Ch.02 → |
Kiếp trước, thân là một con ong chăm chỉ trong xã hội 996, Yên Kiều từng không chỉ một lần nảy sinh ý định "thôi c. h. ế. t quách cho xong". Lúc bị dòng người chen lấn đến bẹp dí vào giờ cao điểm, lúc bị khách hàng hống hách làm khó dễ, lúc bị sếp chỉ thẳng mặt mắng té tát, thậm chí ngay cả khi l. i. ế. m nắp hộp sữa chua rồi lỡ tay làm đổ cả hộp, Yên Kiều cũng đều muốn chết.
(996 là thuật ngữ chỉ văn hoá làm việc của người dân Trung Quốc với phương thức và chế độ làm việc tập thể với lịch làm việc khắt khe từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối liên tục 6 ngày trong một tuần. Nó được giới trẻ Trung Quốc gọi vậy bởi môi trường làm việc theo đúng tiêu chuẩn 996. )
Hồi còn đi học, người ta cứ ra rả rằng phải chiến thắng khó khăn, nào ngờ lớn lên mới biết, hóa ra khó khăn nào cũng có thể dễ dàng đánh bại nàng.
Vào cái khoảnh khắc đẩy đứa bé kia ra khỏi đầu xe, Yên Kiều bỗng nhận ra có lẽ mình thật sự sắp c. h. ế. t rồi. Nàng thậm chí còn kịp nghĩ: "Ồ, không biết có được lên trang nhất thời sự không nhỉ?"
Nhưng ngay sau đó, nàng lại nhớ đến một vấn đề hệ trọng: "Chết rồi thì khoản vay mua nhà của mình biết tính sao đây?"
Căn hộ đó nằm ngay trên ga tàu điện Đông Hồ, hai phòng ngủ, một phòng khách, diện tích sử dụng 90 mét vuông, tiền trả góp hàng tháng những 7000 tệ. Nàng mới vừa trả hết khoản lãi 880. 000 tệ, vậy mà vẫn còn đến 25 năm nữa mới trả hết nợ gốc.
Vừa nghĩ đến đây, Yên Kiều bỗng nhiên thấy nhẹ nhõm hẳn. Thôi thì c. h. ế. t cũng được, sống ngắn ngủi một chút cũng chẳng sao. Biết đâu được xóa tài khoản rồi tao lại, kiếp sau còn đầu thai vào gia đình giàu sang phú quý thì sao?
Giây phút bị hất văng lên không trung, Yên Kiều thậm chí còn bắt đầu cầu nguyện: "Xin đừng cứu con! Lỡ may sống sót mà cụt tay, què chân, liệt nửa người, lại còn phải gánh thêm 25 năm trả góp thì còn tuyệt vọng hơn."
Tin tốt là, Yên Kiều c. h. ế. t rồi. Tin xấu là, nàng vẫn chưa c. h. ế. t hẳn.
Bởi vì ngay trước khi chết, Yên Kiều bỗng nghe thấy một giọng nói dịu dàng, đầy thương cảm bảo rằng nàng lương thiện, không nên c. h. ế. t yểu như vậy, nên sẽ cho nàng cơ hội sống lại lần nữa.
Yên Kiều im lặng một lát rồi hỏi: "Kiếp sau còn có thể không phải trả góp nữa được không?"
Giọng nói kia cũng ngập ngừng một chút rồi đáp: "Được."
Yên Kiều được voi đòi tiên: "Vậy con có thể chỉ ăn không ngồi rồi, chẳng cần làm gì cả, không cần 996, không cần liều mạng làm việc mà vẫn sống tốt được không?"
"Đương nhiên là được rồi. ta sẽ tang cho con một hệ thống, giúp con bước lên đỉnh cao nhân sinh."
Yên Kiều mừng rỡ khôn xiết: "Cảm ơn! Ngài thật sự là người tốt!"
Thế rồi nàng trọng sinh.
Yên Kiều xuyên không về thời cổ đại, nhập vào thân xác một cô nương 16 tuổi tên là Yên Dao Xuân. Cha nàng là quan triều đình, tuy chức quan không cao nhưng dù sao cũng là bát cơm sắt. Mẫu thân nàng là khuê nữ hầu phủ, đáng tiếc hồng nhan bạc mệnh, mất sớm.
Yên Kiều: "..."
Lạc đà gầy còn to hơn ngựa béo, thử nghĩ lại xem, ít ra nàng không phải vắt kiệt sức để trả nợ nữa rồi. Hơn nữa còn là tiểu thư khuê các, cơm bưng nước rót, cuộc sống sung sướng biết bao!
Lúc tỉnh lại, Yên Kiều chỉ cảm thấy đầu đau như búa bổ, toàn thân lạnh toát, người cứ như bị đè nặng ngàn cân. Nàng cố gắng mở mắt ra, trước mắt là màn che màu xanh nhạt, quay đầu lại thì thấy một tam bình phong cổ kính. Trong phòng chẳng có ai.
"Có ai không..."
Vừa cất tiếng, Yên Kiều đã bị chính giọng nói khàn đặc của mình làm cho giật mình. Cổ họng nàng khô khốc như sắp bốc cháy đến nơi.
Trên bàn cách đó không xa có một ấm trà. Nàng cố gượng dậy, đầu váng mắt hoa, suýt chút nữa thì ngã nhào. Vất vả lắm mới uống được nước, nàng liền nghe thấy tiếng bước chân ngoài cửa.
Ngay sau đó, một bà lão bước vào. Vừa nhìn thấy Yên Kiều, bà vội vàng nói: "Ôi, đại tiểu thư, sao người lại tự mình dậy rồi? Mau nằm xuống nghỉ ngơi đi ạ! Bệnh của người vẫn chưa khỏi đâu."
Bà lão chẳng nói chẳng rằng, dìu Yên Kiều về giường nằm, đắp chăn cẩn thận, miệng lẩm bẩm: "Mụ đàn bà độc ác kia, sao lại nhẫn tam thế chứ? Người bệnh nặng như vậy mà cũng không chịu mời đại phu đến khám, mụ ta rõ ràng là muốn g. i. ế. c người! Tiểu thư yên tam, lão nô đã đi bẩm báo với Hầu phu nhân rồi. Hầu phu nhân sẽ sớm phái người đến đón người về hầu phủ dưỡng bệnh."
Đầu óc Yên Kiều vẫn còn choáng váng, ban đầu chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Dần dần, những ký ức của nguyên chủ bắt đầu hiện lên trong đầu nàng. Yên Kiều xin phép được gọi đó là: Cuộc đời ngắn ngủi, bi thảm và đáng thương của một cô bé mồ côi. Và kẻ gây ra tất cả những điều này, chính là cha ruột của nàng, Yên Thủ Nhân.
Mười mấy năm trước, Yên Thủ Nhân lên kinh thành ứng thí, đứng đầu bảng nhãn, được Văn Tín hầu tuyển làm phò mã, gả con gái thứ hai cho ông ta, chính là mẫu thân của Yên Dao Xuân - Giang thị. Ban đầu, hai người đúng là có một khoảng thời gian ân ái mặn nồng, nhưng hạnh phúc tốt đẹp không kéo dài được bao lâu. Yên Thủ Nhân đắc tội với người ta, bị giáng chức, chịu không ít khổ sở. Trong lòng ông ta oán trách hầu phủ không chịu ra tay giúp đỡ, từ đó cũng sinh ra chán ghét Giang thị, cho rằng nàng tuy xuất thân cao quý nhưng lại chẳng giúp ích gì được cho mình.
Lúc bấy giờ, Giang thị đang mang thai, Yên Thủ Nhân ngang nhiên đưa thiếp thất về phủ. Thiếp thất kia cũng đang mang thai, thậm chí còn lớn tháng hơn cả Giang thị. Giang thị bị kích động mạnh, không lâu sau thì sinh non, hạ sinh một bé gái, chính là Yên Dao Xuân.
Yên Dao Xuân từ nhỏ ốm yếu bệnh tật, nguyên nhân là do vậy.
Giang thị sinh con gái, còn thiếp thất Lưu thị lại sinh được một cặp long phụng. Yên Thủ Nhân mừng rỡ như điên, có ý muốn nâng Lưu thị lên làm bình thê. Cho dù Giang thị có hiền lành đến đâu, cũng là khuê nữ hầu môn, sao có thể chịu nhục nhã như vậy? Nàng lập tức lấy cái c. h. ế. t ra uy hiếp, hầu phủ cũng đứng ra can thiệp, cuối cùng Yên Thủ Nhân miễn cưỡng từ bỏ ý định, nhưng càng thêm chán ghét Giang thị. Ông ta thậm chí còn không thèm đặt tên cho con gái của Giang thị, mãi đến ba năm sau, Giang thị tự mình đặt cho con bé hai chữ Dao Xuân, Yên Dao Xuân mới chính thức có tên.
Giang thị là người phụ nữ dịu dàng đến mức nhu nhược. Nàng nhìn thấu sự bạc tình của Yên Thủ Nhân, sau khi sinh Yên Dao Xuân, nàng liền dồn hết tâm sức nuôi dạy con gái, cẩn thận điều dưỡng thân thể cho con, gần như tiêu hết của hồi môn, khiến chi tiêu trong phủ eo hẹp, thường xuyên bị Yên Thủ Nhân trách móc, oán giận.
Càng ngày Yên Dao Xuân càng lớn, thân thể Giang thị lại càng suy yếu. Nhưng giọt nước tràn ly chính là việc nguyên phối của Yên Thủ Nhân tìm đến tận cửa.
Thì ra trước khi lên kinh để thi, Yên Thủ Nhân đã cưới vợ. Nguyên phối Vương thị ở quê nhà còn có một trai một gái. Vương thị là phụ nữ nhà quê, tính tình chua ngoa đanh đá, cũng chẳng cần mặt mũi, trực tiếp kéo theo con cái, ngồi trước cổng phủ Yên mắng chửi, mắng Yên Thủ Nhân bạc tình bạc nghĩa, mắng Giang thị hồ ly tinh trơ trẽn, câu dẫn chồng người ta, không từ ngữ nào ác độc mà bà ta không dùng đến.
Chuyện này ầm ĩ một thời gian, náo loạn cả kinh thành. Yên Thủ Nhân còn chưa làm xong công việc đã vội vã chạy về, muốn đưa Vương thị đi. Vương thị cũng không phải dạng vừa, trước mặt mọi người, bà ta làm ầm lên, mắng Yên Thủ Nhân không giữ chữ tín, năm xưa rõ ràng đã hứa hẹn, trong vòng hai năm sẽ hưu bỏ tiểu thư hầu phủ, lập tức đón bà ta lên kinh, ai ngờ kéo dài bốn năm năm trời cũng chẳng thấy động tĩnh gì...
Nghe xong những lời này, Giang thị mới biết mình đã rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đến mức nào, lập tức hộc m. á. u ngất xỉu. Hầu phủ nghe tin vội vàng đến, Yên Thủ Nhân lại đưa ra một tờ hưu thư, nói rằng ông ta và Vương thị đã sớm hòa ly. Tính toán kỹ lưỡng như vậy, cho dù hầu phủ có muốn chất vấn cũng vô ích.
Cuối cùng Giang thị không qua khỏi, buông tay lìa đời. Hầu phủ lo liệu xong hậu sự cho con gái, liền phái người đến đón Yên Dao Xuân về chăm sóc.
Nhưng mấy năm sau, thấy Yên Dao Xuân sắp đến tuổi cập kê, nên gả chồng, Yên Thủ Nhân lại mặt dày đưa con bé về. Lúc này, Vương thị đã trở thành nữ chủ nhân của phủ Yên, Lưu thị lại đang được sủng ái, hai người ngang hàng ngang vế, mỗi người đều có một trai một gái, ngày ngày tranh giành đấu đá, chẳng ai chịu thua ai. Thế là, Yên Dao Xuân bơ vơ không nơi nương tựa liền trở thành cái bao cát trút giận.
Yên Dao Xuân giống mẹ, tính tình nhút nhát, có phần nhu nhược, bị bắt nạt cũng không dám hé răng, huống chi trong phủ cũng chẳng có ai bênh vực nàng. May mà còn có một bà v. ú giúp đỡ, là người hầu phủ theo Giang thị về làm của hồi môn, nếu không nàng đã sớm bị hai người đàn bà kia ăn tươi nuốt sống rồi.
Nhưng dù vậy, Yên Dao Xuân vẫn gặp chuyện. Một hôm, nàng bỗng phát hiện con gái của Vương thị Yên Phương Phi - đeo trên đầu một cây trâm vàng. Yên Dao Xuân nhận ra đó là di vật của mẹ nàng, muốn đòi lại nhưng không được, ngược lại còn bị Yên Phương Phi sỉ nhục.
Thỏ khôn còn cắn người, Yên Dao Xuân nhút nhát lần đầu tiên cãi nhau với Yên Phương Phi, cuối cùng hai người đánh nhau. Tuy sức lực Yên Dao Xuân không bằng đối phương, nhưng nàng có hàm răng chắc khỏe, cắn cho Yên Phương Phi một phát.
Chuyện này chẳng khác nào chọc vào tổ ong vò vẽ. Vương thị nghe tin vội vàng chạy đến, không nói hai lời, giơ tay tát Yên Dao Xuân mấy cái, rồi lại sai người dùng roi tre đánh nàng một trận, phạt nàng quỳ ngoài sân. Cho dù trời đổ mưa to, Vương thị cũng không cho nàng về phòng, mãi đến khi Yên Thủ Nhân tan làm về mới thả người.
Sức khỏe Yên Dao Xuân vốn đã yếu, nay lại bị Vương thị hành hạ như vậy, nàng không nằm ngoài dự đoán mà ngã bệnh, đêm đó liền sốt cao. Tiền ma ma hớt hải đi mời đại phu, Vương thị lại ngăn cản, nói chỉ là bệnh vặt, mời đại phu làm gì, đừng lãng phí tiền.
Tiền ma ma tức đến nghiến răng, bất đắc dĩ đành phải đến hầu phủ cầu cứu. Nhưng bà không biết rằng, Yên Dao Xuân thật sự đã không đợi được bà trở về mà qua đời.
Yên Kiều không khỏi thở dài. Ban đầu nàng cứ tưởng mình ngày ngày 996, gánh nợ 25 năm đã đủ thảm rồi, không ngờ trên đời này lại còn có người thảm hơn, đúng là nghe mà thương, thấy mà khóc.
Khoan đã...
Yên Kiều bỗng nhiên sực tỉnh, hiện tai người thảm hơn kia hình như đã biến thành nàng rồi?
Tiền ma ma thấy cô nương trên giường bỗng nhiên đờ đẫn, trừng mắt nhìn màn che, vẻ mặt chán chường, bà không khỏi lo lắng, hỏi: "Đại tiểu thư, người làm sao vậy? Có chỗ nào không thoải mái sao?"
Ch. 02 → |