Đào Mỏ Quạ
← Ch.097 | Ch.099 → |
"Là kiwi gì cơ?"
Ngô Lan thắc mắc:
"Có phải loại dương đào dại trong núi không? Loại đó nhỏ xíu, còn chưa bằng quả bóng bàn, ăn thì phải để chín tự nhiên, phiền phức lắm."
"Hơn nữa, loại này chưa chín thì cứng đanh như đá, mà chín quá hai ngày không ăn thì lại thối rữa ngay."
Loại kiwi bán trên thị trường thì bà từng thử qua, nhưng cái gọi là kiwi vàng thì chưa ăn, chỉ nghe nói qua, chắc cũng không khác mấy về hình dáng.
Trương Yến Bình muốn giải thích rằng đây là hai loại quả hoàn toàn khác nhau, loại hiện tại chín tới là ngọt ngay. Nhưng anh vốn chỉ bán trái cây chứ không trồng, nên cũng chẳng rõ cụ thể quy trình thu hoạch thế nào, đành gác chuyện đó qua một bên.
"Thế trồng lựu đi, lựu thì được đấy, để lâu mà không hỏng. Vào mùa thu hoạch, những quả lựu ngon có thể bán tới 20 tệ/kg."
Ngô Lan gật đầu:
"Lựu được đấy, hoa lựu nở đỏ rực, nhìn đẹp mê! Nhưng đến lúc đó, liệu người bán giống cây có đến hướng dẫn kỹ thuật cho mình không?"
"Nhà mình trồng lựu trước giờ toàn kiểu méo mó, xấu xí, vị cũng chẳng ngon. Phải có người chỉ bảo thì mới làm được."
Trương Yến Bình ngẫm nghĩ rồi nói:
"Không thì trồng đào cũng được. Năm nay trên vòng bạn bè con, có loại đào cao cấp bên hồ bán tới hơn 40 tệ/kg."
"Nhưng loại này mềm, dễ hỏng. Nếu mình vận chuyển đi xa thì phải cẩn thận lắm."
Nói đến đây, mắt anh ta sáng rỡ, hào hứng nói tiếp:
"Đàm Đàm này, đợi khi nông trại của em được cấp phép đầy đủ, mở cửa hàng online, anh làm nhân viên chăm sóc khách hàng cho nhé!"
"Bảo đảm xử lý mấy đơn hàng bị hư hỏng một cách gọn gàng đâu ra đấy!"
Miễn là không phải ra đồng làm việc, anh ta sẵn sàng ngồi đấu khẩu trên mạng suốt ba ngày ba đêm! Làm "chị gái tâm lý" cũng không thành vấn đề.
"Bốn, năm chục tệ/kg? Đào mà bán được giá cao thế à?"
Ngô Lan thở dài:
"Trong thôn giờ còn mấy cây đào đâu. Hồi tụi nhỏ nhà mình còn bé, bên bờ ao có hai cây đào lông, quả xanh mướt, tới tầm tháng 6, tháng 7 mới chín. Quả nhỏ, cắn một miếng ngọt lịm, xen chút chua, chút đắng, hạt thì đỏ thẫm, ngon vô cùng."
Sau này sửa ao, hai cây đào ấy bị c. h. ặ. t mất. Trong vùng giờ chẳng còn ai trồng lại.
Cùng lắm thì có vài cây đào tháng Năm, không ai chăm sóc, ăn cũng nhạt nhẽo vô vị.
Càng nói Ngô Lan càng bùi ngùi:
"Giờ cuộc sống khấm khá hơn rồi, mà đồ ăn lại không còn hương vị như xưa nữa. Năm ngoái mẹ ra chợ mua đào, chỉ 2 tệ/kg, nhưng ăn chẳng có gì đặc sắc, giờ chán không muốn ăn nữa."
Mấy lời này khiến Trương Yến Bình, vốn đã mệt vì làm việc cả buổi, nghe mà chảy cả nước miếng.
Anh ta suy nghĩ một lát, rồi chợt nảy ra ý tưởng:
"Dì à, nếu nói đến loại đào giống đào lông, thì con thật sự biết một loại."
Anh mở điện thoại tìm hình:
"Dì xem đây, quả này chín vẫn có màu xanh, chỉ phần cuống hơi ửng đỏ. Ăn giòn ngọt, không chua cũng chẳng đắng, nhưng lại giữ được hương vị đặc trưng của đào."
"Bảo quản tốt, vận chuyển dễ dàng, để trong tủ lạnh cả tháng cũng không vấn đề gì."
Anh đưa điện thoại cho bà xem. Trong hình là một quả đào xanh cỡ nắm tay, chỉ có chút đỏ nhẹ ở cuống, phần đầu có một mỏ cong nhọn trông như mỏ chim.
"Đào Mỏ Quạ."
"Loại này năm ngoái bán online, nghe nói giá tầm 10 tệ/kg, mọi người bảo hương vị giống đào lông hồi nhỏ."
"Trồng đào thì nhà mình biết cách rồi đúng không? Đến lúc đó nhờ chuyên gia hướng dẫn thêm, chắc chắn làm được."
Đúng lúc đó, Tống Tam Thành từ ngoài bước vào. Nghe nói đến chuyện trồng đào, ông tò mò hỏi:
"Phía sau núi định trồng đào à?"
"Được thôi, trồng đào ở chỗ này nhà mình ai mà chẳng biết cách trồng, không sai được đâu. Chỉ có điều không biết có bán được không... Giờ giới trẻ chẳng phải toàn thích ăn mấy thứ như đại anh đào, việt quất hay dâu tây à?"
Trương Yến Bình thầm nghĩ: *Đồ nhà dượng ngon đến thế, thế mà còn lo không bán được sao?
Nói chung, anh ta nhìn sang với vẻ đầy hy vọng:
"Đàm Đàm, chuyện trồng trọt là chuyện lớn, mua cây giống cả chục ngàn không thể vung tiền mà không tính toán kỹ được. Hay là chiều nay để anh tra cứu tài liệu kỹ càng, làm một kế hoạch hoàn hảo không sai sót nhé!"
Tống Đàm mỉm cười dịu dàng:
"Anh Yến Bình, làm nông sao có chuyện hoàn toàn không sai sót được, chỉ có thể nói là mình học hỏi, lắng nghe, quan sát nhiều hơn, làm việc thật nghiêm túc thôi. Nhưng lòng tốt của anh cũng không thể để phí hoài được... Hay là thế này đi, chiều nay anh cứ làm việc như bình thường, tối về rồi tra cứu tài liệu. Chứ không thể lấy thời gian cải tạo của anh mà lãng phí được, đúng không?"
Trương Yến Bình: ...
Anh ta buông cây cào trong tay một cách đầy chán nản, sau đó kéo cổ áo xuống, than vãn:
"Đàm Đàm, giờ là tháng Tư, nh còn đội cả mũ rơm đây này! Em nhìn đi, chỉ hai ngày bị hành hạ, da anh đã đen thành cái gì rồi?"
Thật ra chẳng khác biệt là bao, mới có hai ngày ngoài đồng thì phơi nắng được đến mức nào chứ? Chỉ là làn da hơi có chút loang màu thôi.
Cậu nhóc Kiều Kiều cười đắc ý:
"Anh trai bị rám nắng rồi! Kiều Kiều không sợ nắng đâu nhé!"
Phải rồi, thằng nhóc này dù phơi nắng cỡ nào thì cùng lắm chỉ đỏ da rồi bong tróc, chẳng bao giờ đen đi. Cũng chẳng làm sao được cả.
Trương Yến Bình đành chịu cảnh đơn độc, thấy mọi người trong nhà cũng lần lượt quay về, chỉ còn biết buồn bã đi rửa tay chuẩn bị ăn cơm.
Mười một người chen chúc quanh một chiếc bàn lớn, ai nấy cúi đầu ăn ngấu nghiến món *thịt xào cỏ đậu tím* đặt giữa bàn.
Bên cạnh, Ngô Lan cũng không hề keo kiệt, món sườn kho t. hịt kho đều được bày sẵn. Nhưng nhìn tình hình mọi người ăn uống hai ngày nay, chừng nào đĩa *cỏ đậu tím* chưa ăn hết, những món còn lại cũng chẳng ai động vào.
Tống Tam Thành niềm nở đưa cho mỗi người một chai bia, đàn ông trong làng làm việc nặng mà không uống vài ly là chuyện hiếm. Ông cũng tự lấy cho mình một chai, rồi nói:
"Hạt Dẻ à, chiều nay tôi có việc phải ra ngoài một chuyến, không lên núi được. Có gì anh tự xử lý trước nhé."
Người đàn ông tên Hạt Dẻ họ Trương, là anh em họ của Trương Mao Trụ, người chuyên sao trà. Ông này giờ cũng tầm bốn, năm mươi tuổi rồi.
Nghe vậy, anh gật đầu:
"Được thôi. Chỉ là dọn dẹp một quả núi, có gì mà khó. Anh cứ lo việc của mình đi."
Nói xong, ông tiện miệng hỏi:
"Thế đi đâu vậy?"
Tống Tam Thành thở dài:
"Ở khúc ngoặt trên dốc sau núi nhà tôi, chỗ gần với làng Đại Kiều bên cạnh, biết không? Trước đây nhà tôi từng qua lại với nhà đó. Sáng nay nghe người nhà họ gọi điện, nói là bà cụ mất rồi."
Người trong làng mà, quanh quẩn mười dặm tám thôn đều có chút họ hàng hoặc quen biết. Nghe vậy, mấy người ngồi trên bàn liền phản ứng ngay:
"Ôi trời, nhà đó! Có phải nhà ông gì... ừm, ông ấy tên Trương Vượng phải không? Hình như tôi nhớ ông ấy hơi cà thọt."
"Đúng rồi."
Người bên cạnh tiếp lời:
"Chỉ cà thọt chút xíu thôi, chứ không ảnh hưởng gì đến công việc, làm nhanh lắm. Nhìn kìa, còn nuôi được hai cậu con trai và một cô con gái. Con gái hình như gả về trấn, còn con trai thì đều làm việc ở thành phố."
Mấy người lớn tuổi đều sồn sồn nói chuyện, nhắc đến sinh lão bệnh tử tự nhiên có chút cảm khái. Không kiềm được, lại tò mò hỏi thêm:
"Nhưng tôi nhớ cả hai vợ chồng họ sức khỏe đều tốt lắm mà, sao tự nhiên nói đi là đi vậy?"
Tống Tam Thành cũng thấy khó hiểu:
"Mấy ngày trước có nghe nói chị dâu Trương không may bị ngã, hình như là gãy chân hay gì đó."
"Tôi còn đang tính rảnh thì lên bệnh viện trên trấn thăm bà ấy đây. Vậy mà đùng cái lại nghe tin này, cũng không biết là thế nào nữa."
← Ch. 097 | Ch. 099 → |