Tết đoan ngọ với bánh ú, bánh trôi nước và cá rô
← Ch.026 | Ch.028 → |
Xế chiều nương và Bình ca về, đường cũng bán hết nhưng gương mặt nương dàu dàu. Nương và Bình ca ngồi ăn cơm trên sạp tre nghe mấy đứa kể chuyện lúc sáng.
Hôm nay mấy đứa nhỏ không ra ruộng, An ca kéo Bình ca ra chỗ bụi tre chặt đốn gì đó. Mai, Vĩnh ca và a Phúc ôm rổ đựng ngó sen, đài sen qua cho Lưu bá. Lưu bá mẫu và nhị Mi tỷ đang cuốc đất trong vườn sau, bên cạnh là đủ các loại rau, có mấy gói hạt giống nữa. Tam Mi cất hạt sen xong cũng ra vườn.
- Tụi con hái sen chỗ hào gần tịnh xá sao?
- Dạ, qua khỏi Nguyễn gia một đoạn. Mà con không thấy cái chùa nào.
- Cái chùa nhỏ, khuất sau gò, con đi vòng qua một chút mới thấy. Nương con chừng nào gói bánh.
- Dạ, hai ba ngày nữa.
Mấy ngày kế tiếp trời lại nắng, nhà Mai vừa dọn sạch cỏ vừa làm tiếp cũng xong hết ba mẫu đất. Phần đất cao phía xa trồng khoai, đậu là lương thực phụ, hai mẫu trồng lúa gạo, nửa mẫu còn lại trồng lúa nếp.
Khuya Tết Đoan Ngọ nương dậy sớm chuẩn bị nếp đã ngâm với nước tro trong chiều hôm qua. Qua một đêm hạt nếp đã mềm, màu nâu nhạt. Bột nếp làm bánh trôi được giã bằng cối gỗ cho nhuyễn thành bột, lọc qua miếng vải thô. Còn nếp gói bánh ú thì không cần giã, chỉ để nếp ráo nước trên rổ.
Cúc tỷ và Mai lau lá tre phơi hơi dốt rồi xếp ba bốn lá thành một bộ. Nương làm nhưng đậu xanh ngào đường thốt nốt thành màu nâu sẫm nhìn rất ngon, hương đậu xanh ngọt ngào lan ra làm mấy đứa nhỏ phát thèm vây quanh mâm nhưng.
Cũng từ nếp và đậu xanh mà làm được hai loại bánh ú và bánh trôi nước; hương vị thật khác nhau. Mai thích bánh ú có hương lá tre thơm mát, màu nếp nâu nhạt cộng với nhưng nâu sẫm, lá tre xanh làm màu sắc thật chân chất. Là màu của đất ruộng và cây lúa, là màu hương và vị của quê hương, thành quả của những tháng ngày vất vả và hạnh phúc bình dị.
Cả nhà quây quần, bận rộn đến gần tỵ thì xong, cha nương dọn mâm cúng ở nhà trên. Sạp tre nhà dưới cũng có mấy chén bánh trôi và bánh ú gói méo xẹo, là tác phẩm của Mai, a Phúc và a Vĩnh. Ba đứa cười hì hì tự mình ăn luôn.
Giữa trưa nương nhắc cả nhà ra nhìn mặt trời nháy mắt, con trai nháy bảy cái, con gái nháy chín cái. Theo phong tục thì làm như vậy sẽ tránh được bệnh đau mắt, đầu mùa mưa là thời điểm dịch bệnh đau mắt lan ra, người lớn trẻ nhỏ đôi khi cả làng đều bệnh, lang y không chữa được, chỉ có thể chờ bảy, chín ngày bệnh tự khỏi.
Trời đang nắng gay gắt, đột nhiên mây đen kéo về ùn ùn. Mưa rớt hạt thưa thớt, mạnh dần rồi là một màn trắng xoá. Gió thổi mạnh giật từng ngọn cây, ngọn dừa ven sông uốn mình theo chiều gió như đang nhảy múa.
Nương, Cúc tỷ ngồi bên cửa sổ nhà sau vá quần áo. Vĩnh ca bị Mai nài nỉ quấn lấy đang nhóm bếp nướng mực. Con mực to ở nhà nội phơi một nắng ráo, hôm nhị bá vào mang theo. Mực nướng này có tương ớt nữa ăn rất ngon, hay mình trồng ớt rồi làm tương ăn, làm nhà ăn chắc được, muốn bán thì phải tính toán kỹ hơn.
Cha và Bình ca chiếm chỗ đất rộng trước sạp tre đóng bàn ghế. Nếu đặt Bùi ông đóng sẽ đẹp hơn nhưng cũng tốn không ít tiền. Lúc dựng nhà xong, cha đã ngâm mấy cây gỗ còn dư ở dưới rạch. Mai phát hiện cha rất khéo tay mà ông cũng thích đóng đồ đạc trong nhà. Bình ca cũng vậy, hắn luôn theo bên cha cưa cưa, đục đục.
Mấy cây gỗ mới ngâm nước có mùi thủm thủm, mạt cưa (vụn gỗ nhỏ khi cưa, đục) văng quanh nhà bếp. Để lại hai con mực trên dĩa ở sạp tre, mấy đứa nhỏ lên giường nhà trên ngồi. Mai tranh thủ rãnh rỗi dạy cách làm toán.
Cô đã bẻ nhánh tre nhỏ, chặt thành các đoạn bằng nhau, phơi khô bó thành bó.
- Ca bán mười văn một đòn, người ta mua ba đòn thì phải trả ca bao nhiêu văn?
Dựa theo thực tết trong nhà, Mai đang dạy 'bảng cửu chương'.
- Ba mươi văn.
An ca rất nhanh trả lời.
- Ca đếm ba mươi que này ra đi.
An ca đếm xong, Mai kêu a Phúc đếm mười que buộc lại một bó. Tiếp đó cứ lần lượt đổi giá bán của đường làm cho mấy đứa nhỏ tính nhẩm nhanh hơn. Sau đó là tính tiền của các vật dụng, lương thực cần mua trong nhà. Học chán thì chuyển qua chơi cờ ca rô. Kẻ ô vuông trực tiếp xuống nền nhà, bốn đứa vây quanh chơi.
A Phúc chạy ra ngoài tiểu, chưa gì đã la lên:
- Cá, cá rô trên sân kìa.
Ba đứa chạy ra xem, hai con cá rô cỡ ba ngón tay đang 'lóc' lạch chạch gần cửa. Chúng muốn 'dâng đến miệng' người ta sao! Trong vũng nước xa cũng có một con đang lóc. A An chạy xuống bếp.
- Cha, nương, cá rô lóc lên sân con đi bắt nha.
Cha nhìn ra trời mưa rả rích.
- Ừ,
- Con đi nữa,
- Con,
- Con,
Bốn đứa ào ra sân.
- Đừng ra gần rạch, trơn trợt té đó.
Nương dặn với theo. Vĩnh ca xách theo cái đục không nắp. Cá rô lớn nhỏ đều leo lên bờ, bắt thật dễ. Gần đìa đã tát hôm trước An ca bắt được con ba ba nổi lên uống nước mưa. Mai chụp hụt một con ếch, ngã dài ra đất, mặt mũi đều dính nước bùn. A Phúc thấy cười ha ha, cô giả vờ dí theo đánh làm nhóc chạy loạn cũng té ngã vô vũng nước. (đọc chương tại dienvan. space) An ca bắt được con cua to ở bờ rạch, lấy dây trói hai càng nó thật chặt mới quăng vô đục. Hạt mưa không lớn, rớt xuống mặt xuống tay như mát xa, mát lạnh thât thoải mái.
Tắm mưa bắt cá gần nửa canh giờ thì a Phúc đã lạnh run, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, mà nó còn muốn tắm tiếp không chịu vào nhà làm nương kêu cả bốn đứa về luôn. Ba đứa lớn đều không vui liếc a Phúc, hắn chạy te vào chỗ nương đang cầm sẵn quần áo cho hắn thay.
Trời tối sớm hơn, bữa cơm chiều là canh cá lóc rau dền, cá rô kho. Mấy con cá rô lớn đều có bụng trứng, chắc chúng tìm chỗ đẻ trứng. Ăn cơm xong còn có cua rang muối nữa, nếu có thể ăn thêm thịt, chất béo là dinh dưỡng đầy đủ rồi.
- Nương, sao mình không nuôi heo?
- Heo con rất mắc tiền, ít nhà gây giống được.
- Dạ, vậy gà vịt thì sao?
- Ở nhà ngoại con có nhà nuôi vịt, xung quanh đây nương không thấy. Gà hơi khó nuôi. Nghe nói nóng quá, lạnh quá nó sẽ chết, mưa nhiều cũng không được.
Nghe nương nói thì ở đây người ta chưa có nuôi thành đàn.
- Con thèm ăn thịt sao?
- Dạ, lang y nói ăn thịt cá thay đổi mới khoẻ mạnh, ít bệnh.
- Vậy à?
Cha nghĩ nghĩ rồi nói:
- Phía trong Bình san có mấy nhà đi săn thú, thỉnh thoảng họ sẽ mang xuống chợ bán đổi lương thực. Nhà mình bán đường ở chợ, nếu có nàng mua ít về ăn đổi món.
- Được.
A, thịt thú rừng chắc mắc tiền lắm, ý Mai là muốn tìm heo con, gà con, vịt con nuôi. Nuôi lớn ở nhà mình ăn, rồi nuôi nhiều thành đàn như nông trại vậy, kiếm thêm tiền nữa.
← Ch. 026 | Ch. 028 → |