Vay nóng Tinvay

Truyện:Bên Bờ Quạnh Hiu - Chương 06

Bên Bờ Quạnh Hiu
Trọn bộ 12 chương
Chương 06
0.00
(0 votes)


Chương (1-12)

Siêu sale Lazada


Những tia nắng cuối cùng trong ngày như một chiếc lưới rộng giăng đầy một góc trời. Con suối vẫn róc rách tiếng nhạc muôn thuở. Và những con suối, nhìn buổi chiều vàng cam biến dần trong đêm tối, lòng buồn bã. Một nỗi buồn vô cớ, chầm chậm từ ngọn cây cao rơi xuống, vây chặt và không giải thích được. Tôi thường như vậy đó. Cảnh đẹp, câu chuyện hấp dẫn, một đóa hoa, một áng mây, một hòn sỏi nhỏ đều có thể mang lại cho tôi sự buồn phiền vẩn vơ kia, một cái gì chua chát nhè nhẹ, pha lẫn một chút ưu sầu, mơ mộng để cảm thấy rằng mình đang sống, đang hiện hữu.

Tất cả những việc xảy ra ban chiều, cái giận dữ đột ngột của Tú, cái giận hờn của Phong và mối tình của Diễm Chi không còn vương vấn trong đầu tôi nữa, vì tất cả tư tưởng trong đầu tôi đều được bầu không khí trong lành rửa sạch.

Nàng lại đến? Tôi nghe có tiếng chân trần đi trong nước, tôi biết chắc là nàng, người con gái yêu tinh, nữ chúa rừng xanh đang từ bên kia suối đi tới. Nàng vẫn đẹp như lúc tôi gặp ở bờ hồ Lụy Tình. Mái tóc dài phủ vai, áo thun đỏ bỏ nút ngực, để lộ màu da đồng trông thật khêu gợi, thật hấp dẫn. Nước bắn lên theo những bước chân, tạt lên đùi làm ướt cả chiếc váy ngắn. Tiếp theo đó, tôi biết rằng không phải chỉ có một mình Sao Ly, mà phía sau nàng còn có một người đàn ông đang đuổi theo.

Người đàn ông càng lúc càng đến gần hơn. Giọng nói như van xin như cầu khẩn:

- Sao Ly! Sao Ly!

Chăm chú nhìn tôi lục lọi trong ký ức. Sao Ly. Vậy thì chiếc bóng lẩn khuất trong đám cây rừng xưa quả thật là Sao Ly và người đàn ông đuổi bắt hôm trước không phải là Phong, mà là người đàn ông này: - Tú.

Điều phát giác đó khiến cho tôi kinh ngạc. Họ chưa nhìn thấy tôi trong khi mắt tôi vẫn không rời ho. Cành lá rậm rạp với bóng tối nhá nhem của chiều tà thật lý tưởng để tôi thỏa tính tò mò. Tiếng Tú vẫn vang đều:

- Sao Ly! Sao Ly!

Sao Ly đứng lại:

- Muốn gì? Anh muốn cái gì?

Tú bước tới, nắm tay Sao Ly:

- Em tàn nhẫn lắm, đứng lại cho anh nói vài lời đi!

Sao Ly cười to, tiếng cười rộn rã, khêu gợi:

- Anh không cần phải nói gì cả, vì anh nói tôi cũng không hiểu. Nếu muốn hôn tôi thì cứ hôn đi, chứ nói yêu? Yêu là cái gì? Tôi không biết đâu?

Tú không hôn Sao Ly, trái lại giọng chàng thiểu não làm sao:

- Em không biết thật sao, Sao Ly? Anh yêm em thật mà, anh không muốn đùa giỡn với ái tình, anh muốn tạo cho em cái nhà, em hiểu không?

Sao Ly bĩu môi:

- Nhà à? Anh muốn tôi về nhà làm tôi tớ như con Hương đó phải không?

- Em biết mà em cứ giả vờ hoài. Anh yêu em thật mà, anh muốn cưới em làm vợ, sao em cứ bóp méo câu nói của anh như vậy?

Sao Ly tàn nhẫn:

- Hử, anh mà cưới tôi? Anh không bao giờ muốn cưới tôi, tôi biết, cha anh mỗi lần trông thấy tôi là làm như thấy rắn không bằng, anh tưởng tôi không biết à? Anh cũng như bao nhiêu người đàn ông khác, thấy tôi là chỉ muốn chiếm đoạt, xé áo, xé quần tôi!

Tú cắt ngang:

- Sao Ly! Em không hiểu anh, đời này vẫn còn có những mối tình cao thượng chớ đâu phải toàn là vì vật chất không đâu? Sao Ly, Em phải hiểu cho anh...

Sao Ly bực bội:

- Tôi không hiểu gì cả, anh yêu tôi tại sao anh không hôn tôi? Anh yêu tôi chỗ nào? Mặt tôi? Phải không? Tôi đứng đây này, tại sao anh chẳng dám đụng tới chứ?

Tú xúc động:

- Sao Ly, em đã bị bọn đàn ông kia làm sợ hãi, anh không phải thuộc hạng người đó, anh yêu em vì em thành thật, tự nhiên, không kiểu cách. Tình cảm của anh dành cho em là tình cảm tinh khiết, cao thượng chứ không phải là thứ nhục dục thấp hèn, em hiểu không hơ? Sao Ly?

Sao Ly lắc đầu:

- Tôi không hiểu gì hết, anh đừng giảng đạo bằng mồm mãi nghe chán lắm.

- Sao Ly học mấy năm với thầy Bạch mà bảo là không hiểu gì cả thì không tin được.

Sao Ly vẫn lắc đầu nắng chiều tạo những hình bóng nhạt nhòa trên mặt nước như những ảo ảnh xa vời.

- Thầy Bạch cũng như anh, lúc nào cũng nói những điều khó hiểu, lúc nào cũng nói triết lý. Triết ly? Triết lý là gì tôi không hiểu gì cả. Tôi chỉ biết sống là sống, yêu là yêu, giận thì giận. Cần gì phải lải nhảo lôi thôi như vậy? Thầy Bạch có lúc đã bảo tôi: " Sao Ly, em hãy sống đời sống của em, làm những cái em thấy vui, thì cũng tốt lắm rồị" Từ đó tôi không còn đến trường, học hành là một việc ép xác, không hiểu tại sao người ta lại thích làm khổ mình như vậy.

Tú say sưa:

- Đó chính là những điểm mà anh yêu em. Sao Ly! Em thật thà như một khu rừng hoang, như một tảng đá. Đẹp, đẹp hơn cả trời hoàng hôn, hơn cả bình minh sau cơn bão.

Sao Ly hít mạnh khí trời vào lồng ngực, cánh tay trần của nàng đã thoát khỏi tay Tú:

- Anh nói hết chưa để tôi còn đi? Tôi phải đi ngay, tôi không trở về nhà đâu, ông già tôi bắt được chắc tôi chết với ông ấy.

Tú quýnh lên:

- Khoan đã Sao Ly! Anh muốn hỏi em có yêu anh không? Có muốn làm vợ anh không? Chỉ cần em gật đầu là anh bỏ tất cả để sống với em.

Sao Ly lắc đầu, nói ngay không cần suy nghĩ:

- Không, tôi không muốn làm vợ anh, tôi không muốn sống trong nhà anh. Tôi ghét lắm, ai cũng thích nhốt tôi trong nhà, tôi sống không nổi, tôi chết mất.

Tú vội vàng đính chính:

- Đâu có Sao Ly, không có ai nhốt em trong nhà cả.

Sao Ly dợm chân định bỏ chạy:

- Nhưng tôi không thích anh, cha mẹ anh ghét tôi, cha anh bảo tôi là ma, là quỷ...

Tú tuyệt vọng:

- Sao Ly, nhưng em cho anh biết, Sao Ly có yêu anh chút nào không?

Sao Ly lại cười, tiếng cười ròn tan quyến rũ, đôi tay trần tắm trong nắng chiều nhuộm màu đỏ nâu, tấm thân uốn éo uyển chuyển như thân rắn.

- Tôị.. Tôi cũng không biết nữa.

- Em phải biết!

- Tôi không biết thật mà!

Sao Ly lại cười, giọng cười hồn nhiên:

- Anh Tú, tôi sẵn sàng làm bạn anh miễn anh đừng lải nhải lộn xộn, nhất là đừng hỏi tôi yêu hay không yêu anh, chịu không?

Tú vẫn nuôi hy vọng cuối cùng.

- Nhưng... Nhưng em chỉ làm bạn với một mình anh thôi nhé?

- Tôi không thích tình yêu, cũng như không thích làm bạn riêng của ai hết.

Quay người lại, đôi chân trần của người con gái lại rảo nhanh trên bờ suối. Tiếng nàng vọng lại:

- Ngày mai, sáng mai tại khu rừng đằng kia nhé.

Tú hét:

- Sao Ly, đợi anh Sao Ly!

Sao Ly đã chạy mất, chỉ còn tiếng cười của nàng. Còn văng vẳng lại. Tú đứng tần ngần bên bờ suôi, thẩn thờ nhìn theo. Một lúc khá lâu chàng chọn phiến đá to gần đấy ngồi xuống ôm đầu khổ sở. Tú ngồi như thế cho đến khi màn đêm ụp xuống Tú mới thở dài đứng dậy bỏ đi, bóng dáng cao lớn của chàng khuất dần trong không khí buồn tẻ ảm đạm.

Tôi đứng đó chứng kiến một cảnh bất ngờ, đôi lúc tôi có cảm tưởng như đang được xem một màn kịch mà trong đó Tú là vai chính. Mốt tình của một thiếu nữ miền Thượng? Người con gái không hề biết yêu? Nữ chúa rừng xanh? Nghĩ ngợi thật lâu, lòng bâng khuâng lạ lùng. Màu nước trong sáng trong lòng suối đã biến mấ. t Tôi đứng lên, phủi bụi bám trên vai, trở về khu nhà trầm mặc. Những câu chuyện xảy ra làm tôi xúc động, nhưng đến khi vừa bước tới trước cổng vào nhà, thì bao nhiêu bâng khuâng kia lại biến mất. Không khí trong nhà là la. Trước cổng là ông Hiệu trưởng Bạch.

- Chào ông!

Tôi nói, ông Bạch gật đầu chào lại.

- Chào cô Thu, cô đi đâu mới về à?

- Vâng, tôi ra suối chơi mới về, còn ông. Ông đi đâu đâỷ - Ghé thăm nông trại.

Tôi nói nhanh:

- Mấy hôm rồi không thấy ông đến chơi?

- Thế à?

Ông Bạch trả lời một cách lơ đãng. Ông đang nghĩ gì? Ông vẫn còn đủ can đảm đến đây sao? Khẽ liếc ông Bạch, đôi chân mày rậm vẫn đầy vẻ đăm chiêu. Hình như có một tâm sự gì đè nặng trên vai người đàn ông tuổi đã về chiều này. Chúng tôi sánh vai nhau bước vào khu nhà trầm mặc. Bác Chương đang nổi trận lôi đình. Tú ngồi cạnh bàn, Phong tựa người bên song cửa, giọng bác Châu nhỏ nhẹ:

- Thôi mà anh, chúng nó cũng có cuộc sống riêng tư của tuổi trẻ, ta đâu có thể lấy quyền cha mẹ mà can thiệp vào đời tư của chúng.

Bác Chương giận dữ:

- Bà còn nói như vậy được sao? Thằng Tú mà hư cũng tại bà, nó có phải là con bà đâu mà bà nuông chiều, che chở cho nó như vậy?

- Thì ra bác Chương đang mắng Tú.

Tại sao? Anh chàng suốt một ngày quần quật nơi cánh đồng trong nắng thiêu mà lại bảo là được nuông chiều, che chơ? Thế còn Phong? Bất giác tôi nhìn về phía Phong. Anh chàng đứng yên lặng mặt mày rầu rĩ. Sự xuất hiện của chúng tôi làm loãng hẳn cái không khí nặng nề trong phòng. Phong sung sướng nói to:

- Thôi bỏ qua đi cha ạ, có khách kìạ..

Ông Bạch lên tiếng:

- Có chuyện gì đấy?

Bác Châu lập tức lên tiếng cắt ngang:

- À, cũng chẳng có gì, cha con gặp nhau là vậy đó, chỉ tội cho thằng Tú...

Bác Chương vẫn chưa hả cơn giận:

- Còn trút tội cho tôi nữa sao? Bà có thấy cử chỉ của nó lúc ăn cơm trưa không? Cơm tối cũng bỏ. Tôi biết mà, tôi chắc 100 phần trăm là nó đi lang thang tìm con quỷ đó chớ chẳng phải đi đâu hết.

Tú tái mặt, lên tiếng:

- Cha! Con đâu có phải tôi tớ đâu, mà tối ngày cứ bắt con làm việc hoài thế?

Bác Chương hét to:

- Thế còn tao, tao là tôi tớ nhà này à? Việc nhà không lo làm, tối ngày cứ đi theo con quỷ đó làm gì?

Tú nghẹn họng:

- Cha, con mong là cha đừng nặng lời với người con yêu! Bác Chương hét to:

- Cái gì? Người yêu của mày à? Mày có thể dùng tiếng đó cho con người Thượng đó à? Đó, đó, mọi người có nghe không?

Gương mặt Tú đỏ gay. Từ lúc đến nông trại đến giờ tôi chưa hề thấy Tú bị xúc động mạnh đến thế. Đôi môi sám ngoét run rẩy nhưng chẳng thốt được một lời nào cả. Bác Châu thấy tình hình không ổn, bác bước ngăn chồng:

- Anh Chương, nếu anh thấy chưa hiểu được con thì tốt nhất anh đừng để nó bị tổn thương như vậy, chuyện không có gì cả mà anh! Quay sang Tú, bác an ủi: - Tú, con đi đi, cha con chưa hiểu được con, con cũng đừng buồn.

- Bà dạy con như vậy đó hơ? Bà nói thế là thế nào?

- Nó đã lớn rồi, nó có quyền làm chủ đời sống nó, ông đừng kềm chế nó mãi, ông phải để cho nó tự do quyết định cuốc sống riêng của nó chứ.

- Không, không được! Nó còn là con tôi thì tôi có quyền!

Phong đã rời khung cửa, đến gần cha nói nhỏ nhẹ:

- Thưa cha! Cha định để cho ông Hiệu trưởng mỗi lần đến nhà chúng ta đều phải chứng kiến cảnh bất hòa như thế này hoài sao?

Ông Bạch bước tối, đặt tay lên vai Tú, nhưng lại ngước mắt về phía bác Chương.

- Anh Chương, anh đã có được thằng con trai ngoan ngoãn thế này, anh cũng nên hiểu nó đừng bắt buộc nó phải chọn con đường thoát ly. Nó đã trưởng thành, nó đã là chủ nhân ông của cuộc đời nó.

Bác Chương vẫn không chịu thua:

- Tại sao mọi người cứ bênh vực nó mãi vậy? Không lẽ người tôi chọn cho nó không xứng đáng sao?

Đưa mắt đảo quanh phòng tìm kiếm, vừa nhìn thấy tôi, bác Chương ngoắc tay lại:

- Lại đây, Lệ Thu!

Tôi ngạc nhiên, chưa hiểu ông ấy muốn nói gì, thắc mắc hỏi:

- Thưa bác gọi cháu? Có việc chi vậy, thưa bác?

Kéo tôi tới trước mặt, bác nói như quát:

- Mọi người nhìn xem, không lẽ con Lệ Thu lại thua kém con quỷ kia sao? Hơn gấp trăm, gắp vạn lần mà nó không biết! Quay sang tôi, ông hỏi: - Sao Lệ Thu, cháu có chịu lấy thằng Tú không?

Cả đời tôi, tôi chưa hề gặp chuyện gì nham nhở như chuyện này, tôi kinh ngạc đến độ há hốc miệng, máu chảy rân tràn lan khắp cơ thể. Tôi thấy nhục nhã cùng cực. Tú còn ngỡ ngàng hơn tôi, hắn đứng vụt dây, nói lớn:

- Cha! Sao cha nói gì kỳ vậy?

Nói xong, hắn quay lưng đi luôn ra cửa, bác Chương vẫn không buông tha:

- Tú, mày đứng lại đó, Lệ Thu có chỗ nào không vừa ý mày, mày nói ra cho tao nghe coi, hư?

Bác Châu bước tới, kéo tôi vào lòng người, nói với bác Chương:

- Anh Chương, sao anh làm khổ con thế? Anh làm tùm lum ra thế này, Lệ Thu nó làm sao ở đây được nữa? Anh đừng nên bức bách con, tội nghiệp nó! Quay sang tôi, bác năn nỉ: - Lệ Thu, con đừng có để ý cũng vậy, muốn nói gì là nói ngay chứ chẳng chịu suy nghĩ. Bây giờ con vào nhà bảo con Hương là lo liệu cơm nước, mời ông Hiệu trưởng cùng ăn cơm đó!

Tôi hiểu ý bác Châu muốn tôi tránh cái không khí ngỡ ngàng này, tôi gật đầu bỏ đi vào trong. Ông Bạch nhìn quanh, có lẽ ông cảm thấy cái không khí này không phải là không khí thích hợp cho việc ở lại dùng cơm, nên lên tiếng:

- Tôi thấy tốt nhất là tôị..

Ông Bạch chưa dứt lời thì bác Châu đã ngắt ngang:

- Anh Bạch.

Tiếng nói của bác Châu thật linh nghiệm, ông Bạch không nói gì nữa. Ra khỏi phòng khách, tôi gặp ngay Diễm Chi, nàng đang đứng trong vườn, hai tay nâng niu chiếc khăn hoa. Trông thấy tôi, nàng hỏi:

- Có phải thầy Hiệu trưởng đến chơi không hở chị?

- Tôi cũng không biết.

Tôi đáp, lòng buồn bã, cái cảm giác của người bị ức hiếp, tất cả cảm xúc ban nãy chưa xóa mờ thì làm sao cho vui cho được Bo? Diễm Chi đứng đấy, tôi bước về phía nhà bếp.

Bữa cơm tối hôm ấy là một bữa cơm nhạt nhẽo hơn bao giờ hết. Mỗi người trên bàn ăn đều có một tâm sự riêng. Tôi chỉ nuốt vội được nửa chén cơm là rời bàn ăn đi xuống. Bác Châu hình như chẳng nuốt được miếng nào, ông Bạch cũng ăn rất ít. Chỉ có bác Chương giận thì mặc giận, vẫn ăn uống ngon lành như thường.

Tôi về phòng thật sớm, đêm trăng thật đẹp. Trăng của ngày mười sáu tháng bảy âm lịch tròn như một chiếc đĩa trên bàn ăn. Đứng trước cửa sổ một lúc, tôi nghe có tiếng gõ nhẹ mở cửa ra thấy Phong đứng đấy.

- Thu còn giận tôi à? Phong hỏi.

Tôi lắc đầu.

- Đừng giận cha tôi nhé Thu!

Tôi gật đầu, anh chàng đưa tay ra cầu hòa:

- Chúng ta làm hòa nhau nhé, từ rày về sau mình sẽ không bao giờ cãi nhau nữa nhé Thu?

Tôi do dự, Phong giục:

- Sao? Bắt tay đi chứ?

Tôi đưa tay cho hắn bắt, chúng tôi nắm tay nhau yên lặng, nụ cười nở nhẹ trên gương mặt tinh nghịch đáng... yêu của hắn. Phong đề nghị:

- Trăng đẹp quá, chúng mình đi dạo một lúc nhé?

Vâng, trăng đẹp thật. Chúng tôi thả dài ra bờ ruộng. Những hạt sương đêm bắt đầu đẫm ướt cỏ cây. Ánh trăng tạo cho cảnh vật một sắc thái mơ mộng, thật yên lặng. Chỉ có bản hợp tấu của loài giun dế.

Khi trở về nhà, đèn phòng khách vẫn còn mở sáng, ông Bạch chưa về, bóng ông in rõ trên khung cửa sổ.

Chương 12

Đời sống gia đình bác Chương vẫn tiếp diễn bình thản, nhưng tôi bỗng nhiên bị rơi vào một tình trạng bỡ ngỡ lạ lùng. Câu nói của bác Chương hôm ấy làm tôi bứt rứt suốt mấy hôm, nhất là mỗi khi phải chạm mặt với Tú. Tú chắc cũng không hơn gì tôi. Thế là vô tình(không biết có thật là vô tình không) tôi và Tú bắt đầu trống lánh nhau. Bầu không khí khó chịu kéo dài ba hôm mới bắt đầu loãng dần. Buổi sáng nay, khi thơ thẩn nơi chuồng chim, tôi đã gặp bác Châu và bác đã đưa tôi vào phòng đọc sách của bác, nơi mà tôi chưa hề đặt chân đến. Bên trong gồm một cái bàn với hai cái ghế mây. Trên bo6 n vách tường, ngoài cửa ra vào và hai cánh cửa sổ, là những kệ sách bằng mây đầy sách và còn đủ một chỗ cho một bức họa hoa lan mà tôi không cần phải phí sức tìm hiểu cũng biết ngay là của ông Bạch. Tôi không ngờ bác Châu lại có nhiều thức ăn tinh thần đến thế này.

- Bác có nhiều sách quá, không thua gì ông Hiệu trưởng.

Khẽ liếc tôi với nụ cười trên môi, bác Châu kéo một chiếc ghế ngồi xuống:

- Sách vở có thể trị chứng bệnh phiền muộn của con người. Lệ Thu, con thích xem sách lắm phải không? Con thích cứ lấy xem nhé, ở đây có những quyển sách quý khó tìm lắm.

Tôi ngước nhìn những kệ sách đầy ắp. Cả tác phẩm điêu khắc bằng trúc treo trên tường. Nghệ thuật điêu khắc đối với tôi là một khu rừng la. Ở nhà ông Bạch tôi đã nhìn thấy 2 tác phẩm khắc hình hoa cúc. Nhưng ở đây đóa hoa cúc khác hẳn nhau với những vần thơ của Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.

Người cao ngạo vì ai ở ẩn?

Cũng loài hoa, nở muộn vì ai?

Đó là hai câu thơ ở trên thanh trúc thứ nhất. Ở thanh trúc thứ hai là hai câu tiếp nối.

Bên sân sương rụng u hoài.

Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi.

Nhìn những hàng chữ bay bướm với nét khắc sắc bén, đột nhiên tôi thấy xúc động. Bác Châu không bỏ qua cử chỉ vừa rồi của tôi, bác cười nói:

- Đẹp quá phải không con? Ông Bạch khắc đấy. Một người tài hoa khó tìm trong vùng núi non hẻo lánh như vầy. Ở đây đồng bào Thượng không biết thưởng thức, nên khi tạo ra được tác phẩm là ông ấy lại mang đến đây tặng chúng ta.

- Nơi này không xứng đáng với tài nghệ của ông ấy, ông Bạch nên về thành phố hơn, phải không bác?

Bác Châu có vẻ suy nghĩ:

- Xuống núi ông ấy càng cô đơn. Ở đây có núi có rừng, có bao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên để làm bạn chẳng hơn không?

Tôi nghĩ cũng có thể ở đây còn có người con gái biết yêu ông ấy. Tại sao bác Châu lại không nghĩ ra chứ? Tôi chắc chắn không thể lầm lẫn được.

Bác Châu nắm tay tôi, bác lảng sang chuyện khác:

- Lệ Thu, hai hôm rày hình như con buồn phải không?

Bác Châu quả là một người tinh ý. Tôi biết rằng trước mặt bác thì không thể nào che giấu được tình cảm của mình, nhưng tôi vẫn lắc đầu, lấp liếm:

- Dạ không, chỉ tạị..

Bác Châu siết chặt tay tôi

- Bác biết rồi, đừng chối, có phải con buồn vì mấy lời của bác trai không? Đôi mắt bác Châu nhìn tôi thành khẩn: - Thu, con phải hiểu, bác trai con là người bộc trực, vì vậy lắm khi gây ra cảnh dở khóc dở cười. Lệ Thu, bác trai rất quý con, bác muốn con sẽ trở thành một người có liên hệ gia tộc, bác trai con chẳng cần biết con có bằng lòng hay không. Có lẽ ông ấy chưa rõ sự mầu nhiệm của tình yêu. Nhưng dù sao bác trai chẳng cố tình, con đừng buồn nữa nhé.

Tôi gật đầu, bác Châu lại thở dài:

- Con người có nhiều loại khác nhau, có người yếu đuối lãng mạn như một bài thơ, nhưng cũng có người cứng rắn, thô bạo như một bức họa phóng bút. Bác trai con ở vào trường hợp thứ nhì.

Tôi không suy nghĩ nói nhanh:

- Và bác ở trường hợp thứ nhất?

Bác Châu cười buồn:

- Thế à! Nhưng theo bác nghĩ thì dù là một bài thơ hay một bức họa nó đều có những ưu điểm riêng của nó.

- Bác là người đủ khả năng để thưởng thức bức họa đó.

Bác Châu nhìn tôi thật lâu, gật đầu nhẹ:

- Vâng, bác thấy không phải mình chỉ là người biết thưởng thức không mà còn thông cảm được nữa.

Tôi do dự một chút:

- Nhưng... con thấy bác trai không biết thưởng thức thơ văn chút nào cả.

Bác Châu im lặng. Một khoảng thời gian trống trôi qua chậm chạp. Chính trong khoảng thời gian đó tôi thấy mình thật gần gũi người bác đáng yêu này.

- Dù bác trai con không biết thưởng thức thơ, nhưng bác ấy cũng biết thích, biết yêu. Chúng ta không nên đòi hỏi quá nhiều, thế là được rồi phải không con?

- Nhưng dù sao con cũng muốn có người hiểu mình nhiều hơn.

- Điều đó thì nhất rồi?

- Vâng, vì vậy được hiểu hạnh phúc hơn được yêu nhiều.

Bác Châu ôm chặt đôi tay tôi. Một lúc thật lâu cả 2 đều không nói gì cả. Rồi bác Châu buồn buồn bảo tôi:

- Lệ Thu, nói thật bác cũng rất yêu con, bác có cảm giác con hiểu bác hơn cả con bác. Bác cũng mong có ngày con sẽ là dâu con của bác.

Tôi đứng dậy, mặt nóng ran, tảng lờ nhìn lên kệ sách và rút đại một quyển ra. Đó là quyển Vực Thẳm, tôi nói:

- Bác cho cháu mượn quyển này nhé?

- Cứ lấy xem đi, cuốn đó hay lắm?

Cầm quyển sách bước ra khỏi phòng bác Châu, lòng tôi ngổn ngang với bao tình cảm khó tả. Bác Châu nói đúng, bác Chương chẳng cố tình làm tôi khó thở trong ngôi nhà này, ông chỉ là một người hùng cô đơn.

Tôi không trở về phòng. Ánh nắng chứa chan ngoài cánh đồng thu hút tôi, tôi bước về phía bờ suối, tìm một tàn cây to ngồi xuống để thưởng thức quyển sách mới mượn. Nhưng chỉ mới bước được vài bước tôi lại đụng độ với Tú. Nhìn thấy tôi anh chàng có vẻ bối rối. Cái không khí ngỡ ngàng vẫn còn vây quanh chúng tôi. Hình như Tú định lánh đi nơi khác, tôi vội lên tiếng:

- Anh Tú!

Tú đứng lại, đôi chân trần lắm đất, chiếc áo vẫn còn khoác trên vai.

- Cái gì?

Tôi nói nhanh để phá tan vẻ ngượng ngập giữa chúng tôi, đồng thời để cho hắn rõ lập trường của tôi.

- Tôi nghĩ chúng ta cứ lánh mặt nhau mãi thế này chẳng phải là một biện pháp tốt phải không anh? Vả lại, không còn bao lâu tôi cũng rời khỏi đây rồi.

Nhìn vẻ mặt Tú đỏ bừng, tôi có cảm giác như hắn đang khó chịu.

- Xin lỗi cô, tôị.. tôi thật không ngờ làm cho cô buồn như vậy?

Chỉ nói được bấy nhiêu rồi hắn thở dài. Tất cả những điều hắn muốn tỏ bày tiếp có lẽ điều nằm gọn trong tiếng thở dài đó. Tôi chợt xúc động và liên tưởng đến hình ảnh ngày đầu tiên tôi ngủ quên trong rừng, lời đối thoại của Tú và Sao Ly trong ngày hôm ấy và mấy hôm trước bên bờ suối như những điệp khúc buồn. Mỗi người đều có những tình cảm riêng tư, dù tình cảm đó dành cho ai mặc lòng nhưng nếu mình cảm thấy đẹp thì nó vẫn đẹp như thường. Tôi phải kính trọng mối tình của Tú dành cho Sao Ly. Đột nhiên tôi lên tiếng:

- Anh Tú, anh cứ yên tâm, tôi hiểu anh và kính mến chị ấy vô cùng.

Tú ngỡ ngàng

- Ai?

Tôi trả lời thật thà:

- Chi. Sao Ly! Tôi biết anh yêu nàng, nếu tôi là con trai, có lẽ tôi cũng yêu nàng. Tôi chưa hề trông thấy người con gái nào lại đẹp tự nhiên như Sao Ly. Một vẻ đẹp như một khu rừng hoang, như một mảnh đất chưa được khai phá.

Mắt Tú chợt sáng, hắn nhìn tôi thật lâu rồi cúi nhìn xuống đất:

- Chỉ có cô là người hiểu được Sao Ly, phải chi ai cũng giống cô hết thì hay biết mấy.

- Để hiểu rõ mối tình của anh, phải không? Theo tôi anh cũng nên cố gắng tranh đấu tới cùng vì bên cạnh anh còn có bác gái, Phong và Diễm Chi thì tôi thấy cũng không có trở ngại, chỉ phiền là bác traị..

Tú cắt ngang:

- Ca? Sao Ly nữa, cô ấy cũng không hiểu được tình cảm của ngay chính cô ấy.

Nhìn ánh nắng lấp lánh trên cánh đồng, tôi nói:

- Rồi có một ngày cô ấy sẽ hiểu, anh hãy gắng đợi, chắc chắn ngày ấy cũng không xa đâu.

- Vâng, phải chờ đợi!

Có tiếng chen vào khiến chúng tôi giật mình! Thì ra là Phong. Phong đứng đấy, hai tay cho vào trong túi, anh chàng không biết từ ngõ ngách nào chui ra. Ánh mắt tinh nghịch nhìn tôi, Phong lắc đầu bảo:

- Cô Thu, cô bị ảnh hưởng nặng quá rồi!

Tôi trợn mắt:

- Cái gì?

- Cô bị ảnh hưởng ông Bạch quá nặng, nhìn cử chỉ cô, rồi nghe giọng của cô tôi có cảm giác như mình đang đối diện với một triết gia tí hon đấy chứ. Quay sang Tú, hắn vẫn không bỏ ánh mắt đùa cợt: - Anh Tú, anh ngu lắm. Tôi thấy cô Thu hơn Sao Ly của anh gấp trăm ngàn lần thế mà anh vẫn không nhìn ra.

Tôi giận dữ:

- Tôi mong anh đừng có đùa cợt một cách vô ý thức như vậy.

Tôi giận thật, nhất là khi nhìn gương mặt tinh quái đáng ghét của hắn. Tôi đâu phải là một món đồ vô tri đâu mà mặc tình để cho ai muốn đổi dời hay chọn lựa? Tú có quyền gì mà đắn đo cân nhắc số phận tôi chứ? Phong quay sang tôi, nụ cười bỡn cợt vẫn còn trên môi hắn:

- Xin lỗi, tôi lại làm chạm tự ái cô rồi. Nhưng tôi tức ông bố tôi quá mà, tại sao ông ấy cứ mãi lo lắng cho thằng con trai lớn mà bỏ bên thằng nhỏ thế này?

Tôi làm nghiêm:

- Anh Phong, tôi không thích nghe những lời đùa cợt vô duyên của anh.

Phong giả vờ thở dài:

- Thật tội nghiệp tôi biết chừng nào. Mỗi khi tôi nói thật người ta lại cứ tưởng tôi nói đùa, khổ thật. Nhưng cô Lệ Thu, không được cô ghé mắt xanh thì buồn thật. Nhưng tôi nhẫn nại lắm, tôi sẵn sàng chờ đợi, chờ đợi một ngày lấy được cảm tình của cô.

Tú đứng bên yên lặng. Mỗi lần đứng cạnh ông em là chàng câm như hến, mặc cho ông em ba hoa chích chòe. Nắng bắt đầu chói chang, cái nóng đè nặng dần trên cánh đồng Phong nhìn lên trời cao, rồi nhún vai:

- Các bạn định biến thành heo quay hay củ cải khô đâỷ - Tại sao không vào khu rừng kia cho đỡ nắng.

Phong đưa tay ra mời, tôi bắt đầu quên hết chuyện bực mình. Đi bên cạnh anh chàng ba hoa này cũng là một cái thú. Chia tay với Tú, chúng tôi bước về phía dòng suối. Khi đến rừng, bóng mát và gió làm tôi thật dễ chịu. Chúng tôi dừng lại, Phong lấy khăn tay chùi những giọt mồ hôi trên trán hộ tôi.

Phong đứng sát bên tôi đến đỗi tôi nghe thấy hơi thở của hắn lay nhẹ cả mấy sợi tóc lòa xòa trên trán tôi. Chợt tôi nghe nhói đau ở tay.

Nhìn xuống nào ngờ tay tôi đã ở trong tay của Phong hồi nào không biết. Có gì xúc động mạnh đã khiến Phong kéo tay tôi về phía ngực hắn, siết chặt. Bất giác, tôi vùng ra khỏi tay hắn và bỏ chạy về phía trước. Ngơ ngác, Phong hét to:

- Lệ Thu: Tôi đâu có làm gì cô đâủ - Đừng chạy, đợi tôi với!

Rồi hắn phóng người đuổi theo tôi. Tôi càng hoảng sợ chạy như điên, len lỏi qua hết gốc cây này đến dây leo no. Phong càng lúc càng theo sát tôi, miệng không ngớt phân bua:

- Đừng sợ, Lệ Thu! Hãy dừng lại không thì bị té bây giờ. Dừng lại nghe tôi nói cái này nè.

Mặc, tôi cứ cấm cổ chạy về phía bờ suối, nhưng bước chân đã thấy nặng nề, hơi thở tôi cứ dồn dập, cuối cùng thì Phong cũng đã đuổi kịp, hắn vồ tôi, nắm được tay tôi cả hai cùng đứng lại. Phong vừa thở hổn hển vừa nói:

- Bây giờ bắt được Thu rồi, tôi không buông ra đâu. Tôi muốn xé nát cô ra rồi ăn tươi nuốt sống mới hả lòng.

- Tôi đố anh đấy!

- Thật chơi?

Tôi hét lên:

- Buông ra, có người đi tới kìa.

Phong buông tôi ra, tôi thừa cơ hội thoát nhanh về phía dòng suối, vừa chạy vừa thở. Phong lại đuổi theo. Đến bờ suối đứng lại, hắn dọa:

- Cô đừng đắc ý, rồi sẽ có ngày tôi sẽ phục hận, tôi mà không chế ngự được cô tôi không phải là tôi nữa.

Tôi cười lớn rồi chạy băng xuống dòng suối, nhưng vừa được mấy bước là tôi ngạc nhiên dừng chân lại. Trước mắt ở lùm cây không xa, có một người đàn ông tay cầm màu, tay cầm bút đang say sưa vẽ. Người họa sĩ mà tôi đã có lần làm mất cảm hứng của hắn.

Phong đuổi theo tôi và đã giữ được tôi. Chỉ về phía trước tôi nói:

- Đừng ồn, người ta đang vẽ kìa. Anh biết ông họa sĩ đó không? Có một lần tôi gặp ông ấy trốn ở đây để vẽ.

Phong nhìn ra trước rồi buông tay tôi ra:

- À, hắn là Á Nam đấy.

Á Nam? Cái tên thật quen thuộc. Đúng rồi! Hắn chính là giáo viên dạy ở trường ông Bạch. Không ngờ một ngôi trường nhỏ hẻo lánh lại có bao nhiêu tài hoa.

Phong nắm tay tôi nói:

- Đừng sợ, Lệ Thu! Hãy dừng lại không thì bị té bây giờ. Dừng lại nghe tôi nói cái này nè.

- Chúng ta đến xem ông ấy vẽ đi!

Chúng tôi cùng tiến tới. Á Nam say sưa quét màu lên khung giấy, hình như hắn không chú ý đến sự hiện diện của chúng tôi. Mãi đến lúc chúng tôi đến trước mặt, hắn mới khẽ liếc sang tôi với Phong một cái rồi lại tiếp tục công việc. Phong giật nhẹ tà áo tôi, thế là chúng tôi bước tới sau lưng hắn thưởng thức tài nghệ của chàng họa sĩ ẩn danh. Phong bảo:

- Đừng quấy rầy, ông ấy mà mất hưng là không vẽ gì được

Tôi nhìn vào khung giấy. Trên bức họa đang dở có nhiều ngọn núi màu xanh, nhạt đậm không đều, một khu rừng cây, bờ suối, đá tảng tất cả là những nét còn ướt màu nên không rõ lắm. Tôi hỏi khẽ Phong:

- Anh thấy ông Nam vẽ thế nào?

Phong cũng trả lời thật nhỏ:

- Hắn lại thất bại nữa rồi.

Á Nam đột nhiên vứt bút, quay lại nhìn chúng tôi, bất mãnh:

- Trời nóng quá, tôi vẽ không được.

Đưa tay vuốt những giọt mồ hôi trên trán, bàn tay lấm sơn quẹt một vệt xanh trên đấy trông thật buồn cười. Á Nam lại tiếp:

- Lần sau, có lẽ tôi chỉ nên vẽ vào lúc sáng sớm mà thôi.

Phong nói giễu cợt:

- Và lần sau nữa, có lẽ buổi chiều mới giúp ông hoàn thành được bức vẽ.

Rồi Phong kéo tay tôi dắt đi tránh chỗ khác bỏ mặc Nam hý hoáy với tác phẩm của mình.

Tôi trách Phong:

- Anh tàn nhẫn với ông Nam lắm.

- Ba năm trước, Á Nam đến đây với một xách tay nhỏ và giá vẻ, hắn ghé thăm ông hiệu trưởng Bạch xin một chỗ dạy, bảo là những bánh xe trong thành phố đã nghiền nát cảm hứng hội họa của hắn vì vậy hắn muốn đến đây ở để tìm không khí thích hợp cho viếc. phát triển nghệ thuật. Ông Bạch bằng lòng và cho hắn dạy hội họa tại trường. Từ đó mỗi ngày hắn vác giá vẽ ra đồng ngồi vẽ, nhưng mãi đến nay vẫn chưa có một bức họa nào thành hình.

Tôi mở mắt ra nhìn Phong, lại mội khám phá mới. Con người đi bên cạnh tôi không phải chỉ thích bông đùa riễu cợt mà hắn còn có cả một bản tính cương quyết, biết xét đoán.

- Anh vừa mới chích cho ông ấy một mũi kim đau, chắc chắn từ nay ông ta sẽ khỏi bệnh.

Chúng tôi tiếp tục bước, qua khỏi cánh rừng và cánh đồng cỏ, rẽ vào khu rừng trúc, tôi hỏi:

- Anh Phong, anh định sau này sẽ làm gì?

Phong đứng lại nhìn tôi, gương mặt lắm đăm chiêu không một nụ cười, hắn đáp:

- Ngành tôi đang học là ngành địa chất, tôi thích môn học thực dụng đó. Tôi không thích sống chỉ để mơ ước chuyện xa vời, nhưng cũng không thể không có lý tưởng, tối thiểu ta phải làm tròn trách nhiệm của mình.

- Anh không thích nổi danh à?

Tôi hỏi, Phong ngẫm nghĩ một lúc, nói:

- Nỗi danh? Trong mười người nổi danh thì hết chín người là có cuộc sống không thực tế. Muốn là người chính danh, nghĩa là không phải loại hữu danh vô thực thì không dễ dàng gì.

Chưa bao giờ tôi lại xúc động như vậy, đây không phải là một Phong tầm thường mà tôi thường khinh rẽ. Hắn có một chiều sâu được ngụy trang kỹ, nếu không bước vào là không thể nào khám phá ra được. Bất giác tôi như người ngớ ngẩn. Mãi đến lúc Phong cười hỏi:

- Lệ Thu nhìn gì mà nhìn dữ vậy?

Tôi chợt tỉnh:

- Anh...

- Tôi thì sao?

- Không giống Phong tôi gặp mỗi ngàỵ..

Phong cười nắm lấy tay tôi:

- Thôi về, rồi thời gian càng dài, Thu càng hiểu rõ tôi hơn.

Chúng tôi nắm tay nhau bước về khu nhà trầm mặc.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-12)