← Ch.153 | Ch.155 → |
Chuyện từ mười sáu năm trước rồi, thời gian dài như vậy nên rất nhiều dấu vết đã biến mất.
Bất kể có phải do người l3àm ra hay không, để điều tra ra được cũng rất khó khăn.
Nhất là khi đó trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển như b1ây giờ, trên đường phố gần như chẳng có mấy camera theo dõi.
Nhà cổ của nhà họ Doanh chỉ có ngoài cửa lớn là có cam9era, dù sao với địa vị của nhà họ Doanh ở thành phố Hộ, sẽ chẳng có mấy người dám vào ăn trộm ăn cắp gì trong nhà đấy.
Một loạt nguyên nhân khiến bọn họ điều tra rất lâu mới tìm được chút manh mối.
Theo lời những người sống xung quanh huy8ện Thanh Thủy, vào một ngày nào đó tháng 2 năm 2003, bọn họ phát hiện ra một đứa trẻ sơ sinh ở bên bờ sông.
Tuy người huyện Thanh Thủy đều rất nghèo khó nhưng không có nghĩa bọn họ không nhìn ra quần áo đứa bé mặc trên người đều là hàng xa xỉ đắt tiền.
Có vẻ như là con cái của một gia đình giàu có, nhưng trên người đứa bé lại không có bất cứ giấy tờ gì có thể chứng minh thân phận.
Trẻ sơ sinh chưa tròn một tuổi, chỉ mới chập chững bò, còn chưa biết đứng.
Cũng không ai biết rốt cuộc tại sao nó lại đến đây, trên cổ tay nó còn dấu vết bị túm.
Người huyện Thanh Thủy có ngu dốt đến đâu đi chăng nữa cũng nhạy bén nhận ra có điều không đúng.
Vì không muốn dây dưa vào của nợ chẳng biết là gì này, bọn họ đều không hẹn mà cùng tránh xa đứa trẻ, coi như không nhìn thấy nó.
Hơn nữa, đứa trẻ này còn là con gái, ở một nơi văn hóa vẫn còn lạc hậu, người dân vẫn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ như huyện Thanh Thủy này thì càng không ai muốn giúp đỡ con bé.
Chỉ có Ôn Phong Mien tan làm đi ngang qua bờ sông đã đưa đứa bé về.
Khi đó, vợ ông mới cuỗm tất cả tiền bạc, dẫn con gái lớn chạy mất.
Trong nhà cũng có một đứa trẻ mới sinh chưa được bao lâu, có thể nói nhà ông nghèo đến mức mọi người khó mà tưởng tượng nổi.
Một bé gái bị gia tộc lớn vứt bỏ không có chút quan hệ gì với ông, Ôn Phong Miên hoàn toàn có thể ngó lơ đứa bé này như những người khác trong huyện Thanh Thủy, nhất là bản thân ông cũng chẳng khá giả dư dật gì.
Thế nhưng ông không làm vậy.
Ông đưa đứa bé về nhà, lại nhận thêm mấy công việc thời vụ, một mình nuôi nấng hai đứa trẻ.
Thấm thoắt đã mười sáu năm
Những năm qua, vì phải làm nhiều việc nặng nhọc, sức khỏe vốn đã không tốt của Ôn Phong Miên lại càng bị tổn hại nghiêm trọng.
Thế nhưng ông vẫn không mảy may có suy nghĩ vứt bỏ bé gái kia.
Cho dù sau đó nhà họ Doanh tìm tới, ông chọn để Doanh Tử Khâm về nhà với họ không phải để giải thoát khỏi gánh nặng hay để lấy được tiền bồi thường từ nhà họ Doanh, mà là ông biết, ông không thể cho cô một môi trường phát triển tốt, một tương lai tươi sáng hơn.
Thế nhưng, sự thật lại không giống như Ôn Phong Miên nghĩ, ông cũng không ngờ thứ nhà họ Doanh muốn lại chỉ là một cái bình m. á. u dự trữ di động.
"Anh em đã cử người đi hàng trăm cây số từ nhà họ Doanh đến huyện Thanh Thủy, đi hỏi thăm từng nhà một." Người thanh niên lấy ra một xấp tài liệu: "Ông trời không phụ người có lòng, đúng là đã điều tra được."
Phó Quân Thâm nhận lấy, ánh mắt lạnh tanh.
"Lúc ấy có một nhóm người bế theo một đứa trẻ sơ sinh nghỉ chân ở một khách sạn nhỏ dọc đường" Người thanh niên nói tiếp: "Thiếu gia, cậu cũng biết đấy, năm đó thuê phòng nghỉ vẫn chưa cần bất cứ giấy tờ chứng minh nhân thân gì nên rất dễ lấp liếm."
"Mười năm trước khách sạn đó đã phá sản, bọn tôi tìm được bà chủ lúc trước, ban đầu bọn tôi hỏi gì bà ta cũng không chịu nói, cuối cùng các anh em phải nhét cho một triệu bà ta mới mở miệng."
Tuy chuyện đã xảy ra quá lâu nhưng bà chủ vẫn còn ấn tượng sâu sắc với chuyện này.
Nhóm người đó là một nam hai nữ, lúc bọn họ đưa đứa bé đến thuê phòng đã là nửa đêm.
Bà chủ là phụ nữ đã kết hôn, có thể nhận ra người phụ nữ căn bản chưa từng sinh con, rõ ràng cũng không biết cách bể trẻ con.
Hơn nữa, quần áo mặc trên người đứa bé cũng ở một đẳng cấp khác hoàn toàn ba người kia.
Quan trọng nhất là lúc rạng sáng bà chủ dậy đi tiểu còn nghe thấy cuộc nói chuyện của ba người đó.
Nói là có người của gia tộc lớn cho bọn họ một khoản tiền kếch xù, bảo bọn họ đưa đứa trẻ này đi thật xa, để cho nó tự sinh tự diệt, muốn sống c. h. ế. t thế nào thì tùy.
Hoặc là chết, hoặc là không bao giờ xuất hiện ở thành phố Hộ nữa.
Bà chủ sợ rắc rối nên cũng không kể chuyện này với ai.
Cuối cùng và thu nhập của khách sạn không tốt nên bà chủ đành đóng cửa không kinh doanh nữa.
Bao nhiêu năm mà bà ta vẫn nhớ rõ chuyện này là vì trong lòng thực sự thấy áy náy, có một thời gian còn thường xuyên gặp ác mộng.
Lúc bọn họ tìm đến, lý do bà chủ ngậm chặt miệng không nói cũng chính là như vậy.
Theo lời bà chủ, đứa trẻ khi đó chắc đã c. h. ế. t từ lâu, kể ra cũng coi như giải thoát cho nó.
Phó Quân Thâm không nói gì, anh vẫn đang đọc tài liệu, ánh mắt càng ngày càng sâu xa.
"Mấy người này ném tiểu thư Tử Khâm xuống bờ sông huyện Thanh Thủy còn cố tình dùng có bên bờ che lại Sau khi xong việc, bọn chúng đã trốn ra nước ngoài, bây giờ bị người của chúng ta khống chế rồi." "Mới dùng chút thủ đoạn bọn chúng đã nôn ra hết." Người thanh niên cười khẩy một tiếng: "Có lẽ chúng nó không ngờ tiểu thư Tử Khâm còn sống trở lại thành phố Hộ."
Nếu là người khác cũng sẽ không ngờ tới.
"Ừ." Phó Quân Thâm cũng đã xem xong tài liệu, anh hờ hững nói: "Chuẩn bị đi, đến lúc đó đăng hết lên mạng."
"Đến lúc đó?" Người thanh niên hơi sửng sốt: "Bây giờ chúng ta có đầy đủ chứng cứ rồi, thiếu gia, cậu chỉ cần ra lệnh một câu là có thể trực tiếp bắt người."
"Đợi thêm chút." Phó Quân Thâm cụp mắt: "Chờ cô bạn nhỏ chơi đã đời đã."
Người thanh niên: ".."
Anh ta cảm thấy thiếu gia của họ vẫn còn trẻ nhưng đã có trái tim của một người cha già.
"Bây giờ..." Phó Quân Thâm thong thả ngước mắt lên, giọng điệu dịu dàng mà lời nói ra lại tàn nhẫn khiến người khác khiếp sợ: "Không đánh c. h. ế. t là được."
Người thanh niên thoáng rùng mình.
Không đánh c. h. ế. t còn độc ác hơn cả đánh chết.
Anh ta do dự một lát rồi mới nói: "Nếu không tra được chân tướng thì tôi thật sự không ngờ được là cô ta làm."
Sau khi tra hỏi một nam hai nữ kia, tam quan của anh ta đã nát tan hết cá.
Nhưng chứng cứ bày ra trước mắt, không tin cũng phải tin.
Phó Quân Thâm không bất ngờ, chẳng có ý kiến gì: "Không lạ."
Trước nay anh vẫn biết, mặt u ám của các nhà giàu vượt xa khỏi sức tưởng tượng của người bình thường.
Anh em tương tàn, con giáp thứ mười ba chiếm ghế bà chủ đều là chuyện thường thấy.
Những gia tộc như nhà họ Nhiếp và nhà họ Mục cực kỳ ít.
"Thiếu gia, còn một việc nữa." Người thanh niên sực nhớ ra: "Lúc đang điều tra chuyện này, bọn tôi đã tiện thể điều tra người vợ kia của ông Ôn Phong Miên."
Phó Quân Thâm nheo cặp mắt đào hoa: "Lát nữa chuyển cho tôi."
***
Buổi tối, ông cụ Chung đích thân đến nhà họ Ôn.
Gặp lại Ôn Phong Miên một lần nữa, ông vẫn có cảm giác quen thuộc không nói được thành lời, thế nhưng ông lại không thể nhớ ra.
Ông cụ Chung hơi bực bội.
Già rồi, trí nhớ cũng giảm sút, chắc ông phải đi khám bác sĩ, đề phòng mắc bệnh Alzheimer.
Cơm tối là Ôn Thính Lan nấu.
Bốn món mặn một món canh, số lượng không nhiều, bốn người ăn là vừa đủ.
Ông cụ Chung cầm đũa, nghĩ ngợi một hồi, cuối cùng vẫn không nhịn được, hỏi: "Phong Miên, có phải ngày trước ông từng tới Đế đô không?"
Một câu hỏi khiến động tác của ba cha con đều đồng loạt dừng lại.
Ôn Phong Miên ngẩng đầu, nét mặt lại không có gì thay đổi: "Sao ông lại hỏi như vậy?
"Haizz, tôi thấy ông rất quen mắt." Ông cụ Chung cũng không giấu giếm: "Ông chưa từng tới thành phố Hộ, tôi lại chỉ ở Đế đô một khoảng thời gian rất dài nên tôi nghĩ có phải chúng ta từng gặp nhau ở Đế đô không."
"Có thể ông nhớ nhầm rồi." Ôn Phong Miễn cười khẽ: "Tôi là người bản địa huyện Thanh Thủy, hơn nửa đời người đều chưa từng đến thành phố lớn chứ nói gì đến Đế đô."
"Nhưng mà..." Ông cụ Chung mới nói hai chữ, Doanh Tử Khâm ngồi cạnh đã rót cho ông ly nước, ngắt lời: "Ông ngoại uống nước đi ạ." Ôn Thính Lan đưa mắt nhìn Ôn Phong Miên rồi lại nhìn sang Doanh Tử Khâm, sau đó gắp cho ông cụ Chung một cái cánh gà chiên coca.
Cậu không thích nói chuyện những ý tử thì rất rõ ràng.
Ông cụ Chung: "..."
Tốt lắm.
Không hổ là chị em.
Ông vừa ăn cánh gà vừa uống nước, khen ngợi: "Tiểu Lan à, tay nghề của cháu khá quá, sau này dạy ông ngoại với nhé." "Không muốn." Cuối cùng Ôn Thính Lan cũng chịu mở miệng: "Ông ngốc."
Doanh Tử Khâm: "..."
Ông cụ Chung: "..." Ôn Phong Miên rất đau đầu, thậm chí cảm thấy hơi buồn nhưng ông cũng hết cách.
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, cứ hễ ngồi xuống là ngồi nguyên cả ngày.
Ôn Thính Lan có thể nói chuyện với một người khác ngoài ông và Yểu Yểu đã là tiến bộ rất lớn.
Đương nhiên ông cụ Chung cũng biết, ông cười híp cả mắt:
"Tiểu Lan à, ngày mai chị cháu sẽ lên sân khấu biểu diễn, cháu có muốn đi cùng ông ngoại không?" Có lẽ quả thực là ông suy nghĩ nhiều.
Đế đô đông người như thế, có người trông giống Ôn Phong Miên cũng chẳng có gì lạ.
Ôn Thính Lan trầm mặc hồi lâu mới khẽ gật đầu.
"Tử Khâm à, chiều mai đi chọn lễ phục đi." Ông cụ Chung lại quay sang Doanh Tử Khâm, còn cả tạo hình nữa, cũng phải chuẩn bị hết."
"Ông ngoại, không cần đầu ạ." Doanh Tử Khâm gắp một miếng thịt kho, nói không nhanh không chậm: "Cháu định mặc cái bao tải."
Thành phố Hồ đã về khuya, Firenze vẫn đang là buổi chiều.
Ánh mặt trời chói chang như một ngọn lửa chậm rãi lan ra khắp mặt đất.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thành phố Firenze có tuổi đời hàng trăm năm này cũng vậy.
Cao ốc nhà lầu mọc lên san sát.
Xa hoa trụy lạc, ngựa xe như nước.
Ngoại trừ một dinh thự vẫn giữ được nguyên dáng vẻ của thế kỷ 17.
Lâu đài Laurent đứng sừng sững nơi này, chiếm một diện tích cực kỳ rộng lớn.
Thậm chí nơi đây vẫn duy trì thói quen gửi nhận thư từ.
Hôm nay, quản gia của lâu đài đã nhận được thư bưu tá đưa tới.
Trong số mười mấy lá thư, có một lá thư đã thu hút sự chú ý của quản gia.
Điều đặc biệt là nó là là thư được gửi từ nước Hoa.
Quản gia nghĩ ngợi hồi lâu cũng không nhớ ra ở nước Hoa có người nào quen biết các thành viên trong gia tộc.
Hình như không có.
Xem ra cũng không có tác dụng gì.
Quản gia lắc đầu, cầm thư lên, bắt đầu xử lý như những lá thư khác, lần lượt ném hết vào trong lò sưởi.
← Ch. 153 | Ch. 155 → |