← Ch.090 | Ch.092 → |
Ngày kế tiếp sau khi thành hôn, theo lý thì đôi phu thê trẻ mới cưới phải đi dâng trà các trưởng bối. Nhưng mà các tỳ nữ hầu hạ bị làm khó, họ rối rít nhỏ giọng nghị luận.
"Làm sao đây? Thế tử phi vẫn còn ngủ, phải kêu dậy sao?"
"Thế tử đâu?"
"Trời vừa sáng thì Thế tử đã đi luyện kiếm rồi."
"Nghe nói hôm qua hai người họ ầm ĩ đến nửa đêm?"
"Cũng không phải là nửa đêm? Ta nghe A Liễu gác đêm quay về nói âm thanh của Thế tử phi đến giờ Tý thì ngừng rồi."
Dứt lời thì các tỳ nữ ở bên cạnh theo đó đỏ mặt lên.
Cũng không biết dày vò như thế nào mà có thể khiến cho Thế tử phi ngủ sâu đến như vậy. Nhưng mà các nàng đều là tỳ nữ mới được phái đến, cũng không biết Thế tử phi có tình cách như thế nào, nếu tùy tiện đánh thức chọc cho Thế tử phi không vui, xác thực là bị khiển trách rồi.
Một người nhìn lên sắc trời rồi nói: "Giờ không còn sớm, không trì hoãn được nữa, không bằng đi mời Ngưng Sương tỷ tỷ tới đi."
Mấy người đang nói thì nhìn thấy Dung Từ cầm kiếm từ bên ngoài đi vào.
Bọn họ vội vàng thỉnh an: "Thế tử."
Dung Từ nhìn thấy cửa vẫn còn đóng chặt, hỏi: "Thế tử phi vẫn chưa dậy?"
"Bẩm Thế tử" Một tỳ nữ nói: "Chúng nô tỳ cũng đang buồn phiền, Thế tử phi ngủ ngon quá làm chúng nô tỳ không dám quấy rầy nhưng nếu còn không dậy, lát nữa phải đến Thụy An đường dâng trà cho Vương gia, Vương phi."
Dung Từ gật đầu, nhấc chân vào cửa.
Hắn treo kiếm lên vách tường rồi đi thẳng vào nội thất.
Nội thất có nhiều lớp màn, trong không khí mang theo hương vị nồng nặc do hai người lưu lại đêm qua.
Hắn vén màn nhìn thấy tiểu cô nương vẫn đang ngủ, lông mi đóng chặt, hô hấp nhẹ nhàng.
"A Lê?" Dung Từ ngồi xuống kêu nàng.
A Lê không trả lời.
Đêm qua nàng vô cùng mệt mỏi, vừa kết thúc thì ngủ thiếp đi.
"A Lê?" Dung Từ kéo mặt của nàng, thấy nửa bên mặt của tiểu cô nương ngủ đến mức đỏ bừng, cánh môi trơn bóng.
Hắn nghiêng người qua dọc theo bờ môi của nàng chậm rãi mút vào.
A Lê bị hắn đánh thức.
Nàng mơ màng mở mắt ra chỉ nhìn thấy một gương mặt khôi ngô nhìn nàng cười.
"Tỉnh rồi?"
"Ừm." A Lê đáp lại một tiếng, nhưng cũng không có ý muốn rời giường, nàng cẩn thận duỗi người, sau đó xoay người tiếp tục ngủ.
Dung Từ bất lực, lại nghiêng người hôn nàng, tay nhẹ nhàng vén chiếc chăn mềm lên.
Đồ ngủ mùa hè mỏng, chỉ có một lớp mỏng, bạch ngọc anh đào thoắt ẩn thoắt hiện.
Sau khi A Lê bị hôn một lúc thì cả người mềm nhũn.
"Dung Từ ca ca, không muốn."
Dung Từ có chút không nỡ, buông nàng ra.
"Thức dậy thôi." Hắn nhẹ nhàng bóp chóp mũi của nàng rồi nói: "Còn lười biếng nữa thì đến lúc đó dâng trà cũng sắp trễ rồi."
Hắn dứt lời thì A Lê mạnh mẽ bật ngồi dậy.
"Đúng vậy, xém chút nữa ta quên mất chuyện này rồi, ta còn tưởng bản thân đang ở trong nhà mình nữa."
Nói rồi nàng đẩy Dung Từ ra rồi vội vàng xuống giường, quên cả việc mang giày.
Dung Từ lập tức ôm người quay về, để nàng ngồi trên giường rồi nói: "Sao lại gấp gáp như vậy? Kêu người đi vào hầu hạ là được."
Hắn lắc chuông, rất nhanh các tỳ nữ bưng dụng cụ rửa mặt đi vào.
Các tỳ nữ đợi ở bên ngoài cửa rất lâu, trong khoảng thời gian này hai người làm gì ở trong phòng thì không cần nói cũng biết. Vốn dĩ gò má của mỗi người đều nóng bừng nhưng sau khi vào phòng ngửi thấy mùi mập mờ thì họ lại càng xấu hổ cúi đầu.
Dung Từ làm như không nhìn thấy, trên gương mặt vẫn ung dung ổn định.
Ngược lại là A Lê nhìn thấy sắc mặt của các tỳ nữ thì nàng không khỏi nghĩ đến hình ảnh của đêm qua, cũng xấu hổ đến mức gò má nóng bừng.
Sau khi tỳ nữ giúp nàng rửa mặt rồi đứng trước gương giúp nàng thay quần áo. Lúc thay đến chiếc áo lót ở bên trong thì tất cả đều cắn môi quay mặt đi không dám nhìn.
Cũng không biết rốt cuộc Thế tử phi của bọn họ đã trải qua chuyện gì, vết đỏ từng vết một ở trước ngực khiến cho người khác phải suy nghĩ sâu xa.
Nghĩ như vậy có một tỳ nữ không khỏi có chút thất thần, cho đến khi A Lê khẽ hô đau thì nàng ta mới giật mình hoảng loạn tạ lỗi.
Dung Từ cũng đang thay xiêm áo, nghe thấy tiếng kêu thì nghiêng đầu liếc nhìn, trùng hợp nhìn thấy tình huống của A Lê từ trong gương.
Nàng quả thật quá yếu ớt rồi. Hai đời trước cũng là như vậy, chỉ dùng lực nhẹ một chút thôi cũng sẽ để lại dấu.
Qua một lúc sau khi hai người thu xếp xong thì vội vã ăn chút đồ ăn sáng, lúc này mới dắt tay nhau đi đến Thụy An đường.
-
Ngày thứ ba lại mặt* là ngày mà A Lê vô cùng chờ đợi, vào ngày này Duệ Vương phi đã sai người chuẩn bị xong danh mục quà tặng lại mặt từ sớm.
*Lại mặt: vợ chồng về nhà bố mẹ vợ sau ngày cưới.
Sáng sớm bà ấy đột nhiên nghĩ đến trong danh mục quà tặng vẫn còn một hạng mục chưa quyết định nên bà ấy muốn đến thương lượng với A Lê một chút.
Nào ngờ lúc bà ấy đi đến thì vừa vặn đụng phải cảnh phu thê trẻ hai người đang dính sát nhau ở trong phòng.
Bà ấy ho khan một tiếng, có chút lúng túng. Bà ấy có nghe chuyện của đôi phu thê trẻ hai người thành thân hai ngày này, đúng thật là gắn bó như keo sơn, đi đâu cũng có đôi có cặp. Nhưng mà bà ấy cũng có thể hiểu được nhi tử kìm nén nhiều năm như vậy mới thành hôn, khó tránh khỏi việc ăn tủy biết vị*.
*Ăn tủy biết vị: câu thành ngữ của trung quốc, nghĩa là tủy xương có vị rất ngon, ăn xong rồi lại muốn ăn tiếp. Đề cập đến việc muốn thử lại sau khi trải nghiệm một lần.
Nhưng mà A Lê vẫn còn nhỏ, cơ thể mảnh mai yếu ớt, bà ấy thật sự rất sợ nhi tử của mình dày vò con dâu không còn gì nữa.
Hai người nhìn thấy bà ấy đến thì lập tức tách ra.
Dung Từ xem như không có chuyện gì xảy ra mà hành lễ rồi nói: "Mẫu thân đến đây có việc gì sao?"
"Liên quan đến lễ vật lại mặt của A Lê." Bà ấy nhìn về phía con dâu đang xấu hổ rồi hỏi: "Danh mục quà tặng lại mặt mà hôm qua ta đưa cho con xem, nhưng lại quên mất có chỗ không giống."
A Lê kìm nén sự xấu hổ hỏi lại: "Mẫu thân, chỗ nào không giống?"
"Trong kho của phủ chúng ta có một ít đông châu quý hiếm, những viên đông châu này được mài thành bột cho vào thuốc. Nhưng mà thuốc này vô cùng mạnh, không biết bệnh tình của tổ mẫu con như thế nào, nếu tùy tiện đưa qua thì sợ rằng không ổn."
"Không sao." Dung Từ nói: "Lão phu nhân dùng thuốc có đại phu kiểm định, đông châu có thể dùng được thì dĩ nhiên sẽ dùng, nếu như không thể dùng được thì đưa cho lão nhân gia của nàng làm đồ chơi cũng không phải là không được."
Duệ Vương phi suy nghĩ một chút, cười nói: "Con nói đúng, hai ngày nay ta bận đến mức hồ đồ rồi. Được rồi, giờ không còn sớm các con cũng nhanh ra ngoài đi."
Giờ Thìn, Dung Từ dắt A Lê ra ngoài, dẫn theo ba chiếc xe ngựa chở lễ vật lại mặt đến Tương Dương Hầu phủ.
Bên này thì Tống Ôn Bạch và Thích Uyển Nguyệt cùng với các vị trưởng bối của Tống gia đang ngồi chờ.
Thấy phu thê hai người hòa thuận ân ái nắm tay đi đến, kim đồng ngọc nữ, trai tài gái sắc nhìn vô cùng hợp mắt.
Tống lão phu nhân mỉm cười rồi nói: "Ta còn lo lắng A Lê xuất giá sẽ không quen, nhưng bây giờ nhìn thấy thần sắc của con tốt như vậy thì ta cũng yên tâm rồi."
Thích Uyển Nguyệt cũng nhìn thấy thần sắc của nữ nhi đâu chỉ tốt nhưng cũng không nên quá tốt.
Nhưng mà cẩn thận suy nghĩ một chút cũng có thể hiểu được, phu thê mới cưới Dung Từ dĩ nhiên mang lại sự dịu dàng cho A Lê. Sau khi nữ nhi thành thân sống có tốt hay không chỉ cần nhìn thần sắc thì cũng biết được, tuy rằng chỉ mới ba ngày nhưng ba ngày này có thể khiến A Lê thay đổi thành như vậy.
Trên gương mặt của nàng tràn đầy hạnh phúc, còn có dáng vẻ thẹn thùng của phụ nhân*, dung mạo ẩn chứa nét xuân thì quyến rũ nhu mì, đây không phải dáng vẻ được yêu thương hay sao?
*Phụ nhân: người phụ nữ có chồng.
Thích Uyển Nguyệt là người từng trải, trong lòng lập tức vừa ý.
Bà ấy hàn huyên với Dung Từ một lúc rồi theo thông lệ gọi nữ nhi vào trong khuê phòng hỏi tỉ mỉ.
Tuy rằng trước khi cưới có Liễu ma ma dạy dỗ nhưng chuyện sau khi cưới thì bà ấy có kinh nghiệm hơn. Trước kia không nói chuyện thoải mái với nữ nhi, bây giờ nữ nhi xuất giá dĩ nhiên cũng không còn tấm màn che kia nữa.
Bà ấy vẫy tay kêu các tỳ nữ lui ra ngoài, nhẹ nhàng hỏi: "Dung Từ đối xử với con có tốt không?"
A Lê không hiểu, nói: "Nương, Dung Từ ca ca đối xử tốt với con từ khi con còn nhỏ, nương cũng biết mà."
"Nương không phải ý này."
"Vậy thì ý gì?"
"Các con... phòng the có hài hòa không?"
"..." Sắc mặt của A Lê nhất thời đỏ ửng, nàng không ngờ rằng nương sẽ hỏi loại chuyện này.
"Rốt cuộc có tốt hay không?" Thích Uyển Nguyệt hỏi.
Thật ra bà ấy hỏi như vậy cũng chỉ muốn xác định một chuyện.
Dung Từ chờ A Lê hơn hai mươi năm, nam nhân giống như hắn nói không chừng đã có tam thê tứ thiếp con cái phụng dưỡng phụ mẫu từ lâu. Nhưng mà bên cạnh hắn không có một nữ tử thông phòng nào cả, nam nhân trẻ trung và mạnh mẽ kiềm nén nhiều năm như vậy hoặc là có thể nhịn hoặc là phương diện kia có lẽ thiếu chút bản lĩnh.
Tuy rằng bà ấy vừa ý người con rể Dung Từ này nhưng bà ấy cũng quan tâm đến hạnh phúc sau khi cưới của nữ nhi, nếu phương diện kia của con rể không ổn thì phải sớm tìm đại phu mới được.
A Lê không biết bà ấy nghĩ nhiều như vậy, nàng qua loa gật đầu rồi nói: "Dĩ nhiên cũng tốt."
"Tốt như thế nào?"
"Nương!" Gương mặt của A Lê đỏ đến mức nhỏ máu, nàng không thuận theo nói: "Sao nương lại hỏi vấn đề này kỹ như vậy?"
"Dĩ nhiên là nương phải hỏi cho kỹ rồi." Thích Uyển Nguyệt nói: "Giờ con đã xuất giá làm thê người ta, tiếp theo thì phải nối dõi tông đường. Nương là người từng trải, biết rõ cái khổ của con nối dõi... Thôi đi, không nói cái này nữa."
Hồi đó, bà ấy gả cho Tống Ôn Bạch sáu năm trời mới sinh được nữ nhi, nhưng sau khi sinh xong thì bị thương khó mang thai được nữa. Sau đó bà ấy vì chuyện này mà uất ức một khoảng thời gian, để cho Lý Tú Lan kia thừa cơ lợi dụng.
Tuy rằng trong này có sự hiểu lầm nhưng lại vì vậy mà làm hại hôn nhân, cũng làm tổn thương nữ nhi. Bây giờ, mỗi lần nghĩ đến thì Thích Uyển Nguyệt lại hối hận không thôi.
Nếu như bà ấy có thể hạ thấp bản thân sớm hơn để xử lý Lý Tú Lan thì sẽ chẳng có những chuyện sau đó nữa.
"Tuy rằng các con mới thành hôn không gấp việc con nối dõi nhưng tuổi tác của Dung Thế tử không còn nhỏ nữa." Bà ấy nói: "Nương không hỏi cẩn thận chút thì làm sao giúp được các con chứ."
"Sinh con là do chúng con tự sinh, nương giúp được như thế nào chứ?"
"Chuyện này thì nương có thể giúp được rất nhiều. Con tỉ mỉ kể lại cho nương nghe biểu hiện của con rể ở phương diện kia như thế nào?"
"..."
-
Cũng không biết Thích Uyển Nguyệt và A Lê nói cái gì, đến lúc dùng cơm trưa thì gò má của A Lê vẫn đỏ như cũ, thậm chí không dám liếc mắt nhìn Dung Từ nữa.
Dung Từ nhìn thấy nàng lại trốn tránh ánh mắt của hắn thêm lần nữa thì trong lòng buồn bực. Đợi đến chiều lúc nghỉ ngơi thì hai người trên giường, hắn ôm người hỏi: "Nương nói gì với nàng rồi? Tại sao nhìn thấy ta thì lại ngại ngùng?"
"Ta nào có?" A Lê không thừa nhận.
Dung Từ xoa nàng rồi nói: "Có nói không?"
"..."
Cũng không biết có phải tất cả nam nhân sau khi lập gia đình đều giống nhau hay không, Dung Từ ca ca trước nay luôn dịu dàng và thận trọng sau khi thành hôn thì như thay đổi thành một người khác rồi. Dáng vẻ mặc kệ sự đời giống như trước đâu rồi?
Nhưng nàng không biết, đúng như Duệ Vương phi phân tích thì Dung Từ kìm nén nhiều năm như vậy, vất vả lắm mới thành thân, dĩ nhiên sẽ không kiên nhẫn nữa. Huống chi A Lê của đời này so với hai đời trước thì cũng không biết là do nuôi dưỡng tốt hay như thế nào, lại càng khiến cho hắn thêm ngạc nhiên và mừng rỡ.
Dung Từ là một người đàn ông bình thường, ái thê ở trong lòng, hắn mà còn nhịn tiếp nữa thì hắn không phải là Liễu Hạ Huệ*, mà là thần thánh rồi.
*Liễu Hạ Huệ: Là một quan đại phu nước Lỗ thời Xuân Thu. Tương truyền rằng vào một đêm giá rét khủng khiếp có một cô gái bị lạnh đến xin tá túc nhà ông, vì cứu cô gái, ông ta ôm cô gái ngủ suốt đêm mà không làm chuyện gì khác.
Hai người nằm nghiêng náo loạn một lúc, A Lê không chịu nổi chỉ đành nói ra.
"Nương quan tâm đến chuyện con nối dõi của chúng ta."
Dung Từ dừng lại.
A Lê tiếp tục nói: "Nương của ta nói tuổi tác của chàng không còn nhỏ nữa, kêu ta dụng tâm một chút, sinh nhiều con cho chàng cũng tốt."
"Không vội." Dung Từ nói.
A Lê không hiểu hỏi: "Lẽ nào chàng không muốn có con sao?"
"Muốn nhưng mà nàng vẫn còn nhỏ, không vội." Dung Từ từng đọc trong sách bảo rằng nữ tử sinh con quá sớm không tốt cho sức khỏe, hắn muốn chờ A Lê mười bảy tuổi rồi mới sinh con. Vậy nên mấy ngày nay lúc sinh hoạt vợ chồng, hắn đều ra ở bên ngoài, sau khi xong chuyện cũng sẽ giúp nàng dọn dẹp sạch sẽ.
Hắn sợ A Lê nghĩ nhiều nên tỉ mỉ nói cho nàng biết những băn khoăn của hắn: "Ta không vội chuyện con nối dõi, đợi một năm nữa muốn cũng được."
Trong lòng của A Lê cảm động, nhìn hắn một lúc rồi tiến tới hôn hắn.
Dung Từ bị trêu ghẹo, nàng chủ động nhào vào lòng thực sự là đang hành hạ người khác mà.
"A Lê" Hắn đẩy nàng ra rồi nói: "Ngủ đi, đừng nghịch."
A Lê đã cảm nhận được sự thay đổi của hắn từ lâu, thú vui xấu xa bất ngờ nảy sinh khiến nàng càng muốn nghịch hơn.
Nàng chắc chắn hắn không dám làm càn ở trong nhà của nàng vậy nên nàng càng lúc càng suồng sã.
Nhưng mà Dung Từ là ai chứ?
Trên đời này không có gì là hắn không dám làm, có một số việc hắn vô liêm sỉ đến mức không ai bì kịp.
"Nha đầu xấu xa!" Sau cùng hắn kiềm nén gào lên một tiếng, đè người ở dưới thân rồi nói: "Là nàng trêu chọc ta trước."
Động tĩnh của phu thê hai người không giấu được chính viện, Thích Uyển Nguyệt biết tin thì dặn dò: "Đừng kêu ai đến làm phiền, kệ hai đứa."
Vì vậy tiểu phu thê hai người kì kèo giấc nghỉ trưa này kéo dài lâu đến gần một canh giờ.
Chờ sau khi dùng cơm tối xong thì A Lê lo lắng không yên vội vàng quay trở về. Nguyên nhân bởi vì hắn mà nàng bị các trưởng bối trong nhà âm thầm trêu ghẹo, thực sự xấu hổ chết được.
Sau khi lên ngựa, nàng nhào vào lòng của Dung Từ: "Hu hu hu... Đều tại chàng, ta không còn mặt mũi làm người nữa."
Dung Từ cảm thấy buồn cười, nói: "Sao lại không còn mặt mũi nữa?"
"Ta..."
Có lẽ là trong khuê phòng của nàng, hứng thú của Dung Từ cực kỳ mãnh liệt, so với sự ôn nhu của mấy ngày trước thì càng thêm tàn bạo vài phần. Vốn dĩ thể chất của nàng đặc thù, cuối cùng đến cả nệm giường cũng bị ướt mấy lớp.
Nàng ép buộc bản thân phải bình tĩnh dặn dò tỳ nữ đổi nệm giường, nhưng mà ở trước mặt các trưởng bối thì vẻ điềm tĩnh đó không thể giả vờ được nữa, tựa như cả người đang đặt ở trong lửa nướng vậy, không có chỗ nào được tự nhiên.
Tóm lại là hối hận muốn chết, sớm biết như vậy nàng đã không khiêu khích hắn.
A Lê tự giác đuối lý lại khó mở miệng, dứt khoát trừng hắn một cái rồi không nói thêm gì nữa.
Hiếm thấy trong xe ngựa truyền ra tiếng cười vui vẻ của Dung Từ.
← Ch. 090 | Ch. 092 → |