Vay nóng Homecredit

Truyện:Hầu Phu Nhân Và Đao Mổ Lợn - Chương 145

Hầu Phu Nhân Và Đao Mổ Lợn
Trọn bộ 226 chương
Chương 145
0.00
(0 votes)


Chương (1-226)

Siêu sale Lazada


Đình thủy tạ xây gần mặt nước, gió lồng lộng bao quanh, bóng trúc xanh tốt xuyên qua tấm rèm mỏng kéo hờ hững chiếu xuống gạch lát nền bên trong, ánh nắng chiếu vào vạt áo người đang chơi cờ, hoa văn gấm vóc sẫm màu cũng hiện dưới luồng ánh sáng.

Tiếng ve kêu inh ỏi, trên mặt hồ phủ đầy lá sen, thỉnh thoảng có một con cá cẩm lý nhảy lên, ngoạm lấy một cánh sen đang nở, rồi lại rơi xuống nước, khuấy động ba ngàn làn sóng trong veo.

Với những ngón tay dài có vảy sẫm màu, Tạ Chinh nhặt một quân cờ màu đen và đặt nó lên bàn cờ, quân cờ trắng ở phía đối diện ngay lập tức bị bao vây.

Tạ Trung giơ quân cờ trắng lên chừng nửa ngày, nhìn một hồi lâu cũng không tìm được chỗ có thể đặt quân, cuối cùng bất đắc dĩ cười nói: "Kỳ nghệ của Hầu gia lại có tiến bộ rồi, thuộc hạ xấu hổ."

Người ngồi đối diện với ông ta không có buộc tóc, bởi vì trên người hắn có vết thương cùng vết roi chưa lành, sau khi mặc độc một chiếc áo mỏng, chỉ khoác trên người một chiếc áo choàng rộng thùng thình, trên khuôn mặt tuấn tú vẫn còn lưu lại dấu vết tái nhợt, cổ họng dâng lên một chút ngứa ngáy, hắn che môi ho khan hai tiếng, nói: "Có luyện mới thành."

Với những vết thương cứ nứt ra liên tục cùng với một trăm linh tám roi, Tạ Chinh nằm trên giường trọn vẹn ba ngày liền mới có thể nhấc chân lên.

Khi Đại phu đến xử lý vết thương, đều trực tiếp lắc đầu, nói phía sau lưng hắn không còn một khối thịt lành, đổi lại là người bình thường, vết thương sẽ đau đến chết.

Nhưng có lẽ Tạ Chinh đã chinh chiến lâu dài, ý chí được mài giũa trên chiến trường, ngoại trừ thể lực không chống đỡ nổi, mặc kệ là đau đớn đến đâu, hắn cũng không thể ngất đi.

Lúc đại phu dùng kẹp rút từng vải rách đã lún sâu vào vết thương của hắn ra, hắn cũng rất tỉnh táo, chỉ là toàn bộ quá trình không kêu một tiếng nào cả, sau khi xử lý xong vết thương, mồ hôi lạnh vì đau mà chảy ra ướt đẫm tấm đệm giường dưới người.

Trước khi đi rời đi, đại phu nói vết thương của hắn sợ là nằm sấp chừng mười ngày nửa tháng mới có thể đi được, nhưng hắn chỉ nằm dưỡng ba ngày liền có thể tự mình đứng lên.

Tạ Trung cho là hắn muốn vội vã trở về, bởi vì ngày đầu tiên khi hắn dưỡng thương, Công Tôn Ngân đã sai người đưa tin tức tới - thái giám trong cung mang theo phần thưởng và đạo thánh chỉ đến Khang thành, Công Tôn Ngân đã lấy cớ hắn đi tuần tra biên cảnh, thái giám kia liền đợi ở Khang thành.

Hắn nói: "Tuần tra biên cảnh nhiều nhất cũng phải mấy tháng, ít nhất cũng phải một tháng, có Công Tôn tiên sinh tạm thời ổn định người trong cung đến, Hầu gia dưỡng lành vết thương rồi trở về cũng không muộn."

Tạ Chinh ném lại cờ đen trong tay vào sọt cờ bên cạnh, đôi mắt phượng hơi rũ xuống, tâm tình trầm xuống, nói: "Chỉ một đạo thánh chỉ của tiểu hoàng đế, bản hầu còn chưa để vào mắt."

Tạ Trung suy nghĩ một chút, hỏi: "Có phải là bởi vì tình hình ở Sùng châu có biến hóa?"

"Một khi Trường Tín vương vừa c. h. ế. t đi, Sùng châu bị công phá chỉ là chuyện sớm muộn, nhưng Hạ Kính Nguyên bất ngờ bị trọng thương, giữa trận phải thay chủ tướng, sĩ khí của quân Tế châu đã suy sụp, chỉ sợ cũng không hơn được bao nhiêu so với phản tặc ở thành Sùng châu, lần này không biết thật sự là ý của tiểu hoàng đế, hay là ý của Ngụy Nghiêm." Tạ Chinh lại hỏi: "Trung bá cảm thấy, sau khi Hạ Kính Nguyên rút lui, bên cạnh Ngụy Nghiêm còn có ai có thể thay ông ta tiếp quản binh quyền Tế châu?"

Tạ Trung cẩn thận suy nghĩ, sau đó lắc đầu nói: "E rằng không còn ai. Đứa con Ngụy Tuyên đó chỉ có dũng vô mưu, hiện tại binh quyền của Tế Châu và Sùng châu đều là cục thịt béo mà hai đảng Lý, Ngụy đều tranh, Ngụy Nghiêm cũng không hiểu đại cục đến mức đẩy Ngụy Tuyên bốc đồng và dễ bị khiêu khích đến chiến trường Sùng châu. Hoàng đế đã phong Đường Bồi Nghĩa làm chủ tướng, mặc dù Đường Bồi Nghĩa được một tay của Hạ Kính Nguyên đề bạc lên, nhưng lại thật sự là trung tướng, binh quyền Tế châu nằm trong tay của Đường Bồi Nghĩa, nghĩ là hoàng thượng cũng yên tâm."

Tạ Chinh nói: "Nếu Sùng châu bị diệt, binh quyền hai nơi Tế Châu và Sùng châu không thuộc về Lý đảng, cũng sẽ rơi vào tay tiểu hoàng đế. Ngụy Nghiêm muốn cục thịt béo trên người mình không bị người khác lấy đi cũng chỉ để chiến cuộc Sùng châu tiếp tục ở thế giằng co, từ từ hao mòn, Lý gia còn có Lý Hoài An làm giám quân ở Sùng châu, lúc nào cũng có thể bắt được sai lầm của Lý gia."

Tạ Trung giật mình: "Hầu gia có ý nói chỉ sợ Ngụy Nghiêm sẽ dùng lại những chuyện đã từng làm với ngài và Hạ Kính Nguyên trước đây, cố ý tìm được lỗi sai trên chiến trường, dùng cái này để định tội cho Lý đảng hoặc Đường Bồi Nghĩa, rồi từ từ cầm lấy lại binh quyền Tế châu để khống chế?"

Tạ Chinh lại lắc đầu: "Cùng một thủ đoạn Ngụy Nghiêm sẽ không dùng lại lần thứ ba đâu. Hơn nữa, chúng ta có thể tìm ra phương pháp để phá thế cục của Ngụy Nghiêm, những mưu sĩ do Lý gia nuôi cũng không phải ăn không ngồi rồi, không đến nỗi ngay cả điểm kia cũng không nghĩ đến, Tùy Nguyên Hoài chính là hoàng trưởng tôn đã trốn thoát khỏi trận hỏa hoạn ở Đông Cung lúc trước, trước mắt lại đang kết minh với đảng của Lý Thái phó, Sùng châu sớm đã là vật nằm trong tay Lý gia, về sau bọn họ sẽ cần không lo lắng, có lẽ sẽ thiết bẫy, cố ý dẫn dụ Ngụy Nghiêm chui vào."

Tạ Chinh nói đến chỗ này thì dừng lại một chút, ánh mắt lạnh đi từng tấc một: "Muốn định tội c. h. ế. t cho Ngụy Nghiêm, nhất định phải làm cho tất cả quan viên cùng vạn dân bách tính phẫn nộ, Trung bá ngài nói, có thể để cho người trong thiên hạ phẫn nộ, đó là cái gì?"

Suy tư một chút, Tạ Trung kinh hãi nói: "Vậy chỉ có thể là Ngụy Nghiêm cấu kết với phản tặc, g. i. ế. c hại trung lương. Muốn làm lớn chuyện này, nhất định người c. h. ế. t phải đủ nhiều..."

Tạ Trung không dám nói tiếp tục nữa, chỉ nói: "Lý Thái phó cũng không có lá gan lớn đến mức như vậy..."

Tạ Chinh nói: "Nếu bọn họ chỉ ở trên triều đình đấu đến ngươi sống ta chết, hai châu Tế, Sùng cháu có thể chắp tay nhường cho người khác cũng không đả động tới. Nhưng bọn họ lại muốn dùng tính mệnh của vạn binh sĩ dưới đáy để dàn dựng đại án thiên cổ chỉ vì đoạt quyền, còn không bằng cháu mang lấy binh quyền bỏ vào lại trong túi."

"Dù sao... sớm muộn gì cũng phải cùng bọn họ cắn xé một phen."

Tạ Trung nghe xong, trên mặt lại có chút vui mừng nhẹ nhõm: "Hầu gia hiểu rõ đại nghĩ, không lại hại đến khí khái của Tạ thị, nếu như ở dưới suối vàng tướng quân biết được, cũng sẽ vì Hầu gia mà đắc ý."

Tạ Chinh không đáp, chỉ ngồi thoáng ngã về sau, tóc đen xõa trên vai, dưới bóng trúc xanh rậm rạp, nhìn phong cảnh bên ngoài đình thủy tạ, nói: "Nếu như năm đó Trung bá rời khỏi kinh thành chậm một chút, từ chỗ mẫu thân của cháu có thể đưa cháu trở về Huy châu thì tốt."

Nếu không nhận giặc làm cha hơn mười năm, đáy lòng hắn có lẽ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút.

Tạ Trung nhớ lại chuyện xưa, khẽ thở dài: "Sau khi tướng quân qua đời, phu nhân đau buồn khôn nguôi, tính tình thay đổi lớn, thuộc hạ cũng vốn muốn vì tướng quân mà thay tướng quân trông coi nhà cửa Tạ gia ở kinh thành, nhưng phu nhân luôn đau buồn, cứ mãi trách cứ thuộc hạ không thể bảo vệ tướng quân cẩn thận, mỗi lần nhìn thấy thuộc hạ đều đau buồn thương tiếc khóc lóc cho đến khi sắp lâm bệnh nặng, ma ma bên cạnh phu nhân lúc ấy mới khuyên thuộc hạ đừng nên ở lại kinh thành."

Tạ Trung cúi đầu xuống, chua xót nói: "Vì thân thể phu nhân, chúng thuộc hạ lên đường trở về Huy châu, ai ngờ không lâu sau liền như nghe được tin phu nhân tự sát đi theo tướng quân, Hầu gia cũng bị Ngụy Nghiêm đem về phủ nuôi nấng. Thuộc hạ chỉ là gia nô, tất nhiên không có quyền chất vấn quyết định của chủ tử, lúc này mới vẫn luôn lưu lại Tạ gia ở Huy châu.

Sống lưng Tạ Chinh ứng đờ trong giây lát, hắn hỏi: "Là mẫu thân của cháu... đuổi bá trở về Huy châu?"

Tạ Trung vội vàng nói: "Không trách phu nhân, trong lòng phu nhân cũng đau buồn, cũng không biết lúc ấy thuộc hạ đã bị gãy một cánh tay, còn bị gãy chân, cũng không đi theo tướng quân đến chiến trường Cẩm châu, cho nên mới oán trách thuộc hạ không bảo vệ tốt cho tướng quân, trong lòng thuộc hạ thật sự cũng rất áy náy, sợ ở lại trong kinh sẽ khiến phu nhân buồn lòng, cho nên mới chủ động rời đi."

Tạ Chinh cụp mắt xuống, tựa hồ đang suy nghĩ cái gì, hồi lâu không nói lời nào.

Trong con đường suối trúc bên ngoài thủy tạ, một gã sai vặt vội vàng đi tới, dừng lại bên ngoài thủy tạ, khom người nâng một bức thư lên nói: "Hầu gia, Công Tôn tiên sinh gửi thư."

Tạ Trung khập khiễng ra khỏi thủy tạ, lấy lại bức thư đưa cho Tạ Chinh, sau khi Tạ Chinh mở ra đọc, trong đôi mắt lạnh lùng của hắn đột nhiên dâng lên một tia lệ khí.

Sự phẫn nộ cực độ khiến cho trong lồng n. g. ự. c của hắn như có cái gì nghẹn lại, không khỏi che môi khẽ ho một tiếng, phía sau âm thanh trầm mặc là giọng nói vô tận lạnh lùng: "Chuẩn bị xe, trở về Khang thành."

- Viên thái giám đi Khang thành tuyên chiếu đã đợi nhiều ngày, cuối cùng đợi được tin tức Tạ Chinh trở về, lập tức dẫn theo một đám người đi tuyên chỉ ban thưởng.

Ở bên ngoài phủ thành chủ nơi Tạ Chinh đang ở tạm thời, kêu to một tiếng: "Thánh chỉ tới —

Thủ vệ ở cửa liếc hắn ta một cái, ngược lại đi vào báo tin, nhưng cảnh tượng một đám người vừa kinh ngạc vừa vui mừng căn bản không có xuất hiện như trong tưởng tượng.

Công Tôn Ngân nổi tiếng là người tốt tính, vô luận là cố ý hay vô ý, hắn ta sẵn sàng dùng một số lời hoa mỹ để dụ hắn ngoan ngoãn, nhưng một đám người đi theo bên cạnh Tạ Chinh này, tính khí của bọn họ đều như chủ tử của mình, từng người một đúng là ngay cả diễn trò cũng không muốn làm.

Viên thái giám tuyên chỉ đứng ngoài cửa lớn chờ trọn vẹn ba nén nhang, mới thấy có người từ trong đi ra, người tới còn không phải Tạ Chinh, nhìn bộ giáp trên người, hẳn chỉ là một thân binh.

Đối phương không chút sợ hãi nói với viên thái giám tuyên chỉ: "Mấy ngày trước trong lúc diệt phỉ Hầu gia bị thương nhẹ, không tiện đến cửa phủ nghênh đón công công, còn mời công công dời bước đến tiền sảnh."

Sắc mặt của viên thái giám tuyên chỉ lập tức trở nên khó coi.

Tiểu thái giám bên cạnh đi ra ngoài cũng chưa từng bị đối xử lạnh lùng như vậy, lập tức chỉ vào thân binh quát: "Ngươi..."

Viên thái giám tuyên chỉ đưa tay ngăn lại tiểu thái giám, đây là ở Khang thành, không phải trong cung, ông ta ta vẫn có thể phân biệt được lợi và hại, chỉ là ngoài cười trong không cười nhìn thân binh kia nói: "Hầu gia thân thể ngàn vàng, tất nhiên không thể có sơ xuất, chúng ta đi tới tiền sảnh tuyên chỉ, làm phiền tiểu tướng quân dẫn đường."

Thân binh cũng không cho thái giám kia nhiều ánh mắt, nói: "Công công mời đi theo ta."

Viên thái giám tuyên chỉ cùng đoàn người tiến vào cửa phủ, đi tới tiền sảnh.

Bên ngoài nắng như thiêu đốt, nhưng địa hình của tiền sảnh, lúc trước không biết là do nhóm thợ thủ công nào thiết kế rất tinh xảo, vừa bước vào phòng đã cảm thấy một luồng mát lạnh truyền đến, lúc nóng lúc lạnh, khiến viên thái giám tuyên chỉ cảm thấy kích động không thể giải thích được.

Ông ta ngước mắt nhìn về phía chủ vị trên cao, liền thấy một nam tử trẻ tuổi mặc bộ áo bào màu đen thêu song tuyến đỏ vàng, tướng ngồi nửa dựa lưng vào tháp, khuôn mặt lạnh như ngọc, ánh mắt như hồ băng.

Hắn ngồi đó mà không mặc chiến giáp, trông thật sự giống như quý công tử thanh cao được nuôi dưỡng bởi một thế gia trăm năm.

Viên thái giám tuyên chỉ ổn định lại tâm tình, cao giọng nói: "Vũ An hầu tiếp chỉ—"

Nhưng người ngồi phía trên không hề động đậy, ngay cả các phó tướng đứng hai bên bậc thang cũng nhìn không chớp mắt.

Viên thái giám tuyên chỉ càng cảm thấy sự bất an càng nặng, lại không dám đắc tội Tạ Chinh, chỉ là trên mặt mang theo nụ cười nói: "Hầu gia, ngài nhanh đến tiếp chỉ đi, đều là bệ hạ phong thưởng cho ngài, ngài tiếp chỉ này, để lão nô mới có thể quay trở về bàn giao a."

Mắt phượng của Tạ Chinh nửa nhấc lên, cuối cùng chậm rãi mở miệng: "Công Công, nếu không đọc thánh chỉ này, sau khi hồi kinh còn có thể nói là chưa tuyên chỉ. Nhưng nếu đọc rồi, bản hầu không tiếp, công công có biết là ý tứ như thế nào không?"

Viên thái giám tuyên chỉ bị lời nói ngông cuồng của Tạ Chinh dọa sợ, chỉ vào hắn, vừa kinh ngạc vừa tức giận nói: "Kháng chỉ bất tuân? Vũ... Vũ An hầu, ngài cũng muốn mưu phản sao?"

Lời này vừa nói ra, chẳng biết tướng sĩ mặc thiết giáp đứng ở ngoài cửa lúc nào đã xông vào, bao vây đám người của viên thái giám tuyên chỉ.

Viên thái giám tuyên chỉ nhìn tình cảnh này, hai chân bị dọa cho mềm nhũn, sắc mặt bôi son phấn đều trắng bệch tái nhợt, ngoài mạnh trong yếu quát: "Ngươi thật muốn mưu phản?"

Tạ Chinh rút thanh bội kiếm của phó tướng bên cạnh ra, từng bước một từ trên cao đi xuống, chiếc áo choàng đen kéo lê trên bậc thang, phảng phất đang chìm trong màu m. á. u và lệ khí nặng nề.

Viên thái giám tuyên chỉ sợ đến mềm nhũn hai chân, ngã ngồi xuống mặt đất.

Tạ Chinh vẫn đứng cách ông ta hơn ba bước, dùng mũi kiếm sắc lạnh vỗ vỗ mặt ông ta, mắt phượng nửa rũ xuống, lười biếng cùng tốt bụng hiếm khi có được nói:

"Tạ thị là trung thần trăm năm ở Đại Dận, gia phụ lại c. h. ế. t thảm tại chiến trường Cẩm châu mười bảy năm trước, để đổi lấy được danh hiệu anh hùng một đời, ta cũng không muốn làm hủy hoại thanh danh của ngài ấy, cho nên hiện tại vẫn nguyện ý làm một thần tử tốt, mang câu nói này trở về nói cho tiểu hoàng đế đi."

"Nếu như hoàng vị kia hắn ngồi chán rồi, bản hầu không ngại tìm người ngồi thay hắn."

"Mười bảy năm trước, Ngụy Nghiêm có thể nâng đỡ hắn ngồi lên long ỷ, bây giờ bản hầu cũng có thể kéo hắn xuống."

Viên thái giám tuyên chỉ cả kinh, run rẩy chỉ vào Tạ Chinh, vô cùng kinh ngạc cùng tức giận hét lên: "Ngươi... Tạ thị! Loạn thần tặc tử!"

"A--"

Trong khoảnh khắc tiếp theo, tiếng hét của viên thái giám tuyên chỉ vang vọng khắp phủ thành chủ.

Tạ Chinh dùng kiếm c. h. é. m đứt một lỗ tai của ông ta.

Viên thái giám tuyên chỉ lấy tay bịt tai lại, liên tục kêu gào, m. á. u không ngừng từ kẽ tay chảy ra, lập tức nhuộm đỏ một mảng lớn ống tay áo.

Nhìn chiếc tai đẫm m. á. u rơi xuống đất, ông ta đau đớn hét lên suýt nữa thì ngất đi.

Tiểu thái giám bên cạnh đỡ lấy viên thái giám tuyên chỉ, cả người run như cầy sấy, hai mắt dán chặt vào lỗ tai trên mặt đất, dưới đũng quần bốc ra một mùi tanh tưởi còn chưa hay biết.

Tạ Chinh ném kiếm cho đám thân binh đi theo sau, uể oải đứng thẳng người, nhìn một căn phòng đầy người đang như quỷ khóc sói gào, môi mỏng phun ra một câu: "Cút về truyền lời đi."

Viên thái giám tuyên chỉ được đám tiểu thái giám đỡ lấy, tranh nhau lộn nhào ra ngoài cửa bỏ chạy.

Thân binh nhìn bóng lưng đám người thái giám tuyên chỉ rời đi, có chút âu lo nói với Tạ Chinh: "Hầu gia, ngài không sợ bệ hạ..."

Tạ Chinh cũng nhìn bộ dáng chật vật của viên thái giám tuyên chỉ, ánh mắt lười biếng lạnh lùng: "Bản hầu thật sự có ý phế đế."


Cửu Mộng Tiên Vực

Chương (1-226)