiếc xe thường chở Ngô đại tiểu thư đi học trong ngõ. Thậm chí tin tức mới mẻ hơn là, Ngô đại tiểu thư thích nghe kịch, ông Tướng Quân đã mời Trình Nghiễn Thu đến nhà hát, khiến Ngô đại tiểu thư cũng phải rời bước ra khỏi căn nhà sâu hun hút ấy đi nghe.

Bất luận là thế nào, thì hai người đó cũng đã gặp nhau. Một thiếu niên phong độ anh dũng ngời ngời, một giai nhân dịu dàng xinh đẹp, giống như câu chuyện trong vở kịch đang hát, mới gặp đã yêu, trái tim như nghiêng hẳn về người ấy, ngầm hứa hẹn một đời bên nhau.

Khi ấy là thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh giải phóng, Thiên Tân trong tình thế nguy cấp, Ngô tứ gia nói phải về nhà xem thế nào, trước lúc đi còn dặn dò ái thê vạn sự thận trọng, sau khi sắp xếp xong bên đó sẽ lập tức đón hai mẹ con Ngô đại tiểu thư đi, nhưng chuyến ấy, ông một đi không trở lại.

Ông Tướng quân là tướng sĩ thủ thành nên đương nhiên chẳng thể đi đâu. Thành còn ông còn, Ngô đại tiểu thư còn ông còn. Ngô đại tiểu thư đã hạ quyết tâm, không đi đâu hết, chỉ đi theo ông Tướng quân, chỉ ở nơi có ông Tướng quân.

Về sau quân đội của Quốc dân đảng liên tiếp thất bại, Thiên Tân, Bắc Bình lần lượt được giải phóng. Ông Tướng quân là tội phạm chiến tranh nên bị giam trong nhà tù Tần Thành. Một xã hội mới bắt đầu, tất cả đều thay đổi, có người khuyên Ngô đại tiểu thư chi bằng nhân cơ hội này tìm một anh lính hoặc anh công nhân nào đó mà lấy phắt đi, nhưng bà thà chết cũng không chịu. Đã lập lời thề dưới trăng rằng sẽ đợi người đó, vậy thì năm năm cũng là đợi, mười năm cũng là đợ; trẻ cũng đợi mà già cũng sẽ đợi. Phụ nữ có lẽ sinh ra đã giỏi chờ đợi nhưng thời gian lại dễ dàng bỏ quên người ta, chớp mắt mười mấy năm trôi qua. Công tư hợp danh rồi 1, cửa hàng trước kia vốn là của nhà nay đã biến thành những tờ cổ phiếu xanh xanh đỏ đỏ; "Đại nhảy vọt"2 rồi, đồ đạc trong nhà mang đi quyên góp cả; ban năm thảm họa, đói khát dìu người mẹ già ra ngoài Triêu Dương Môn tìm rau dại ăn qua ngày.

1 Công tư hợp doanh là tài sản trước của tư nhân nay do nhà nước và người chủ cũ cùng nhau quản lý.

2 Đại nhảy vọt là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958-1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ngô đại tiểu thư đếm từng ngày, qua xuân hạ thu đông, cuối cùng trên sanh sách tù nhân được thả của nhà ngục Tần Thành cũng có tên ông Tướng quân.

Ngày được thả, ông Tướng quân đến đợi ở cửa nhà Ngô đại tiểu thư từ sớm. Bà khi ấy, đã không còn là nữ sinh áo trắng váy xanh, cũng không còn là đại tiểu thư sườn xám yêu kiều nữa, bà mặc một bồ đồ dành cho công nhân màu xanh nhạt, nhưng khi ông Tướng quân nhìn thấy bà thì kích động tới mức mất kiểm soát, người đàn ông cao lớn đó đột nhiên òa lên khóc trước mặt bao người.

Về sau tôi nghĩ, quãng thời gian ấy là quãng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời của Ngô đại tiểu thư, bà đã đợi được người thương quay về, bà thêu một chiếc chăn màu đỏ rất lớn, đợi người đó dắt tay bà đi chụp ảnh, đóng con dấu Hỉ và cùng nhau sống nốt phần đời còn lại bình an, vui vẻ trong con ngõ nhỏ này.

Nhưng, chỉ có một chút xíu thôi vậy mà vẫn không kịp, Cách mạng Văn Hóa xảy ra, hôn sự của bà tan biến như bong bóng xà phòng.

Người xảy ra chuyện đầu tiên là ông Tướng quân, ông nhanh chóng bị "đánh gục", trước ngực bị treo một tấm biển "quân phản động".

Bị người ta đưa ra sân vận động của trường tiểu học Đăng Hoa đấu tố không ngừng nghỉ. Khi ấy, Ngô đại tiểu thư căn bản không gặp được ông Tướng quân. Đầu tiên, bà còn chạy vạy khắp nơi, nghe ngóng xem bao giờ ông được thả, nhưng không biết rằng bẳn thân bà cũng sắp bị rơi vào vũng lầy tăm tối.

Thời đó luôn có kẻ tìm cách bới móc vạch tội, nói rằng bà chủ Ngô gia ngày xưa từng là con hát thanh lâu, là dư nghiệt của xã hội cũ, phải bắt đại địa chủ Ngô gia, thân thế của gia đình đại tư bản đều đồng loạt bị "đánh" tới cùng. Tứ đại hợp Viện của Ngô đại tiểu thư nhanh chóng bị người ta chiếm lấy, còn người trong tứ hợp viện bị đuổi sang một căn phòng nhỏ phía Tây. Đám hồng vệ binh kia hễ nhớ ra, là lại sang đó bắt người, bà cụ Ngô tuổi đã cao, bị đấu tố ba ngày, không chịu nổi nên đã buông tay ra đi. Ngô đại tiểu thư vừa đau đớn vừa căm hận. Nhưng thế vẫn chưa thôi, vừa vội vội vàng vàng lo hậu sự cho mẹ xong, chuyện tình của bà và ông Tướng quân cũng bị người ta lôi ra "xét xử".

Hai nhà đã bị lục soát từ lâu, mấy lá thư chưa kịp đốt đã bị họ lấy được, ép hai người phải đọc to trước hộ đồng. Nội dung liên quan tới nước nhà thì bị bóp méo thánh "Một lòng chờ đợi Tưởng Giới Thạch đến phản công Đại lục"; nội dung liên quan đến tình cảm cá nhân thì bị nói thành "nam trộm nữ điếm vô liêm sĩ".

Trong không khí ngày hè oi bức, ông Tướng quân bị cạo trọc đầu, Ngô đại tiểu thư trên cổ còn tròng thêm đôi giày rách, hai người họ cúi gằm mặt đứng đó, lẳng lặng đếm "tội lỗi" của đối phương.

Ban đầu hai người còn trả lời rất hờ hững, nhưng đám kia đâu chịu tha cho họ, ép họ phải khẳng định, phải thừa nhận, để vạch rõ giới hạn.

"Anh ấy nói rằng, cho dù trận chiến này không thắng, thì bọn chúng cũng chẳng trụ vững được bao lâu!"

"Cô ấy bảo, không thể tiếp tục ở lại Bắc Bình nữa, muốn cùng tôi trốn sang lại Đài Loan!"

"Anh ấy từng nổ súng, đả thương quần chúng cách mạng!"

"Bố cô ấy ôm tiền của nhân dân, chạy sang Đài Loan tập trung với Tưởng Giới Thạch!"

"Anh ấy một lòng trung thành với bọn phản động quốc dân, chết cũng không từ bỏ!"

"Không phải là cô ấy đang đợi tôi, không phải là muốn lấy tôi, cô ấy chỉ đang hoài niệm quá khứ, vẫn còn muốn làm tiểu thư kiêu ngạo ức hiếp dân chúng!"

Càng nói càng dồn nhau vào bước đường cùng, trên trời bỗng dưng nổ một tiếng sấm nghe như lời nguyền rủa. Cuối ngày mưa lớn, đám quân sĩ vui sướng, hài lòng, tha cho họ. Trong làn mưa mù mịt chỉ còn lại Ngô đại tiểu thư và ông Tướng quân lúc này đã chẳng còn cả hồn lẫn phách, mưa mỗi lúc mỗi lớn, tình càng lúc càng nhạt, hai người đều tâm nguội ý lạnh.

Về sau, ông Tướng quân bị đưa đi cải tạo, Ngô đại tiểu thư bị điều làm công việc khổ sở nhất, vất vả nhất trong công xưởng. Cho tới khi cả hai bình an quay về, đã mười năm nữa trôi qua. Ban công tác mặt trận tổ quốc muốn bố trí nơi ở cho ông tướng quân, và ông Tướng quân đã chọn về con ngõ chỗ chúng tôi. Có người nói, nửa đêm thấy ông Tướng quân đứng dưới cửa sổ nhà Ngô đại tiểu thư. Nhưng Ngô đại tiểu thư không bao giờ nói chuyện với ông nữa, mặc dù ở cách nhau chỉ mấy trăm mét nhưng hai người già cố chấp không còn qua lại với nhau.

Crypto.com Exchange

Chương (1-20)