Vay nóng Tinvay

Truyện:Hà Tiên – Cuộc Sống Điền Viên - Chương 090

Hà Tiên – Cuộc Sống Điền Viên
Hiện có 143 chương (chưa hoàn)
Chương 090
Con gái, cũng không phải như bề ngoài! Phải nhìn kỹ!
0.00
(0 votes)


Chương (1-143 )

Siêu sale Shopee


Thoáng chốc đã đến ngày chợ phiên, nương không đi chợ bán. Lưu bá mẫu ốm nghén dữ quá cũng ở nhà, lúc qua nhà Mai chơi cứ nhắc Tương huynh. Huynh ấy đi gần nửa tuần trăng rồi. Hai hôm trước nhà ngoại có người về để chở thêm gạo lúa bán huynh ấy không theo về. Lại nghe chuyện ra giêng năm sau là Từ tiểu thơ xuất giá.

– Tẩu đừng buồn rầu sanh bệnh, còn có đứa nhỏ trong người. A Tương lớn rồi, hắn sẽ nguôi ngoai thôi.

Nương chỉ biết an ủi vậy, đang tìm chuyện khác nói thì bá mẫu thở dài:

– Hôm trước sui gia Nguyễn gia mang lễ đến muốn hưu. Nghe nói là không thèm nhắc đến cháu nội gái luôn.

– Ừ, ta có thấy xuồng lớn ghé vào Nguyễn gia, cũng đoán được. Nhà bên đó quá tuyệt tình đi, dù gì cũng có cháu nội rồi.

– Ngoại a Tương nghe được tin là nhà họ muốn kết giao với họ Trần ở Trấn Biên, dòng dõi quan lại ở Chánh Dinh mới theo về.

– Nguyễn gia bên này không phải cũng là dòng dõi nhà quan sao?

– Ừ, thì vậy nên trước đây họ mới kết thông gia. Không biết sao bây giờ lại quyết liệt vậy, chắc có ẩn khúc mà mình không biết.

– Vậy Nguyễn gia tính sao?

– Còn tính gì, người ta làm đến vậy cũng không thể mặt dày níu kéo. Huống hồ Nguyễn bá rất trọng danh tiếng, đã đồng ý rồi.

Nguyễn bá trong lời bá mẫu nói là ông nội của a Tùng.

– Vậy ba bà cháu họ làm sao?

Khó ai trả lời được câu hỏi của nương. Ba bà cháu là ý chỉ vợ lớn, con gái và cháu ngoại gái của Nguyễn bá. Có cha, có chồng, có ông ngoại nhưng không nương tựa được, chịu hắt hủi vì không sinh con trai, lại sức khoẻ yếu không thể sinh nữa. Người ta vứt bỏ còn dùng lời rất hợp tình vì giữ hiếu đạo phải có con trai nối dõi tông đường.

Đứa bé gái mới hơn tháng tuổi kia cũng quá bất hạnh. Sau này sẽ hiếm có nhà nào cưới về vì sợ chịu liên luỵ, có bà ngoại và nương không thể sinh con trai thì bé cũng không thể. Đây là suy diễn hiển nhiên của người thời này.

Nói mấy chuyện này làm cả nhóm đàn bà con gái trong nhà ưu sầu. Bá mẫu càng nhạy cảm hơn, làm Lưu bá qua đón hết hồn hỏi chuyện gì, biết ra thì cằn nhằn không ít:

– Nàng lo chuyện gì đâu, ta sẽ như vậy sao?

Đợi hai người đi khỏi cha Mai cũng nhăn mày lẩm bẩm 'người ta có thai như vậy, nàng có thai đâu mà cũng học theo'. Nương nghe ra liếc mắt quay lưng vào bếp.

Trời ơi, vậy mà cũng gây nhau sao! Mình không rãnh!

Những ngày này đúng là không rãnh chút nào. Cha nương sợ đến lúc mưa không kịp cuốc đất nhổ cỏ nên tranh thủ sáng sớm hay chiều mát đều ra ruộng. Cả nhà cũng ráng theo làm, a Vĩnh đi học ở nhà lang y về cũng chạy ra. Một mình a Phúc chăn đàn vịt, cũng may bọn chúng chỉ lạch bạch lên xuống ở ao nước, không chạy đi đâu. Nhờ ao nước này nên chúng không xuống sức, lớn lên từng ngày, lông mướt như mùa nước lên.

– Ca, nhắn cha nương vào dựng giúp cửa tiệm đi, mất hai ba ngày.

Thất thúc quơ tay mỏi mệt nói. Bảo ca khỏi nói gật đầu lia lịa. Hắn mới vô nửa tháng mà làm nhiều việc hơn mấy tháng ở làng chài. Thanh thiếu niên ở làng chài đi theo phụ đánh cá, về nhà ngủ dưỡng sức. Mấy việc lựa cá, vá lưới đều có đàn bà con gái trong nhà làm. Nhà nào ít người thì mới cực hơn chút.

Nhà nông ở đây thì khác, lúc nào cũng có việc. Nhìn năm mẫu ruộng cỏ đã mọc lan, tự nhiên ai cũng thấy mỏi rã rời. Hân ca cười ha ha trêu hắn.

– Không phải lúc trước đòi vô đây sao!

Nhìn mấy đứa nhỏ đều mệt mỏi mấy ngày nay, cha gật đầu dặn thất thúc qua nhà Lưu tam bá nhắn giúp.

Đang cùng Bình ca ghép ván đáy thì cô thấy cổng trước có hai người đàn bà hơi lớn tuổi bước vào. Một người Mai nhận ra, là bà ngoại Tương huynh. Một người lạ, chắc là tìm nương rồi. Mai bước ra ngoài dẫn khách vào nhà sau.

Chào hỏi xong, Nguyễn bà nói:

– Vợ Lê tứ, cháu nói a Cúc qua nhà nương a Mi nhắn dùm ta chút nữa ta qua đó, khỏi trông ta mà sốt ruột.

– Dạ được.

Cúc tỷ nghe lời nương bước ra sân, nháy mắt với Mai, hất cằm vào nhà sau. Mai hiểu ý không ra xưởng nữa mà đi vào phòng ngồi sát vách nghe. Nương thấy vậy chỉ nhăn mày nhưng không thể la rầy cô trước mặt khách, đặc biệt là bà mai Đỗ được. Nương và ngũ cô mang mâm trầu, bộ bình trà nước lên sạp. Bốn người hỏi thăm đông tây một hồi cũng vô việc chính:

– Mấy hôm trước có La gia ở làng Bình San cậy ta hỏi thăm con gái nhà cháu, cũng đến tuổi tìm mai mối rồi. Nhà cháu thấy được thì họ xin đưa lễ tới.

– Dạ, a Cúc được mười sáu rồi, thật cũng đang tìm chỗ tương hợp.

– Tốt quá, ta nói La gia ở đó, …

Tiếp đó là nói gia cảnh La Hùng huynh như thế nào, phần lớn Mai đã biết. Chỉ có góc gác La gia thì mới nghe nói. La gia trước kia ở gần Phiên Trấn bây giờ, sau mấy năm loạn lạc mới về đây. Nương Hùng huynh sanh a Báo lúc trời mưa bão, lại thêm sức khỏe yếu nên bệnh tật quấn thân không qua nổi.

– Gia cảnh hơi đơn chiếc nhưng cũng đủ ăn đủ mặc. Ở trong làng cũng có giao thiệp rộng rãi.

Trời, nhà huynh ấy ở lưng chừng núi, chỉ có bốn nhà xung quanh, vậy cũng tính giao thiệp rộng rãi sao! Mai cảm thán trong bụng.

Nương Mai nghe xong cũng hỏi thăm năm tuổi, tháng sinh của Hùng huynh.

– Ta nói, bên nhà họ rất có thành ý đó, đến nhà ta mấy lượt rồi. Chỉ là mấy hôm nay ta có việc đi qua làng Tô Châu bên kia nên giờ mới đến nhà cháu.

Thì ra vậy, Mai còn đang sốt ruột mấy hôm nay. Đỗ bà mai còn không nói mới sáng nay La Hùng đến nhà bà, mang theo cặp gà nhờ lần thứ ba rồi.

– Chuyện chung thân này để cháu bàn thêm trong nhà rồi trả lời bá mẫu.

– Được, được, đương nhiên phải như vậy.

Nói thêm mấy câu khách sáo thì hai người đi qua nhà Lưu bá, thật đúng là có hẹn bên đó sao? Là làm mai cho Tương huynh à?

– Muội thấy sao? Con còn không ra đây, thiệt là không biết lớn nhỏ. Nương cằn nhằn một hồi, tuy nhiên nương không sợ Mai nói ra ngoài. Thật ra đôi lúc bà thấy Mai còn kín kẽ hơn bà nữa; có chuyện gì đều giữ kín bưng,

– Ý tẩu sao?

Ngũ cô không trả lời mà hỏi lại nương.

– Ta thấy tính tình a Hùng được, siêng năng chịu khó. Không biết bà nội và cha hắn sao.

– Tẩu nhờ nương a Mi hỏi thăm thêm xem. Mà hôm trước con đến nhà đó mà, có gặp người lớn trong nhà không?

– Dạ có.

Mai gật đầu trả lời.

– Con gặp bà nội a Báo ở chợ mấy lần rồi.

– Vậy à? Rồi sao?

Nương hỏi tới, nên trả lời thế nào bây giờ?

– Bà ít nói, La bá bá cũng vậy, con chỉ chào hỏi rồi thôi hà.

Cũng đúng, a Mai còn nhỏ đâu thể nói chuyện gì được.

– Đợi bà mai về, ta qua nhà a Mi nhờ.

Cúc tỷ về còn đi chung với tam Mi tỷ, hả? Bà mai cũng bận rộn ghê, tìm mối cho cả tam Mi à? Mà có cái gì bí mật chứ, tứ Mi bên kia chắc cũng đang nghe lén theo ý của tam Mi tỷ. Đợi khi thấy bóng dáng bà ngoại a Mi và bà mai đi rồi, nương xách nón qua bên đó. Nương còn nôn nóng hơn ai hết, gả con gái ra ngoài mà, sao nôn dữ vậy trời!

Buổi tối tranh thủ lúc ngũ cô đi tắm, a Cúc kéo tay Mai ý hỏi. Mai buồn cười nghĩ 'thì ra cũng không phải tượng đất, cũng biết lo nghĩ tương lai của mình, vậy mới được'.

– Sao vậy, có chuyện gì sao?

– Muội, muội còn hỏi, …

A Cúc trợn mắt nhìn, thấy ý cười trong mắt Mai thì thẹn quá hoá giận định nhéo lỗ tai Mai. Cô né ra bụm miệng cười hắc hắc.

– Là người quen, tỷ gặp mấy lần rồi.

– Là hắn sao?

A Cúc nói nhỏ, gương mặt hơi ửng hồng. A thì ra trong lòng đúng là có người rồi.

– Tỷ nói ai?

– Vậy muội nói ai?

Trời, tưởng mắc mưu rồi, vẫn còn tỉnh táo!

Mai tỉ mỉ kể a Cúc nghe chuyện lúc chiều, để tỷ hiểu rõ tình hình vẫn tốt hơn. Cô còn kể chuyện đến nhà Hùng huynh hôm trước.

– Muội thấy bà nội tuy nghiêm khắc nhưng như vậy lúc nhỏ Hùng huynh được dạy rất tốt, hiểu lễ nghĩa. La bá chủ yếu lo kế sanh nhai bên ngoài. Chuyện trong nhà sau này một mình tỷ sẽ lo liệu, hơi vất vả nhưng không có nhiều người đỡ chuyện soi mói nhau.

– Tỷ không sợ vất vả.

– A, ừm, ..

– Có gì thì muội nói đi, ừm à cái gì?

– Là chuyện Hùng huynh săn bắn, có chút nguy hiểm. Muội có cách có thể kiếm ra tiền mà không nguy hiểm.

– Ý muội là làm nông giống nhà mình, dời xuống đây ở sao?

– Không cần phải dời xuống đây, dù sao La gia ở đó lâu rồi cũng không nỡ dời đi.

– Vậy là làm ruộng trên núi, được không?

A Cúc nghi ngờ hỏi, chưa nghe nói trên núi làm ruộng, mà sẽ cực hơn nhiều. Mai cười cười nói:

– Tỷ nói đúng một nửa, là trồng cây nhưng không phải cây lúa mà là cây ăn quả, giống như cây xoài.

– Thật? Được không?

– Muội mới nghĩ đến thôi, muội sẽ trồng thử trước.

– Ừ, tỷ biết rồi.

– Tỷ, nếu tỷ coi trọng Hùng huynh thì phải giành lấy. Lúc người lớn hỏi phải tỏ ý biết không? Bà ngoại thương tỷ sẽ tìm người tốt nhưng cũng không bằng mình tự chọn.

– Ta biết rồi. Nói gì ta tự chọn, là cha nương chọn.

Ha ha ha, thì ra a Cúc cũng không phải như vẻ ngoài nhu mì. Hùng huynh ơi, cái này huynh tự mình đi cầu bà mai, không liên quan đến ta.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-143 )